Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1950) (tiết 1)
Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1950) (tiết 1) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản
- Hiểu được nguyên nhân nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
- Trình bày được nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
- Trình bày được diễn biến của cuộc chiến đấu trong các đô thị. Ý nghĩa của nó.
- Biết được sự chuẩn bị mọi mặt của ta cho cuộc kháng chiến lâu dài.
2/ Tư tưởng: Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp, niềm tự hào về tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập cho tổ quốc. Củng cố niềm tin vào Đảng và Hồ chủ tịch.
3/ Kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá và rút ra những nhận định lịch sử
- Sử dụng bản đồ, lược đồ và tranh ảnh lịch sử
II. Thiết bị – tài liệu dạy học
- Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Trinh.
- Ảnh “chiến sỹ quyết tử Hà Nội ôm bom ba càng đánh xe tăng Pháp”
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ: Nội dung của HĐ sơ bộ 6/3/1946. Ý nghĩa?
- Dẫn nhập vào bài mới:
- Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
HĐ1 - Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc?
Gv phân tích về hành động của Pháp. - 20 -11 -46 Pháp giành quyền thu thuế ở Hải phòng => gây xung đột với lực lượng vũ trang của ta → 24 -11 bắn đại bác vào các khu phố → 27 -11 chiếm đóng HP
HĐ 2 GV: Đường lối kháng chiến của Đảng đc thể hiện trong những văn kiện nào? HS: Trả lời
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chông Pháp của Đảng? + Toàn dân + Toàn diện + Trường kỳ + Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
Thể hiện tính chính nghĩa và tinh thần nhân dân sâu sắc
HĐ3 - Mục đích cuộc chiến đấu của ta ở các đô thị và Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến - Vây hãm, giam chân địch dài ngày trong các đô thị, làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, tạo điều kiện cho ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài - Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội đã diễn ra như thế nào? - Học sinh dựa vào sgk để trả lời
|
I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. 1/ Thực dân Pháp bội ước - Sau khi ký hiệp định sơ bộ và tạm ước, Pháp có những hành động bội ước và khiêu khích ta. Ở Nam bộ, nam trung bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội.... - 18/ 12/ 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp → hành động của Pháp ta chỉ có 1 con đường cầm vũ khí đứng lên k/c
2/ Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. -Ngày 12-12-1946 ban thường vụ TW Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” - Hội nghị bất thường của ban thường vụ TW Đảng từ 18 – 19/12/1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc - 19/12/1946 Thay mặt TW Đảng và chính phủ chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến”. - Ngày 21-12-1946 Bác Hồ gửi thư đến nhân dân VN, nhân dân Pháp và nhân dân các nước Đồng minh. - Từ tháng 3-1947 đến tháng 9-1947 ra tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” giải thích về đường lối kháng chiến. Những văn kiện lịch sử trên thể hiện đường lối kháng chiến của Đảng ta. “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế” II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài 1/ Cuộc chiến đấu ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến 16. - Trong những tháng đầu kháng chiến toàn quốc, cuộc chiến đấu của nhân dân ta diễn ra ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến 16 + Tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Hà Nội (2 tháng) Ý nghĩa: Đánh bại âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của ta ở Hà Nội và tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta ở các thành phố – thị xã. Vây hãm và làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch → Tạo điều kiện cho ta chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài 2/ Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.(GT) |
IV. Kết thúc bài học.
- Củng cố: theo câu hỏi SGK
- Dặn dò: