Giáo án Địa lý lớp 7 bài 48: Thiên nhiên Châu Đại Dương

Admin
Admin 22 Tháng mười hai, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 48: Thiên nhiên Châu Đại Dương được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập chương 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 49: Dân cư kinh tế Châu Đại Dương

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần.

1. Kiến thức:

  • Biết tên, vị trí địa lí của bốn nhóm đảo thuộc vùng đảo Châu Dương.
  • Hiểu được đặc điểm về tự nhiên của lục địa Ôx-trây-li-a và các nhóm đảo thuộc Châu Đại Dương.

2. Kĩ năng: Biết quan sát, phân tích các bản đồ, biểu đồ tranh ảnh đeer nắm được kiến thức.

3. Thái độ:

  • Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Các thiết bị dạy học cần thiết:

  • Bản đồ Châu Đại Dương.
  • Một số ảnh về cảnh quan tự nhiên.

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực?

  • Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng Cực Nam.
  • Khí hậu: Quanh năm lạnh giá nhiệt độ tháng nóng nhất -10oC, tháng lạnh nhất -70oC, -80oC, băng tuyết bao phủ quanh năm.
  • Là khu vực hoạt động của gió Đông Cực, gió tín phong từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc trên 60km/ giờ
  • Địa hình gồm hai tầng: Tầng đá gốc ở dưới, lớp băng phủ rất dày ở trên.
  • Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, thực vật không mọc được, động vật nghèo nàn sống ở ven biển.
  • Lục địa Nam cực có nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn.

3. Bài mới:

Nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông, Châu Đại Dương có tổng diện tích hơn 8,5 tr km2, gồm lục địa Ôx-trây-lia và vô số đảo lớn nhỏ, khí hậu nóng ẩm, điều hoà, cây cối xanh quanh năm đã biến các đảo của Châu Đại Dương thành “thiên đàng xanh” giữa biển cả mênh mông.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Hướng dẫn hs quan sát bản đồ Châu Đại Dương, kết hợp với quan sát H48.1 SGK.

? Hãy xác định vị trí của lục địa Ôx-trây-li-a và các đảo lớn?

- HS: Xác định trên bản đồ tự nhiên. Nằm ở phía tây của kinh tuyến 180o là lục địa Ôx-trây-li-a và các đảo lục địa Niu-di-lân, Pa-pua-niu-ghi-nê ....

? Xác định các nhóm đảo lớn ở Châu Đại Dương?

- HS: Xác định trên bản đồ.

+ Nhóm đảo Mê-la-nê-di nằm ở phía bắc và đông bắc của lục địa Ôx-trây-li-a, là những đảo núi lửa.

+ Mi-crô-nê-di: Nằm ở phía bắc và đông bắc Mê-la-nê-di là những đảo san hô.

+ Pô-li-nê-di: Ở phía đông của kinh tuyến 180o là những đảo núi lửa và đảo san hô.

- GV: Vị trí nằm giữa Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương chịu ảnh hưởng rất lớn của những cơn bão đặc biệt là những cơn bảo nhiệt đới. Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương thường xuyên có những trận động đất , núi lửa phun, sóng thần.

? Dựa vào bản đồ xác định vị trí của hai trạm Gu-am và Nu-mê-a?

- HS: Gu-am nằm ở vĩ độ 15oB, Nu-mê-a nằm gần chí tuyến nam.

THẢO LUẬN NHÓM

? Quan sát H48.2 đọc và phân tích nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm, rút ra nhận xét về khí hậu của các đảo ở Châu Đại Dương?

- HS: Thảo luận luận và báo cáo kết quả.

* Trạm Gu-am:

+ Nhiệt độ tháng cao nhất: ≈ 28oC

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất: ≈ 25oC

→ Biên độ dao động nhiệt: ≈ 3oC

+ Lượng mưa cao nhất: ≈ 380 mm

+ Lượng mưa thấp nhất: ≈ 60 mm

→ Lượng mưa lớn phân bố tương đối đồng đều trong năm.

* Trạm Nu-mê-a:

+ Nhiệt độ tháng cao nhất: ≈ 27oC

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất: ≈ 20oC

→ Biên độ dao động nhiệt: ≈ 7oC

+ Lượng mưa cao nhất: ≈ 180 mm

+ Lượng mưa thấp nhất: ≈ 50 mm

→ Lượng mưa tương đối lớn phân bố tương đối đồng đều trong năm.

* Nhận xét: khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa lớn phân bố tương đối đồng đều quanh năm (Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm).

? Dựa vào kết quả đo đọc trên biểu đồ nhận xét sự phân hoá khí hậu của các đảo?

- HS: Các đảo ở phía bắc có khí hậu nóng ẩm điều hoà hơn các đảo ở phía nam

? Nguyên nhân tại sao như vậy?

- HS: Do các đảo ở phía nam nằm ở những vĩ độ cao hơn.

? Với đặc điểm khí hậu như vậy thảm thực vật ở đây như thế nào?

? Chiếm diện tích lớn nhất ở lục địa Ôx-trây-li-a là môi trường nào?

- HS: Chiếm diện tích lớn nhất ở lục địa Ôx-trây-li-a là môi trường hoang mạc.

? Yếu tố nào làm cho phần lớn lục địa Ôx-trây-li-a là môi trường hoang mạc?

- HS: Do ảnh hưởng của địa hình, các dòng biển lạnh, gió tây ôn đới.....

- GV: Hướng dẫn hs quan sát 48.3 và H48.4 SGK.

? Với đặc điểm khí hậu như vậy hệ thực động vật ở đây như thế nào?

? Tai sao nói quần đảo Niu-di-lân và phía nam của lục địa Ôx-trây-li-a có khí hậu ôn đới?

- HS: Nằm ở những vĩ độ cao hơn so với các đảo và quần đảo ở phía bắc.

? Với tình trạng ô nhiễm môi trường và sự thay đổi khí hậu toàn cầu hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến Châu Đại Dương?

- HS: Ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của dân cư Châu Đại Dương.

1. Vị trí địa lí, địa hình.

2. Khí hậu, thực động vật.

* Các đảo:

- Khí hậu nóng ẩm điều hoà.

- Phát triển rừng rậm xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới theo mùa.

* Lục địa Ôx-trây-li-a:

- Khí hậu: Tương đối khô hạn phát triển cảnh quan hoang mạc.

- Thực vật đặc trưng là các loại bạch đàn, động vật có nhiều loài độc đáo như Thú có túi, Cáo mỏ vịt

IV, Củng cố:

? Nguyên nhân nào khiến cho các đảo, quần đảo ở Châu Đại Dương được gọi là “Thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
  • Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài
  • Làm bài tập trong tập bản đồ.
  • Chuẩn bị trước bài 49 “Dân cư Châu Đại Dương”

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!