Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 12 - Chủ đề 1
Giáo án giáo dục hướng nghiệp lớp 12 bài 1
Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 12 - Chủ đề 1 là giáo án điện tử lớp 12 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức soạn bài trước khi lên lớp, giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả, dễ lĩnh hội kiến thức hơn. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án hướng nghiệp lớp 12 - Chủ đề hoạt động tháng 9
Bài 1: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
A. Mục tiêu giáo dục:
- Hs thấy được thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.
- Biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về nhu cầu của thị trường lao động trong nước cũng như ở địa phương mình.
- Chú ý sự phát triển ngành nghề ở một số địa phương đang cần nhiều nhân lực để học nghề.
B. Cách thức tổ chức
- Thảo luận và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của năm cuối.
- Diễn đàn vai trò của thanh niên học sinh trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và địa phương.
C. Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (45 phút).
Nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010
1. Mục tiêu tổng quát của chiến lược gồm nội dung sau:
+ Đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
+ Nâng cao chất lượng nguồn lực con người.
+ Tạo nền tảng 2020 nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược.
GV: Hãy xác định nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược đó?
HS: Thảo luận trả lời: Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn.
GV hỏi: “Rút ngắn” có thể hiểu như thế nào?
HS trả lời: Tận dụng và áp dụng những thành quả khoa học, kỹ thuật công nghệ của các nước phát triển và của thế giới, qua đó đưa đất nước tiến kịp trình độ của thể giới, gọi là “đi tắt đón đầu”.
GV cho HS thảo luận nhóm nhằm hiểu các đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta.
GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ, các nhóm thảo luận theo những câu hỏi tương ứng, thời gian thảo luận 5 phút.
Câu 1: Vì sao CNH phải đi đôi với CNH?
Câu 2: Em hiểu CNH theo định hướng XHCN là thế nào?
Câu 3: Em hiểu CNH của đất nước ta là CNH sinh thái là gì?
Câu 4: “Chuyển kinh tế nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, vừa đưa một số lĩnh vực sản xuất đi vào kinh tế tri thức” có thể được hiểu là gì?
HS thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét, kết luận về đặc điểm của quá trình CNH ở nước ta.
* Đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta.
- Công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá.
- Công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp hoá của ta là công nghiệp hoá sinh thái.
- Kết hợp hai quá trình: Vừa chuyển kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, vừa đưa một số lĩnh vực sản xuất vào kinh tế tri thức.
3. Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010
GV: Theo em cần xác định những mục tiêu đó là gì?
HS: Thảo luận trả lời, giáo viên bổ sung, chuẩn kiến thức:
- Bảo đảm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển của nước công nghiệp.
- Chú trọng cải thiện đời sống trong nhân dân.
- Giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng nhân lực.
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Phát triển các lĩnh vực công nghệ cao.
GV: Những ngành công nghệ nào được xem là công nghệ cao?
HS: Thảo luận trả lời:
+ Công nghệ thông tin.
+ Công nghệ sinh học.
+ Công nghệ tự động hoá.
+ Công nghệ vật liệu.
- Mở rộng hệ thống giao thông, nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn.
GV: Theo em cần quan tâm đến những hệ thống giao thông nào?
HS: Suy nghĩ - dựa vào hiểu biết trả lời:
+ Mở thêm tuyến đường sắt.
+ Tăng năng lực vận tải biển.
+ Xây dựng các tuyến nối đường biên giới.
+ Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn.
Hoạt động 2: (45 phút)
Định hướng phát triển các ngành.
1. Nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn
Phương hướng chung là:
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, hình thành nền nông nghiệp hàng hoá.
- Tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.
- Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
2. Công nghiệp – xây dựng
GV: Theo em muốn đẩy mạnh ngành công nghiệp cần đi sâu vào các ngành nào?
HS: Thảo luận trả lời (GV phát phiếu học tập)
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp
- Xây dựng cơ sở công nghiệp nặng.
- Phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao- cơ sở công nghiệp quốc phòng.
- Phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp cao.
3. Dịch vụ
- Hình thành trung tâm thương mại lớn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
- Hiện đại hoá dịch vụ bưu chính- viễn thông.
- Đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ.
Hoạt động 3: (10 phút)
Định hướng phát triển các khu vực.
GV: Theo em cần có định hướng phát triển các khu vực gì?
HS: Dưới sự hướng dẫn của gv, trả lời
1. Khu vực đô thị (d.chứng)
2. Khu vực nông thôn đồng bằng (d.chứng)
3. Khu vực nông thôn trung du miền núi (d.chứng)
4. Khu vực biển và hải đảo (d.chứng)
Hoạt động 4: (15 phút)
Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu ngay trên cơ sở địa phương của mình - đưa vấn đề thảo luận - trả lời theo các câu hỏi:
Vùng Đức Thọ - miền núi kinh tế còn chậm phát triển, đời sống còn khó khăn (d.chứng)
- HS xác định thế mạnh kinh tế ở địa phương.
- Từ đó đặt ra yêu cầu nhân lực của tỉnh, huyện là gì?
D. Đánh giá
GV: Bài học giúp cho em hiểu biết gì?
- Cho học sinh tóm tắt lại 3 nội dung của bài học
GV: Nhận xét tinh thần chung của lớp - từng cá nhân, cho điểm hoặc nhắc nhở động viên.
* Dặn dò: - Lớp trưởng nghiên cứu bài 2 những điều kiện để thành đạt trong nghề chuẩn bị cho hôm sau học.