Giáo án Địa lý lớp 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Giáo án điện tử môn Địa lớp 9
Giáo án Địa lý 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống
- Giáo án Địa 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư theo Công văn 5512
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.
- Phân biệt được các loại hình. quần cư thành thị và nông theo chức năng và hình thái quần cư.
- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta.
2. Kĩ năng:
Biết phân tích bảng số liệu về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ, các bảng số liệu và bài viết để rút ra một số đặc điểm về mật độ dân số, sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư và quá trình đô thị hóa ở nước ta.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước về phân bố dân cư.
- Giải quyết vấn đề: Giải quyết mâu thuẩn giữa việc phát triển đô thị với việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ / ý tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin.
3. Thái độ: Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Bảng số liệu mật độ dân số các quốc gia.
- Tranh ảnh về nhà ở, sinh hoạt, sản xuất của một số loại hình quần cư ở Việt Nam.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày sự gia tăng dân số ở nước ta. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn như thế nào?
- Nêu đặc điểm cơ cấu dân số nước ta. Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta có ý nghĩa gì?
3. Bài mới:
Sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì? Đó là những nội dung quan trọng chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
+ Hoạt động 1: Mật độ dân số và sự phân bố dân cư - Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ. - Hs đọc nội dung mục 1, kết hợp quan sát lược đồ/ bản đồ “Phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam” và vốn hiểu biết: - Cho biết mật độ dân số nước ta vào loại cao hay thấp trên thế giới? - Nêu nhận xét sự phân bố dân cư nước ta. - Tìm trên lược đồ khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2, từ 101 – 500, 501 – 1000 và trên 1000. - Giải thích sự phân bố dân cư. - So sánh tỉ lệ dân cư giữa nông thôn và thành thị. - Hs thảo luận cặp đôi - đại diện trình bày - Gv tóm tắt và chuẩn kiến thức. - Em biết gì về chính sách của Đảng trong sự phân bố lại dân cư? + Hoạt động 2:Các loại hình quần cư - Thảo luận 4 nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn. - Quan sát lược đồ các tranh ảnh về quần cư. - Quần cư nông thôn có đặc điểm gì? - Ở nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? Vì sao? - Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết? - Quan sát (hình 3.1) - Quần cư đô thị phân bố ở đâu? Đặc điểm. - Ở thành thị hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? Vì sao? - Nêu đặc điểm của quần cư thành thị ở nước ta? - Sự khác nhau về hoạt động kinh tế, cách bố trí nhà giữa nông thôn và thành thị như thế nào? - Địa phương em thuộc loại hình nào? - Quan sát hình 3.1. Hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích? + Hoạt động 3: Đô thị hóa - Qua số liệu ở bảng 3.1: - Nêu nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? - Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? - So với thế giới đô thị hoá nước ta như thế nào? - Việc tập trung quá đông dân vào các thành phố lớn gây ra hiện tượng gì? - Quan sát lược đồ phân bố dân cư để nhận xét về sự phân bố của các thành phố lớn. - Hãy lấy dẫn chứng về sự quá tải này. - Kể tên một số thành phố lớn nước ta? - Lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố? |
I. Mật độ dân số và sự phân bố dân cư + Mật độ dân số: - Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao trên thế giới. Năm 2003 là 246 người/km2
+ Sự phân bố dân cư: - Phân bố không đều. * Đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. (Đbs Hồng 1192 người/km2, TP HCM 2664 người/km2, HN 2830 người/km2) *Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên. - Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn 26% ở thành thị (2003) II. Các loại hình quần cư 1. Quần cư nông thôn - Nhà cửa, thôn xóm trải rộng theo không gian. - Mật độ dân số thấp. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông lâm, ngư nghiệp.
2. Quần cư thành thị - Chủ yếu ở đồng bằng ven biển. - Mật độ dân số cao, nhà cửa san sát. - Các đô thị của nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ ,… - Là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá, khoa học kĩ thuật. III. Đô thị hoá
- Tỉ lệ dân thành thị thấp. - Quá trình đô thị hóa tăng nhanh. - Qui mô đô thị vừa và nhỏ. - Trình độ đô thị hoá chưa cao.
|
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
* Tổng kết:
- Dựa vào hình 3.1 cho biết tình hình phân bố dân cư của nước ta.
- Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta.
- Học bài và hoàn thành vở bài tập.
* Hướng dẫn học tập: Làm bài tập 3 trang 14 sgk.
Chuẩn bị bài 4: Lao động và việc làm - chất lượng cuộc sống
- Đặc điểm nguồn lao động.
- Vấn đề sử dụng nguồn lao động ở nước ta.
- Tình hình chất lượng cuộc sống người dân và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống.