Phương pháp học môn Lịch sử để thi trắc nghiệm đạt điểm cao

Theo cô giáo Huyền Thảo, những câu hỏi có đáp án khá giống nhau trong đề thi thpt quốc gia môn lịch sử trắc nghiệm đòi hỏi sự suy luận, phân tích kỹ của thí sinh.

1260 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

100 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12

Phương pháp học môn Lịch sử để thi trắc nghiệm đạt điểm cao

Theo phương án thi chính thức của Bộ GD&ĐT, học sinh có hai bài thi tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Như vậy, môn Lịch sử (40 câu) sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng thời gian làm bài 150 phút.

Tôi cho rằng phần Lịch sử được thi dưới hình thức trắc nghiệm là phương án hợp lý. Vì nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp quá ít. Chỉ những em nào có mong muốn thi khối C mới chọn. Nguyên nhân là học sinh không muốn phải học quá nhiều.

Việc chuyển Lịch sử sang hình thức thi trắc nghiệm phù hợp tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự khách quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính và mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, các chuyên gia có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả.

Đây không phải lần đầu tiên Lịch sử được tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm. Cách đây vài năm, giai đoạn 2006-2009, ngành giáo dục từng phát động, đưa hình thức này vào trong các bài thi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên lâu năm đều từng dạy và kiểm tra theo hình thức này. Đội ngũ giáo viên hiện nay có đủ kinh nghiệm để thích ứng phương án trắc nghiệm.

Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng việc dạy và học trong nhà trường, vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo khoa, không phải học thuộc lòng.

Thậm chí, cách này còn tạo nên "làn gió mát" trong việc học tập chứ không làm xáo trộn việc dạy và học ở trường.

Nhiều năm dạy ở bậc phổ thông, tôi luôn yêu cầu các em đọc sách và tự khai thác, xử lý sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi tri thức. Từ đây, các em biết vận dụng kiến thức để làm bài thi, dù đó là tự luận hay trắc nghiệm.

Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án.

Bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50.

Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh...

Một ví dụ trích từ đề thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội như sau:

"Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào phát triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX?

A. Thái Lan

B. Ấn Độ

C. Trung Quốc

D. Nhật Bản".

Ở đây, chắc chắn hai câu bị loại là Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Chỉ có Thái Lan và Nhật Bản đều tiến hành cải cách và duy tân thành công. Cả hai cuộc cải cách và duy tân đều mang màu sắc của cuộc cách mạng tư sản, nhưng nước trở thành đế quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!