Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 8: Nhật Bản
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 bài 9
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Qua bài này giúp học sinh nắm được:
- Nguyên nhân dẫn đến cục diện chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
- Hiểu khái niệm "chiến tranh lạnh".
- Phân tích những hậu quả của tình trạng chiến tranh lạnh.
2. Về tư tưởng:
- Nhận thức rõ mặc dù hoà bình thế giới được duy trì nhưng trong tình trạng chiến tranh lạnh.
- Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, nhân dân ta phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, góp phần to lớn vào cuộc chiến tranh vì hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
3. Về kĩ năng:
- Quan sát, khai thác lược đồ và tranh ảnh..
- Các kĩ năng tư duy phân tích các sự kiện, khái quát tổng hợp những vấn đề lớn.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ thế giới và một số tranh ảnh tư liệu liên quan.
- Một số tranh ảnh có liên quan.
- Các tài liệu tham khảo.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm ta bài cũ:
* Câu hỏi: Sự phát triển kinh tế Nhật từ 1952 -1973? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
3. Dẫn dắt vào bài mới
4. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV và HS |
Kiến thức cơ bản |
TG |
* Hoạt động 1: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại khái niệm Tây Âu và Đông Âu? - HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời. - Gv nhận xét, bổ sung * Hoạt động 2: cả lớp - GV đặt câu hỏi: Vậy ,mâu thuẫn giữa phe Đồng minh bắt nguồn từ đâu? Từ phía nào? - HS chú ý theo dõi SGK tìm ra những nguồn gốc của mâu thuẫn. Một HS được GV chỉ định sẽ trình bày. - GV đặt tiếp câu hỏi: Để thực hiện mưu đồ chống LX của mình, Mĩ đã có những hành động gì? LX phải đối phó ra sao và hậu quả của nó đưa lại là gì? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân - GV hỏi: Chiến tranh lạnh là gì? - HS suy nghĩ và trả lời. - Gv chốt ý và giải thích:
|
I. Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh. - Sau CTTG thứ hai, quan hệ Đồng minh trong chiến tranh đã chuyển thành mâu thuẫn đối đầu giữa 2 khối Đông - Tây. - Mâu thuẫn này bắt nguồn từ tham vọng và âm mưu bá chủ thế giới của Mĩ. + Năm 1947, học thuyết Tơruman được công bố khởi đầu chính sách chống LX, khởi đầu chiến tranh lạnh. + Hậu quả; tạo sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa LX và Mĩ. + 10/1949, LX và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị ở châu Âu.
Năm 1949, Mĩ thành lập khối quân sự NATO (North Atlantic Treaty Organization) nhằm chống lại LX và ĐÂ. Năm 1955, LX và các nước Đâu thành lập khối Vácsava để phòng thủ. Cục diện 2 phe đựơc xác lập, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. - Khái niệm: Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang giữa hai phe đế quốc chủ nghĩa và XHCN mà đứng đầu là hai nước Liên Xô và Mĩ. II. Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ. (GT) |
5. Sơ kết bài học
Củng cố:
Sau CTTG thứ hai, quan hệ quốc tế có nhiều biến động phức tạp chia ra các giai đoạn:
- Từ CTTG thứ hai đến những năm 70: Mâu thuẫn Đông – Tây gay gắt, chiến tranh lạnh căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi.
- Khúc dạo đầu của chiến tranh lạnh: Học thuyết Tơruman, kế hoạch Mácsan, khối NATO thành lập.
Dặn dò: HS học bài cũ,đọc trước bài 10, tìm hiểu một số thành khoa học – công nghệ hiện đại.