Giáo án bài Tổng kết về ngữ pháp
Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Tổng kết về ngữ pháp giúp quý thầy cô giáo có thêm tư liệu cho việc soạn giáo án, đồng thời cung cấp kiến thức để học sinh nắm được kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài tập làm văn.
- Giáo án bài Biên bản
- Giáo án bài Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang
- Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp siêu ngắn
- Giáo án Văn 9: Tổng kết về ngữ pháp theo Công văn 5512
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I. Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức:
Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về nội dung đã học.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói và viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài tập làm văn.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Phương tiện thực hiện.
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
- Trò: vở bài tập, sgk, vở ghi.
III. Cách thức tiến hành.
Ôn tập, nêu vấn đề, thảo luận, quy nạp.
IV. Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Các từ in đậm, đâu là danh từ, động từ, tính từ? Thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong 3 cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ loại nào? Danh từ kết hợp với: những, cái, các, một... Động từ kết hợp với hãy, đã, vừa. Tính từ kết hợp với rất, hơi, quá, lắm. |
A. Từ loại: I. Danh từ, động từ, tính từ. 1. Bài 1:
2. Bài 2, 3: Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ. a. Danh từ có thể kết hợp với các từ sau: những, cái, các, một... Kết hợp với các từ: lần, làng, cái lăng, ông giáo. b. Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, vừa, đang, sẽ. Kết hợp với các từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập. c. Tính từ có thể kết hợp với các từ: rất, hơi, quá, lắm. Kết hợp với các từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng. 3. Bài 4: kẻ bảng theo mẫu cho dưới đây và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột để trống |