Giáo án Địa lý lớp 7 bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 22 Tháng mười hai, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 46: Thực hành sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đét

Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập chương 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 48: Thiên nhiên Châu Đại Dương

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần.

1. Kiến thức: Hiểu rõ các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của một châu lục ở vùng địa cực.

2. Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng đọc bản đồ địa ở các vùng địa cực.
  • Giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, gian khó trong nghiên cứu thám hiển địa lí.

3. Thái độ:

  • Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Các thiết bị dạy học cần thiết:

  • Bản đồ Châu Nam Cực.
  • Bản đồ khám phá và nghiên cứu châu nam cực.
  • Một số tranh ảnh về quang cảnh Châu Nam Cực.

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong quá trình giảng bài mới.

3. Bài mới:

Nam Cực là châu lục lạnh nhất, khắc nghiệt nhất trên thế giới, băng tuyết bao phủ quanh năm, vì thế ở đây không có dân cư sinh sống .... trừ các nhà khoa học

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Treo bản đồ tự nhiên châu Nam Cực hướng dẫn học sinh quan sát.

? Nêu diện tích Châu Nam Cực?

? Dựa vào bản đồ và H47.1 SGK xác định vị trí địa lí của Châu Nam Cực?

- GV: Hướng dẫn học sinh cách xác định hướng trên bản đồ.

? Với vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của Châu lục?

- HS: Vị trí đó làm cho khí hậu Châu Nam cực rất lạnh.

- GV: Để tìm hiểu về chế độ nhiệt của Châu Nam Cực chúng ta hãy phân tích biểu đồ H47.2 SGK

THẢO LUẬN NHÓM

? Nhiệt độ tháng cao nhất bằng bao nhiêu oC ở tháng mấy?

? Nhiệt độ tháng thấp nhất bằng boa nhiêu oC ở tháng mấy?

? Biên độ dao động nhiệt và rút ra nhận xét về chế độ nhiệt ở Nam Cực?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

* Trạm Lít Tơn:

+ Nhiệt độ tháng cao nhất ≈ -10oC T1

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất ≈ -72oC T9

+ Biên độ dao động nhiệt ≈ 32oC (Lớn)

+ Khí hậu lạnh lẽo quanh năm.

* Trạm Vô-xtốc.

+ Nhiệt độ cao nhất ≈ -38oC T1

+ Nhiệt độ thấp nhất ≈ -72oC T10

+ Biên độ giao động nhiệt ≈ 34oC

+ Khí hậu quá lạnh giá quanh năm.

- GV: Hướng dẫn hs xác định vị trí của hai địa điểm trên.

? Giải thích tại sao cùng ở Nam Cực mà chế độ nhiệt ở hai địa điểm lại khác nhau?

- HS: Trạm Lít tơn nằm ở gần đại dương hơn.

? Nhắc lại loại gió chính hoạt động trong khu vực này, chế độ hoạt động như thế nào?

- HS: Gió đông cực từ tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc 60 km/giờ.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H47.3 SGK

? Em có nhận xét gì về bề mặt địa hình của Nam Cực?

- HS: Cấu tạo gồm hai tầng

+ Tầng đá gốc: Là đá trầm tích , kết tinh, biến chất. Có nhiều dãy núi và thung lũng.

+ Lớp băng phủ: Chiếm 98% diện tích lục địa dày trung bình 2000m có nơi lên tới 3000m thể tích đạt tới 35 triệu km3.

- GV: Lớp băng phủ thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm lục địa ra các biển xung quanh gây nguy hiểm cho tầu bè đi lại.

? Sự tan băng ở Châu Nam Cực có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người trên Trái Đất?

- HS: Làm ngập nhiều vùng lục địa trên Trái Đất.

? Với đặc điểm khí hậu như vậy hệ thực động vật ở đây như thế nào?

? Quan sát trên bản đồ cho biết Nam Cực có những loại khoáng sản nào?

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục 2.

? Châu Nam Cực được phát hiện khi nào, quá trình khám phá Châu Nam Cực diễn ra như thế nào?

- HS: Phát hiện vào cuối thế kỉ XIX (Muộn nhất trên thế giới). Đầu thế kỉ XX con người mới đặt chân lên lục địa, từ 1957 việc nghiên cứu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ.

? Nam Cực có quyền quản lí của quốc gia nào không , vì sao?

- HS: 1/12/1959. 12 Quốc gia kí “Hiệp ước Nam Cực” không dòi hỏi phân chia lãnh thổ , tài nguyên.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H47.4 SGK.

? Em có nhận xét gì về sự sống của con người ở Châu Nam Cực?

- HS: Khí hậu quá khắc nghiệt không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các trạm nghiên cứu của các nhà khoa học.

1. Khí hậu.

- Diện tích 14,1 triệu km2

- Nằm gần hoàn toàn trong vòng Cực Nam.

- Khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt, thực vật không phát triển được, động vật nghèo nàn sống ven các bờ biển.

- Lục địa Nam Cực có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào.

2 Vài nét về lich sử kham phá và nghiên cứu.

IV. Củng cố:

? Nêu những đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực?

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Học và trả lời bài theo câu hỏi cuối bài.
  • Học phần ghi nhớ cuối bài.
  • Làm bài tập trong tập bản đồ.
  • Chuẩn bị trước bài mới, bài 48 “Thiên nhiên Châu Đại Dương”.
22 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm