Giáo án lớp mầm (3 - 4 tuổi): Tại sao vòi của con voi lại dài nhỉ?

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án lớp mầm (3 - 4 tuổi): Tại sao vòi của con voi lại dài nhỉ?

Giáo án lớp mầm (3 - 4 tuổi): Tại sao vòi của con voi lại dài nhỉ? được trình bày chi tiết, khoa học theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD & ĐT sẽ giúp quý thầy cô có bài dạy đạt hiệu quả. Mời quý thầy cô download về tham khảo, tài liệu hoàn toàn miễn phí.

Giáo án lớp mầm (3 - 4 tuổi): To hơn - Nhỏ hơn

Giáo án lớp mầm (3 - 4 tuổi): Cây táo của anh em nhà chuột

Chủ đề: Động vật sống trong rừng

Đề tài: Tại sao vòi của con voi lại dài nhỉ?

Lớp: Mầm

I. Mục đích yêu cầu:

  • Trẻ biết được một số đặc điểm, đặc trưng rõ nét của con Voi (hình dáng bên ngoài, cấu tạo vận động…)
  • Rèn luyện khả năng phán đoán, óc quan sát, khả năng chú ý.
  • Hiểu rõ thêm một số khái niệm: to - nhỏ, dài - ngắn, mẹ - con.
  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua quan sát, trò chuyện, đọc diễn cảm thơ “Con vỏi, con voi”.
  • Thông qua nội dung bài giáo dục, trẻ yêu quý các loài động vật quý hiếm.

II. Chuẩn bị:

  • Một cái thùng catton
  • Hình tròn to, nhỏ và các chi tiết rời của con voi
  • Băng hình về các hoạt động của con voi
  • Nhạc: “Kìa con voi”
  • Bao tay làm cá sấu.

III. Tiến trình hoạt động:

HĐ 1:

  • Cô cho xuất hiện “chiếc hộp bí mật”
  • Cô dán lên cái thùng một hình tròn → cho trẻ đoán và tưởng tượng với hình tròn.
  • Cô dán một hình tròn nhỏ hơn bên trong, tiếp tục cho trẻ đoán.
  • Cô dán thêm mình, tai cho trẻ đoán xem giống con vật nào?
  • Cô hỏi trẻ: Tại sao các con đoán là con vật…(dựa vào kinh nghiệm của trẻ để mô tả đặc điểm con vật)
  • Có thể cho trẻ cùng vận động minh họa các đặc điểm đặc trưng sau khi trẻ đoán.
  • Khi trẻ phát hiện con voi, cô gợi hỏi trẻ con voi còn thiếu các gì? (Trẻ phát hiện thiếu cái vòi)
  • Cô gợi hỏi trẻ về đặc điểm của vòi voi dài hay ngắn?

HĐ 2:

  • Cô kể cho trẻ nghe trích đoạn về chuyện “Cái vòi voi”
  • Cô cho trẻ đọc thơ “Con vỏi con voi”
  • Trẻ được đọc thơ và kết hợp vận động minh họa.

HĐ 3:

  • Cô cho trẻ xem video về các họat động của Voi. (Xen kẽ cô đặt tình huống gợi hỏi, giúp trẻ tìm hiểu thêm về các họat động và cách thức vận động của voi)
  • Cô có thể gợi ý cho trẻ nói về con voi có thể làm xiếc…

Kết thúc: Vận động theo nhạc bài “Kìa con voi”


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!