Quy trình xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2016

Xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm 2016 có nhiều thay đổi về thời gian xét tuyển của mỗi đợt, không được rút hồ sơ trong quá trình xét tuyển, không nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp tại trường ĐH, CĐ,... Tìm Đáp Án mời các bạn tham khảo các bước xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016 dưới đây để nắm bắt thông tin một cách chính xác nhất.

Danh sách các cụm thi đại học đã công bố điểm thi THPT Quốc gia 2016

Danh sách các sở GD&ĐT đã công bố điểm thi THPT Quốc gia 2016

Bộ Giáo dục công bố quy chế thi THPT Quốc gia 2016

Những sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2016

Cách tính điểm tốt nghiệp THPT năm 2016

1. Đăng ký dự thi THPT Quốc gia năm 2016

Để có thể xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng dùng kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016 thì việc đầu tiên các em cần làm đó là: Đăng ký dự thi THPT Quốc gia năm 2016 và chọn môn thi dùng để xét tuyển vào trường Đại học các em có nguyện vọng học.

Theo như quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2016, các trường trên cả nước phải công bố phương án và chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể lên trang thông tin điện tử của trường. Đồng thời, công khai cách thức xử lý khi các thí sinh có cùng điểm xét tuyển; các điều kiện bổ sung (nếu có); điểm xét tuyển của trường hoặc từng ngành. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định.

Do đó trước khi đăng ký trường nào cần phải truy cập website của các trường mình dự định đăng ký xét tuyển (ĐKXT) để tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi nộp hồ sơ ĐKXT như: tổ hợp môn xét tuyển, chỉ tiêu, phương án tuyển sinh, các ngành đào tạo... để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.

Bộ GD-ĐT cũng lưu ý: đối với những ngành trường đã tuyển sinh từ năm 2014 trở về trước phải dành ít nhất 50% chỉ tiêu để xét tuyển theo khối thi truyền thống (khối thi áp dụng từ năm 2014 trở về trước).

Năm 2016, học sinh được quyền lựa chọn cụm thi gần nhất để thuận tiện cho việc đi lại của thí sinh. Hồ sơ dự thi THPT Quốc gia năm 2016, các em có thể mua tại các trường THPT và nộp hồ sơ:

  • Đối với thí sinh đang học lớp 12 thì ĐKDT tại trường THPT nơi đang học.
  • Đối với thí sinh tự do: ĐKDT tại địa điểm do các sở GDĐT quy định sao cho thuận tiện nhất.
  • Mời các bạn xem thêm: Cách ghi phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia

2. Dự thi THPT Quốc gia 2016

Sau khi đã đăng ký và nộp hồ sơ thi THPT Quốc gia, các em sẽ nhận được giấy báo dự thi với số báo danh, phòng thi và địa điểm thi. Kỳ thi diễn ra vào các ngày 1/7; 2/7; 3/7; 4/7/2016.

3. Công bố điểm thi THPT Quốc gia 2016

Sau khi tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2016, khoảng cuối tháng 7 các em sẽ nhận được giấy chứng nhận kết quả thi có kèm mã số để xét tuyển trong các đợt xét tuyển nguyện vọng. Điều kiện: đỗ tốt nghiệp THPT và không bị điểm liệt các môn xét tuyển vào ĐH, CĐ. (điểm liệt là 1 điểm).

4. Xét tuyển Đại học, Cao đẳng

Bước 1: Làm hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ:

  • Phiếu đăng kí xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển
  • Thí sinh sử dụng mã số ghi trong Giấy chứng nhận kết quả thi của mình để ĐKXT. Ở mỗi đợt xét tuyển có quy định khác nhau:
    • Xét tuyển đợt 1: Mỗi thí sinh có tối đa 4 nguyện vọng (xét tuyển vào 2 trường, mỗi trường 2 ngành), như vậy thí sinh khi làm hồ sơ sẽ phải chọn ưu tiên từ 1 đến 4. Nếu đã trúng tuyển ngành 1 thì không xét ngành 2 tương tự ngành 3 và 4.
    • Xét tuyển các đợt sau: Mỗi thí sinh có tối đa 6 nguyện vọng (mỗi đợt xét tuyển vào tối đa 3 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành đào tạo), thí sinh làm hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung cũng phải chọn ưu tiên cho các ngành. Nếu đã trúng tuyển ngành 1 thì không xét ngành sau đó.
  • Một phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh;

Quy trình xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2016

Bước 2: Nộp hồ sơ xét tuyển

Năm 2016, thí sinh có 2 cách để nộp hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ:

  • Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển qua bưu điện
  • Đăng ký xét tuyển trực tuyến qua mạng

5. Thời gian của mỗi đợt xét tuyển

a. Xét tuyển nguyện vọng 1:

  • Thí sinh dùng mã số trong giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 để đăng ký vào 2 trường ĐH hoặc CĐ, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành.
  • Thời gian ĐKXT và xét tuyển là 12 ngày.
  • Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

b. Xét tuyển các nguyện vọng bổ sung

- Các đợt xét tuyển sau đó: Thời gian ĐKXT và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày; mỗi thí sinh ĐKXT mỗi đợt vào tối đa 03 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo.

Lưu ý: Trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng ĐKXT hay rút hồ sơ.

6. Dự thi các môn năng khiếu

Đối với những thí sinh xét tuyển vào các ngành có môn năng khiếu ngoài thi THPT Quốc gia năm 2016 cần chủ động xem lịch thi năng khiếu của trường đó để biết và thi đúng thời gian.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm