Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập chương 7
Giáo án môn Địa lý lớp 7
Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập chương 7 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp)
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực ở Châu Phi.
- Củng cố những kiến thức tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực ở Châu Mĩ.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lí, bảng số liệu, sơ đồ để học sinh nắm vững được những kiến thức đã học.
3. Thái độ:
- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế, dân cư, đô thị, hành chính Châu Phi.
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế, dân cư, đô thị, hành chính Châu Mĩ.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Ổn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới.
3. Bài mới:
Trong nội dung chương trình hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức của nội dung chương trình từ bài 32 - bài 46. nhằm củng cố lại những kiến thức đã học về Châu Phi và Châu Mĩ.
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
||||||||
? Dựa và bản đồ trình bày điều kiện tự nhiên của khu vực Bắc Phi? - HS: Báo cáo trên bản đồ tự nhiên ..... + Các đồng bằng ven Địa Trung Hải và các sườn núi hướng ra biển có lượng mưa khá lớn thực vật phát triển rậm rạp. + Vào sâu trong nội địa lượng mưa giảm nhanh phát triển xa van – cây bụi. + Lùi xuống phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra khí hậu khô hạn khắc nghiệt, thực vật nghèo nàn.
? Dựa và bản đồ trình bày điều kiện tự nhiên của khu vực Trung Phi? - HS: Báo cáo trên bản đồ tự nhiên ..... - Phía tây là các bồn địa gồm hai môi trường tự nhiên: + Môi trường xích đạo ẩm: Phát triển rừng rậm xanh quanh năm, có mạng lưới sông dày đặc nghiều nước. + Môi trường nhiệt đới: Phát triển rừng thưa và xa van. - Phần phía đông là các sơn nguyên, có khi hậu gió mùa xích đạo, trên bề mặt sơn nguyên là xa van, trên các sườn núi là rừng rậm.
? Dựa và bản đồ trình bày điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Phi? - HS: Báo cáo trên bản đồ tự nhiên ..... - Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình trên 1000m, phần trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri, phần đông nam được nâng nên rất cao tạo thành dãy Đre-ken-bec. - Phần lớn khu vực Nam Phi Nằm trong môi trường nhiệt đới có sự phân hoá từ tây sang đông, dải đất hẹp ở cực nam có khí hậu Địa Trung Hải.
? Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Bác Mĩ? - HS: Trình bày trên bản đồ...... * Hệ thống Coóc đi e ở phía tây. - Hệ thống Coóc đi e cao và đồ sộ nằm ở phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000 – 4000 m, gồm nhiều dãy chạy song song so le xen kẽ là các cao nguyên sơn nguyên. - Miền núi Coóc đi e có nhiều khoáng sản như Đồng, Vàng, quặng đa kim, ura ni…. * Miền đồng bằng ở giữa. - Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ cao ở hướng tây bắc và thấp dần về hướng đông nam và hướng nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt khí nóng ở phía nam và những đợt khí lạnh ở phía bắc dễ xâm nhập sâu vào trong nội địa - Trong miền đồng bằng có nhiều hồ rộng và sông dài * Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông. - Phía đông là miền núi già và sơn nguyên chạy theo hướng tây bắc đông nam. Dãy Apa Lát phía bắc cao 400 m đến 500 m, phía nam cao 1000 m đến 1500 m chứa nhiều than, sắt. ? Trình bày sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mĩ? - HS: Trình bày trên bản đồ ..... * Sự phân hoá khí hậu. - Khí hậu bắc mĩ rất đa dạng. - Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá theo chiều bắc nam và phân hoá theo chiều đông tây.
? Trình bày đặc điểm dân cư - xã hội của Bắc Mĩ? - HS: * Sự phân bố dân cư. - Số dân: 415,1 triệu (2001). Mật độ dân số trung bình 20 ng/km2 - Dân cư bắc mĩ phân bố rất không đồng đều giữa phía bắc và phía nam, giữa phía tây và phía đông. * Đặc điểm đô thị. - Hơn ¾ dân số Bắc Mĩ sống trong các đô thị. Phần lớn các đô thị phân bố ven Hồ Lớn và Duyên Hải ven Đại Tây Dương. - Sự xuất hiệnn của nhiều thành phố mới ở miền nam và Duyên Hải ven Thái Bình Dương đã dẫn đến sự phân bố lại dân cư của Hoa Kì.
? Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp của Bắc Mĩ? - HS: * Nền nông nghiệp tiên tiến. - Nhờ có các điều kiện tự nhiên thuận lợi và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nền nông nghiệp Bắc Mĩ sản xuất theo qui mô lớn (Hàng hoá) phát triển đến mức độ cao, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. - Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên làm cho phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá rõ rệt từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
? Trình bày đặc điểm nền công nghiệp của Bắc Mĩ? - HS: * Công nghiệp chế biến chiếm vị hàng đầu trên thế giới. - Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa. + Hoa kì có nền công nghiệp đứng đầu trên thế giới, công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp. * Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
* Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti: - Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coóc đi e. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti nằm trong môi trường đới nóng, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió tín phong ở nửa cầu bắc, các sườn núi ở phí đông, các sườn núi hướng ra biển phát triển rừng rậm nhiệt đới, các sườn núi và đồng bằng ở phía tây phát triển rừng thưa và xa van. - Quần đảo Ăng Ti kéo dài từ cửa vịnh Mê Hi Cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, phần phía đông của các đảo có mưa nhiều nên phát triển rừng rậm, phần phía tây mưa ít phát triển rừng thưa xa van cây bụi. * Khu vực Nam Mĩ: Có ba khu vực địa hình. - Dãy núi An Đét: Chạy dọc phía tây của Châu Lục do có độ cao lớn nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao. - Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta. - Phía đông là các sơn nguyên, phía đông của các sơn nguyên khí hậu nóng, ẩm ướt phát triển rừng nhiệt đới. * Phân hoá tự nhiên: - Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến đến vòng cực nam lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía tây nên Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái đất. - Thiên nhiên Trung và Nam rất đa dạng và phong phú, phần lớn nằn trong môi trường nhiệt đới và môi trường xích đạo ẩm. * Đặc điểm dân cư: - Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai giữa người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người Phi, người Anh điêng tạo ra nền văn hoá mĩ la tinh độc đáo.. - Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao trên cao trên 1,7% - Sự phân bố dân cư không đồng đều, dân cư tạp trung chủ yếu ở ven biển cửa sông và trên các cao nguyên, vào sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
* Nông nghiệp: - Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp. + Ở Trung và Nam Mĩ có hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp: Đại điền trang sản xuất trên qui mô lớn. Tiểu điền trang sản xuất trên qui mô nhỏ. + Một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng kết quả thu được rất hạn chế. * Các ngành nông nghiệp. - Trồng trọt: + Trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh chủ yếu trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đẻ xuất khẩu nhiều nước phải nhập khẩu lương thực. - Chăn nuôi và đánh cá: + Chăn nuôi ở Trung và Nam Mĩ phát triển với qui mô lớn. + Pê Ru có sản lượng cá biển vào bậc nhất trên thế giới. - Công nghiệp. + Các nước công nghiệp mới nằm ở phía nam của đại lục Nam Mĩ (Braxin ...) có nền công nghiệp hát triển tương đối toàn diện. + Các nước trong khu vực An Đét và Eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng. + Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp thực phẩm. |
1. Đặc điểm tự nhiên của ba khu vực Châu Phi. a. Khu vực bắc Phi.
b. Khu vực Trung Phi.
c. Khu vực Nam Phi.
2. Lập bảng so sánh nền kinh tế ba khu vực Châu Phi.
3. Đặc điểm tự nhiên dân cư xã hội Bắc Mĩ. a. Đặc điểm tự nhiên.
b. Đặc điểm dân cư - xã hội.
4. Nền kinh tế Bắc Mĩ. a. Nông nghiệp.
b. Công nghiệp.
5. Đặc điểm tự của Trung và Nam Mĩ.
6. Kinh tế Trung và Nam Mĩ |