Giáo án Địa lí 7 Kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo chương trình sách giáo khoa mới, cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy phù hợp. Bộ giáo án được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Địa lí 7 chương trình mới.
Xem thêm: Giáo án PowerPoint lớp 7 môn Địa lí Kết nối tri thức (Cả năm)
Tuần.....
Ngày soạn:..../...../......
Ngày dạy:...../...../......
Trường THCS TT Rạng Đông |
Họ tên:................................................... |
Tổ: KHXH |
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ; lớp:7
Thời gian thực hiện: …. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị tri địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hoá khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ của bài học; Khai thác, chọn lọc, thu thập được tư liệu từ các nguồn khác nhau về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận cặp đôi (tìm hiểu hiệu trí địa lí, hình dạng kích thước của châu Âu) và hoạt động nhóm (khi tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Âu, hoạt động luyện tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức Địa lí:
. Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (xác định vị trí, hình dạng, kích thước của châu Âu).
. Phân tích và giải thích được các đặc điểm tự nhiên của châu Âu (địa hình, khí hậu, sông, hồ, các đới thiên nhiên).
+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng công cụ Địa lí để tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu.
. Bản đồ tự nhiên châu Âu.
. Lược đồ các khu vực châu Âu.
. Hình ảnh, sơ đồ (đồng bằng Đông Âu, dãy núi Scandinavi, dãy núi An-pơ, Sông Đa-nuýp, sông Rai-nơ, …)
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống:
. Sưu tầm những thông tin về khí hậu ở châu Âu hiện nay và viết một đoạn văn ngắn thể hiện tóm tắt những thông tin em sưu tầm được.
. Sưu tầm những hình ảnh về sông ngòi hoặc đới thiện nhiên của châu Âu. Chia sẻ với các bạn.
. Vẽ 1 bức tranh về thiên nhiên châu Âu theo trí tường tượng của em và giới thiệu bức tranh đó.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên châu Âu.
- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu.
- Hình ảnh, video về thiên nhiên chầu Âu.
- Phiếu học tập: Tìm hiểu Địa hình, khí hậu, sông ngòi, các đới thiên nhiên châu Âu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh, số liệu, thông tin về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu.
- Sách giáo khoa địa lí 7.
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU/KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Gợi mở và kết nối kiến thức, tạo hứng thú để học sinh muốn tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu trong tiết học hôm nay.
b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp trò chơi, HS tham gia trò chơi “du lịch qua tranh”, quan sát các tranh ảnh, đoán tên địa danh.
c) Sản phẩm: HS đoán được tên địa danh dựa vào hình ảnh.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV tổ chức trò chơi “Du lịch qua tranh”
+ Hoạt động cá nhân.
+ Nhiệm vụ: Nhìn hình ảnh đoán tên.
+ Tính điểm: 2đ/hình ảnh.
+ GV ghi điểm cho 3 HS trả lời đúng và nhanh nhất.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ dẫn của giáo viên trong thời gian 10 giây/hình ảnh.
- Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HV vào bài học mới.
Châu Âu là nơi được biết đến có thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bài học này sẽ giúp các em có hiểu biết về đặc điểm tự nhiên của châu Âu.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Âu
a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu.
b) Nội dung: Cho HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1 để thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ. HS quan sát, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
............................
Còn tiếp, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ cả năm
Ngoài Giáo án Địa lí 7 Kết nối tri thức (cả năm), mời các bạn tham khảo tài liệu các môn học lớp 7 sách Kết nối tri thức như: Toán 7 tập 1, Ngữ văn 7 tập 1 KNTT, Khoa học tự nhiên 7 và các đề thi học kì 1, đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây: