Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 29

Admin
Admin 08 Tháng hai, 2022

Giáo án lớp 6 môn Âm nhạc sách KNTTVCS

Tìm Đáp Án xin giới thiệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 29. Đây là mẫu giáo án giảng dạy môn Âm nhạc lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Mời quý thầy cô tải về để soạn bài chuẩn bị cho chương trình sách mới.

Lưu ý : Đây chỉ là một phần của Tài liệu. Các thầy cô không thấy nút tải, vui lòng kéo xuống xuống dưới để tải về chi tiết trọn bộ tài liệu.

Giáo án môn Âm nhạc 6 

CHỦ ĐỀ 7: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI

Tiết 29 - Lí thuyết âm nhạc: Các bậc chuyển hóa, dấu hóa

- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được kí hiệu các bậc chuyển hóa, dấu hóa. Hiểu được tác dụng của dấu hóa, bậc chuyển hóa

- Đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 5

2. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Năng lực đặc thù:

+ Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 3/4

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện tính chăm chỉ, trách nhiệm trong việc tự học và tham gia các hoạt động học tập cùng các bạn

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: GSK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước nội dung các bậc chuyển hóa, dấu hóa và Bài đọc nhạc số 5

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS xem video, hát và vận động theo yêu cầu

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

GV mở nhạc cho học sinh nghe và yêu cầu HS đoán giai điệu câu hát: GV đàn giai điệu một câu hát bất kì trong bài Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng. HS nghe và hát lại câu hát đó.

GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

* Kiến thức 1: Lí thuyết âm nhạc

a. Mục tiêu: HS có thể cảm nhận được độ cao của các âm. HS có thể hiểu biết được các bậc chuyển hóa và dấu hóa.

b. Nội dung: HS nghe âm thanh trên đàn

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

- Gv đàn 7 nốt nhạc của hàng âm tự nhiên. Yêu cầu hs lắng nghe và cảm nhận

- Gv đàn một vài nốt nhạc bất kì trong đó có bậc chuyển hóa.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe và cảm nhận, hs nêu nhận xét sau khi nghe

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các học sinh khác đưa ra câu trả lời khác.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, gợi mở vào nội dung các bậc chuyển hóa và dấu hóa

Từ hoạt động nghe âm thanh trên đàn và cảm nhận độ cao của các âm trong các ví dụ trên, HS đọc SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Thế nào là bậc chuyển hóa?

- GV đàn nét giai điệu ô nhịp đầu tiên của Bài đọc nhạc số 2 (tr.25 SGK).

- GV yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần đàn. Sau đó trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là dấu hóa?

+ Có các loại dấu hóa nào?

- GV giới thiệu về dấu hóa theo khóa và dấu hóa bất thường

- GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ trong một số bài hát hoặc bài đọc nhạc trong SGK có các loại dấu trên

- Học lắng nghe và trả lời câu hỏi

- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét và củng cố lại kiến thức cần ghi nhớ.

- GV giới thiệu về dấu hóa theo khóa và dấu hóa bất thường :

- Dấu hóa theo khóa ( đặt sau khóa nhạc): Có tác dụng với tất cả các nốt nhạc trong toàn bộ bản nhạc ( trừ trường hợp có sự thay đổi dấu hóa ở các đoạn khác nhau của bản nhạc)

- Dấu hóa bất thường (đặt trước nốt nhạc): Chỉ có tác dụng với nốt nhạc đứng sau nó và trong phạm vi của ô nhịp đó.

1. Nghe âm thanh trên đàn và cảm nhận độ cao của các âm

2: Tìm hiểu các bậc chuyển hóa và dấu hóa

a. Bậc chuyển hóa

- Khái niệm: Mỗi bậc âm cơ bản khi nâng cao hoặc hạ thấp được gọi là các bậc chuyển hóa và được kí hiệu bằng các dấu hóa

b. Dấu hóa

- Dấu hóa là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của các nốt nhạc trong bản nhạc. Dấu hóa thường đặt sau khóa nhạc hoặc trước nốt nhạc

- Có ba loại dấu hóa thường dùng:

+ Dấu thăng (#): làm tăng độ cao của nốt nhạc lên nửa cung

+ Dấu giáng: làm giảm độ cao nột nhạc lên nửa cung

+ Dấu bình: Hủy bỏ tác dụng của dấu thăng hoặc dấu giáng

c. Cách sử dụng dấu hóa

...................

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo Giáo án môn Toán 6, giáo án môn Văn 6, Giáo án môn Sinh lớp 6,....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm