Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 2)
Giáo án môn GDCD lớp 6
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 3: Tiết kiệm
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
a.Thế nào là siêng năng?Trái với siêng năng là gì? Cho ví dụ?
b.Thế nào là kiên trì?Trái với kiên trì là gì? Cho ví dụ?
3. Giới thiệu bài mới:
GV sơ lược phần học trước, dẫn dắt HS vào phần tiếp theo của bài học.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động dạy và học | Kiến thức cơ bản cần đạt | ||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1 Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nội dung sau: 1. Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập? 2.Tìm biểu hiện siêng năng trong lao động?. 3. Tìm những câu tục ngữ , ca dao , danh ngôn nói về siêng năng, kiên trì? HS: Thảo luận, nhận xét, bổ sung, GV chốt lại. GV bổ sung những câu tục ngữ , ca dao , danh ngôn nói về siêng năng, kiên trì: “Sắt không dùng sẽ bị gỉ” “Nước không chảy không trong” “Mưa dầm thấm lâu” “Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi” “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Hoạt động 2 Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện siêng năng, kiên trì Gv yêu cầu Hs nhắc lại quan niệm về siêng năng của Bác Hồ. Rồi đặt câu hỏi: 1. Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào?
2. Em hãy nêu cách rèn luyện của bản thân trong học tập, lao động và các hoạt động khác?
Hoạt động 3 Luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập b, c SGK/7. Làm bài tập sách bài tập. GV hướng dẫn HS lập ra phương hướng, kế hoạch rèn luyện siêng năng, kiên trì:
|
2. Ý nghĩa: - Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 3. Cách rèn luyện: - Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể: + Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập.. + Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc. + Trong các hoạt động khác: (kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chống TNXH, bảo vệ môi trường...) III. Bài tập: - Bài tập b, c |
5. Củng cố - Dặn dò:
- Vì sao phải siêng năng kiên trì? Cho ví dụ?
- Những biểu hiện cụ thể của siêng năng kiên trì là gì?
- Siêng năng kiên trì giúp chúng ta những gì?
- Cách rèn luyện siêng năng, kiên trì?
- Chuẩn bị bài học Tiết kiệm
- Tìm hiểu truyện đọc “Thảo và Hà”