Giáo án bài Diễn đạt trong văn nghị luận Ngữ văn 12

Admin
Admin 09 Tháng ba, 2016

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12

Giáo án Ngữ văn 12 Diễn đạt trong văn nghị luận với nội dung chi tiết, trình bày khoa học giúp cho học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu bài, nhanh chóng nắm được chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận, rèn luyện nhằm nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.

Giáo án Ông già và biển cả

Giáo án Hồn Trương Ba, da hàng thịt

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Giúp HS nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
  • Rèn luyện nhằm nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
  • Giáo dục HS biết cách tránh lỗi về sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

  • SGK, SGV, STK, tham khảo tài liệu soạn giáo án,...
  • Chuẩn bị các ngữ liệu để trình chiếu trên máy để HS quan sát (nếu có) hoặc bảng phụ.

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới, nghiên cứu trước những bài tập thực hành; soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

CÂU HỎI ĐÁP ÁN
Câu 1: Khi viết văn nghị luận, chúng ta cần lưu ý khi sử dụng về từ ngữ như thế nào?

Câu 2: Khi viết văn nghị luận cần chú ý đảm bảo về cách sử dụng kết hợp các kiểu câu như thế nào?

Câu 1: Yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận:

  • Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh sử dụng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
  • Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.

Câu 2: Yêu cầu cơ bản khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

  • Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giộng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần...
  • Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, CHTT...

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!