PHÂN LOẠI CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ
Tổng hợp kiến thức hóa học lớp 12 sẽ giúp các bạn học học tốt môn hóa THPT, cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2020 sắp tới. Tài liệu "Phân loại bài tập hóa học theo từng dạng" dưới đây là tài liệu ôn thi cực hiệu quả. Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia môn Hóa này đưa ra hướng dẫn cách giải các dạng bài tập hóa vô cơ, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tự ôn luyện.
PHÂN LOẠI BÀI TẬP HÓA HỌC THEO TỪNG DẠNG
- Dạng 1: Kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit không có tính oxi hóa
- Dạng 2: Kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh
- Dạng 3: Kim loại tác dụng với dung dịch muối
- Dạng 4: Hợp chất lưỡng tính
- Dạng 5: Bài tập về điện phân
- Dạng 6: Bài tập về phản ứng của SO2, CO2 với dung dịch kiềm
- Dạng 7: Bài tập về phản ứng của H2, C, CO, Al với oxit kim loại
- Dạng 8: Bài tập xác định công thức hóa học
- Dạng 9: Bài tập về hiệu suất
I. DẠNG 1: BÀI TẬP: KIM LOẠI, OXIT KIM LOẠI, BAZƠ, MUỐI …TÁC DỤNG VỚI AXIT KHÔNG CÓ TÍNH OXI HÓA (HCl, H2SO4 loãng)
1. Phương pháp giải chung:
- Cách 1: Cách giải thông thường: sử dụng phương pháp đại số, thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện bài toán với ẩn số, sau đó giải phương trình hoặc hệ phương trình
- Cách 2: Cách giải nhanh: Sử dụng các định luật như: Bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố (Kết hợp với pp đại số để giải)
Chú ý: Thông thường một bài toán phải phối hợp từ 2 phương pháp giải trở lên, chứ không đơn thuần là áp dụng 1 phương pháp giải
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 1,93 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Al vào dd HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối và 1,456 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:
A. 6,545 gam | B. 5,46 gam | C. 4,565 gam | D. 2,456 gam |
Hướng dẫn giải bài tập
Cách 1: n H2 = 1,456/22,4 = 0,065 mol
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)
Mol: x x 1,5x
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Mol: y y y
Theo đầu bài ta có: 27x + 56y = 1,93 (I) và 1,5x + y = 0,065 (II). Giải hệ (I) và (II) ta được:
x = 0,03, y = 0,02 → m = 0,03.133,5 + 0,02. 127= 6,545 gam. Vậy đáp án A đúng
Cách 2: Ta luôn có nHCl = 2nH2 = 2.0,065 = 0,13 mol. Vậy theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
1,93 + 0,13.36,5 = m + 0,065.2 → m = 6,545 gam → Vậy đáp án A đúng
* Như vậy cách giải 2 ngắn gọn hơn và nhanh hơn rất nhiều cách 1, tuy nhiên muốn giải theo cách 2 chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:
- Trong các pư của kim loại, oxit… với axit thì: n HCl = 2 nH2 hoặc n HCl = 2n H2O
Còn: n H2SO4 = n H2 = n H2O
nOH- = 2n H2 (trong phản ứng của kim loại với H 2O)
- Khi cho axit HCl tác dụng với muối cacbonat (CO32-) cần chú ý:
- Khi cho từ từ HCl vào CO32- thì tứ tự phản ứng là:
CO32- + H+ → HCO3- sau đó khi HCl dư thì:
HCO3- + H+ → CO3 + H3O
- Khi cho từ từ CO32- hoặc HCO3- vào dd HCl thì: xảy ra đồng thời cả 2 phản ứng
CO32- + 2H+ → H2O + CO2
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
2. Một số bài tập tham khảo
Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dd H2SO4 0,1M (vừa đủ).Sau phản ứng ,cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 6.81g | B. 4,81g | C.3,81g | D.5,81g |
Bài 2. Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 10,27g | B.8.98 | C. 7,25g | D. 9,52g |
Bài 3. Hòa tan hết 6,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong vừa đủ 150 ml dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 30,225 g | B. 33,225g | C. 35,25g | D. 37,25g |
Bài 4. Hoà tan 17,5 gam hợp kim Zn – Fe –Al vào dung dịch HCl thu được V lít H2 đktc và dung dịch A Cô cạn A thu được 31,7 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị V là?
A. 1,12 lít | B. 3,36 lít | C. 4,48 lít | D. Kết quả khác |
Bài 5. Oxi hoá 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại thu được m gam hỗn hợp 2 oxit. Để hoà tan hoàn toàn m gam oxit này cần 500 ml dd H2SO4 1 M. Tính m.
A. 18,4 g | B. 21,6 g | C. 23,45 g | D. Kết quả khác |
Bài 6. Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dd HCl vừa đủ, thu được 1,12 lít hiđro (đktc) và dd A cho NaOH dư vào thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn thì giá trị của m là:
A. 12g | B. 11,2g | C. 12,2g | D. 16g |
Bài 7. Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit . Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dich X thì khối lượng muối khan là bao nhêu?
A. 9,45 gam | B.7,49 gam | C. 8,54 gam | D. 6,45 gam |
Bài 8. Cho 24,12gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml dd HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Tính m.
A. 77,92 gam | B.86,8 gam | C. 76,34 gam | D. 99,72 gam |
Bài 9. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là
A. 31,45 gam | B. 33,99 gam | C. 19,025 gam | D. 56,3 gam |
Bài 10. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần V lít dung dịch HCl 2M.Tính V.
A. 400 ml | B. 200ml | C. 800 ml | D. Giá trị khác |
II. DẠNG 2 BÀI TẬP: KIM LOẠI , OXIT KIM LOẠI VÀ MUỐI TÁC DỤNG VỚI CÁC DUNG DỊCH AXIT CÓ TÍNH OXI HÓA MẠNH (H2SO4 đặc, HNO3)
1. Phương pháp giải chung
Phương pháp chủ yếu là sử dụng định luật bảo toàn electron, kết hợp với các pp khác như bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích
Khi làm dạng này cần chú ý một số vấn đề sau:
- Khi cho kim loại tác dụng với các axit H2SO4 và HNO3 thì:
Tổng số mol H2SO4 phản ứng bằng = nSO42- trong muối + n của sản phẩm khử (SO2, S, H2S)
Mà số mol bằng: nSO42- trong muối = Σne nhường /2 = Σne nhận/ 2.
Σ nHNO3 phản ứng = nNO3- trong muối + n của sản phẩm khử (NO2, NO, N2O, N2, NH3)
Lưu ý: nếu sản phẩm khử là N2, N2O thì phải nhân thêm 2
Mà số mol bằng: nNO3- trong muối = Σne nhường = Σ ne nhận
+ Tất cả các chất khi tác dụng với 2 axit trên đều lên mức oxi hóa cao nhất
+ Ion NO3- trong môi trường axit có tính oxi hóa như HNO3 loãng
+ Khi phản ứng hóa học có HNO3 đặc thì khí thoát ra thong thường là NO2, HNO3 loãng là NO. Tuy nhiên với các kim loại mạnh như Mg, Al, Zn thì khi tác dụng với HNO3 loãng thì HNO3 có thể bị khử thành N2O, N2 hoặc NH3 ( trong dung dịch HNO3 là NH4NO3)
+ Đối với oxit sắt: nếu trong một hỗn hợp nFeO= nFe2O3 thì coi hỗn hợp FeO, Fe2O3 là Fe3O4
+ Nếu một bài toán có nhiều quá trình oxi hóa khử chúng ta chỉ cần để ý đến số oxi hóa của nguyên tố đó trước và sau phản ứng, sau đó dùng định luật bảo boàn e áp dụng chung cho cả bài toán.
Để xe đầy đủ bộ tài liệu đầy đủ Phân loại bài tập hóa học theo từng dạng kèm đáp án mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới.
...............................................
Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn Phân loại bài tập hóa học theo từng dạng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...
Đề thi THPT Quốc Gia được tải nhiều
-
- Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Toán
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Văn
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Anh
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Lý
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Hóa
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Sinh
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Sử
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Địa
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn GDCD