Giáo án bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn 12

Admin
Admin 09 Tháng ba, 2016

Giáo án Ngữ văn lớp 12

Giáo án bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn 12 do chính đội ngũ giáo viên dạy giỏi trên cả nước biên soạn nhằm mang đến giáo án chất lượng giúp các em nắm chắc được những nét đặc thù của nền văn hóa truyền thống Việt Nam được nêu và lí giải trong bài viết để phát huy trong thời đại hội nhập.

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 31 bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính

Giáo án bài Diễn đạt trong văn nghị luận

NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC

A. Yêu cầu cần đạt:

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

  • Bậc 1: Hiểu được những nét đặc thù của nền văn hóa truyền thống Việt Nam được nêu và lí giải trong bài viết để phát huy trong thời đại hội nhập.
  • Bậc 2: Hiểu và phân tích được những luận điểm chính của bài viết cùng quan điểm của tác giả về những nét đặc trưng cơ bản của vốn văn hóa dân tộc – cơ sở để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Bậc 3: Vận dụng được những luận điểm và những luận giải của tác giả vào thực tế đời sống để hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của vốn văn hóa dân tộc.

2. Về kĩ năng:

  • Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu, nắm bắt và xử lí thong tin trong những văn bản khoa học, chính luận.
  • Thấy được cách trình bày sáng tỏ và thái độ khách quan, khiêm nhường của tác giả khi trình bày quan điểm để từ đó tự trau dồi thêm kĩ năng trình bày của bản thân.

3. Về thái độ:

  • Nhận thức được những truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc một cách khách quan và đúng đắn.
  • Bồi dưỡng thêm tinh thần yêu nước, long tự hào dân tộc và giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc.

B. Chuẩn bị:

  • Giáo viên:
    • SGK, giáo án, một số tư liệu về hình ảnh về văn hóa truyền thống lịch sử,...
    • Chia lớp học sinh thành 3- 4 nhóm (tùy lớp)
  • Học sinh:
    • Tìm hiểu về tác giả Trần Đình Hượu
    • Tìm hiểu văn bản "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc" về trọng tâm bài viết, những nhận định và ảnh hưởng chung trên con đường hội nhập với thế giới thời đại ngày nay.
    • Soạn bài theo hướng dẫn SGK.

C. Phương pháp, phương tiện dạy học:

1. Phương pháp dạy học: Sử dụng tích hợp các phương pháp gợi mở, đọc sáng tạo, nghiên cứu,.. để học sinh có thể vận dụng sáng tạo vào thực tế và chủ động tích cực tham gia vào bài học.

2. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh ảnh, bảng viết,...

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp học:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Hình thức: Kiểm tra vấn đáp một vài học sinh hoặc kiểm tra 10 phút đầu giờ.
  • Nội dung: Những thông điệp mà tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm thông qua vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là gì?

3. Hoạt động dạy học:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!