Cuộc sống có muôn vàn những điều kì diệu, ngày hôm nay có thể ta rất mong muốn đạt được điều này nhưng lại không thể đạt được, hay ngày sau những thứ ta mong muốn lại đến một cách bất ngờ khi bạn vừa mất đi một thứ gì đó. Có thể thấy đôi khi ta phải hi sinh một thứ gì đó để đổi lấy một thứ gì đó. Nói tóm lại vấn đề ở đây xoay quanh được và mất trong cuộc sống.
Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội
- 1. Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội
- 2. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 1
- 3. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 2
- 4. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 3
- 5. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 4
- 6. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 5
- 7. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 6
- 8. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 7
Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây gồm có dàn ý và tổng hợp 7 mẫu bài nghị luận xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.
- Nghị luận xã hội về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
- Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em
- Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người
1. Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội
1. Mở bài
- Thế nào là ''được'' và ''mất''?
- ''Được'' là sự có thêm những giá trị, lợi ích về vật chất và tinh thần cho bản thân.
- ''Mất'' là sự bớt đi những giá trị, những lợi ích ấy.
2. Thân bài
- Chuyện ''được'' - ''mất'' thường được hiểu gắn với những giá trị vật chất cụ thể trong đời sống (tiền tài, danh vọng, địa vị...). Được hoặc mất: Lên lương, được lên chức, kinh doanh thu được lợi nhuận cao, học sinh làm bài được điểm tốt, được khen thưởng...
- ''Được'' - ''mất'' còn gắn với những giá trị tinh thần: Được yêu thương, được tin tưởng, được quý trọng...
- Chuyện ''được'' - ''mất'' mang lại cho người ta niềm vui hoặc nỗi buồn: Vui khi được, buồn khi mất.
- Người ta mong được và sợ mất. Vì thế mà họ nỗ lực học tập và làm việc. Kết quả thu được từ những đóng góp cho xã hội là những lợi ích vật chất và tinh thần chính đáng cho bản thân.
- Nhiều người sống vị tha, quan tâm đến mọi người. Họ luôn quan tâm, chia sẻ những khó khăn của người khác. Tưởng họ không được gì, nhưng lại được rất nhiều: Được niềm hạnh phúc lớn lao khi giúp cho người khác bớt đi đau khổ, được có thêm nhiều bạn hữu, được mọi người yêu quý...
- Nhưng cũng có những người ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình mà làm những điều xấu xa, giả dối. Cái ''được'' của bạn thân họ lại đưa đến nhiều cái ''mất'' cho xã hội và cộng đồng.
- Cũng có nhiều người không quan tâm đến chuyện ''được'' - ''mất'' trong cuộc đời. Họ nghĩ rằng chuyện ''được'' - ''mất'' là hư vô: Trong cái được có cái mất, trong cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái, không vướng bận, không bon chen...
3. Kết luận
- Sống nên gắn lợi ích của bạn thân với lợi ích của cộng đồng.
- Nên hài hòa giữa lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần.
2. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 1
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người ngày càng phải lao động nhiều hơn từ chân tay cho đến trí óc để đạt được những kết quả mà mình mong muốn. Sau một quá trình như vậy, họ sẽ nhận lại được nhiều thứ nhưng cũng đồng nghĩa với việc mất mát đi một thứ gì đó. Bởi "được - mất" là một kết quả tất yếu mà con người ai cũng phải đối mặt, đặc biệt là trong xã hội phát triển như vũ bão hiện nay.
Vậy khái niệm "được - mất" ở đây mang hàm nghĩa là gì? Được - là trạng thái có thể sở hữu, gặt hái được những thành quả mà mình mong muốn và có thêm những lợi ích. Mất là điều ngược lại, là sự thiếu hụt hoặc giảm bớt đi những gì mình đã có từ trước. Được và mất - hai định nghĩa vô cùng trái ngược nhưng chúng lại có mối quan hệ với nhau, đó là sự liên kết chặt chẽ và sự tồn tại song song.
Được - mất là một quy luật tất yếu của xã hội loài người. Không ai có được tất cả những gì mình mong muốn mà cũng không ai mất mát hết tất cả. Xét từ góc độ cá nhân con người, ví dụ với những học sinh như chúng ta, ai cũng muốn học giỏi đạt được những thành tích cao nhưng để làm được điều đó, ta phải dành nhiều thời gian vào sách vở, ngày ngày chăm chỉ luyện bài. Đó là những khoảng thời gian ta cần mẫn thay vì ham chơi, vậy là ta đã "mất" thời gian và công sức, bù lại ta lại "đạt được" kết quả như mình mong muốn đó là bài thi được điểm cao, tấm giấy khen, học lực giỏi... Bởi được - mất luôn gắn bó với nhau, có thể bạn đã mất khá nhiều thứ so với việc "được", nhưng rồi thời gian sẽ trả lời bạn, rằng những gì bạn mất nó vô cùng xứng đáng với cái mà bạn đạt được.
Được và mất cũng đem đến cho chúng ta những cảm xúc đối lập nhau. Đạt được những gì mình muốn như tình yêu thương, tiền tài, địa vị sẽ khiến ta cảm thấy hạnh phúc, có thêm ý chí, sức mạnh. Còn khi ta mất mát một điều gì đó, chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi thất vọng và buồn, suy nghĩ về nó. Nhưng khoảng thời gian khi ta sống trong sự "mất" ấy, ta lại nhận được bài học cho riêng mình, ta cũng sẽ có được kinh nghiệm quý báu sau những lần trải nghiệm trực tiếp trong sự mất mát và thất bại. Vì vậy đừng lo sợ rằng bạn đã "mất" những điều gì.
Trong cuộc sống, ngoài việc hy sinh, chịu "mất" để đạt được những lợi ích cho cá nhân, rất nhiều người cũng chịu hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích chung. Họ sẵn sàng chia sẻ, đóng góp những khoản tiền lớn để góp vào các quỹ chung của xã hội. Những việc làm vậy không hề mang đến lợi ích về vật chất cho họ nhưng đổi lại họ lại có được niềm vui, được nhiều người yêu quý và kính trọng. Tuy nhiên, cũng có người sẵn sàng vì lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích của xã hội gây những thiệt hại nghiêm trọng. Như ta đã biết, có nhiều vụ tham ô tham nhũng đã làm thiếu hụt đi hàng nghìn tỉ đồng của Nhà nước, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và tạo ra làn sóng phản đối dữ dội trong cộng đồng. Chỉ vì một người mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả xã hội, những người đó thật đáng trách, đáng lên án!
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của vấn đề được - mất, mỗi người sẽ có cái nhìn, có cách lựa chọn riêng sáng suốt cho chính mình. Hãy nhớ rằng không chỉ "được" mới mang lại lợi ích cho ta, mà "mất" cũng đem đến cho ta những bài học vô cùng quý báu!
3. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 2
Cuộc sống có muôn vàn những điều kì diệu, ngày hôm nay có thể ta rất mong muốn đạt được điều này nhưng lại không thể đạt được, hay ngày sau những thứ ta mong muốn lại đến một cách bất ngờ khi bạn vừa mất đi một thứ gì đó. Có thể thấy đôi khi ta phải hi sinh một thứ gì đó để đổi lấy một thứ gì đó. Nói tóm lại vấn đề ở đây xoay quanh được và mất trong cuộc sống. Vậy được mất trong cuộc sống được biểu hiện như thế nào?
Được có nghĩa là đạt được một điều gì đó trong cuộc sống của người khác hay của chính bản thân mình. Còn mất thì sao? Mất là mình mất đi một thứ gì đó, có thể là mất đi hay bị lấy mất đi. Có thể nói được và mất quan hệ chặt chẽ với nhau nó cũng tương tự như cho và nhận, nhiều người cho rằng trên thế giới này "của thiên thì trả địa" nếu không phải của mình thì cũng không giữ được, nhận được rồi thì cũng sẽ mất đi một thứ nào đó. Chính vì thế được không có nghĩa là ta đạt được những điều mong muốn mà mất cũng không có nghĩa là thiệt thòi. Và đôi khi trong cuộc sống ta phải chấp nhận được cái này thì mất cái kia và ngược lại.
Hãy thử nhìn xem được mất trong cuộc sống được thể hiện như thế nào mà đầu tiên là ta nên xem xét trong một trường học tập. Trong học tập được là gì? Được là đạt được những điểm mười xuất sắc, đạt thành tích học sinh xuất sắc. Thế nhưng để đạt được những thành tích ấy thì ta cũng phải mất đi nhiều thứ. Đó chính là công sức, thời gian, tiền bạc đi học thêm ở ngoài. Chính những điều ấy đã cho thấy được sự được mất nổi rõ trong học tập, nó cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa được và mất. Nói tóm lại là nếu muốn đạt được điều gì đó thì đồng thời bạn cũng phải mất đi một thứ gì đó. Hay nhiều khi bạn mất đi một số tiền không hề nhỏ để bạn đi học thêm tiếng anh nhưng đổi lại bạn được gì? Đó là kiến thức cho bạn và với vốn kiến thức ấy nó sẽ giúp bạn trở thành một người hiểu biết và thành công hơn. Có thể những mất mát ngày hôm nay khiến bạn luyến tiếc nhưng đừng lo vì ngày mai chính những mất mát ấy sẽ được đền bù bằng một cái được xứng đáng nhất mà bạn mong muốn.
Hay rộng hơn trong cuộc sống của chúng ta, khi mất tiền các cụ thường ta có câu "của đi thay người". Thực ra câu đó vừa mang tính chất an ủi đỡ tiếc của vừa mang quy luật của cuộc sống. Có ai được mãi bao giờ, có ai mất mãi đâu, giống như câu "ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Thật vậy tiền hôm nay mất đi có người nhặt được, đó có thể là cái sự được của người nhặt được tiền nhưng đến một ngày nào đó người nhặt được tiền của bạn lại sẽ bị mất tiền và một loạt những hành động mất tiền và nhặt được đến một lúc nào đó bạn lại sẽ nhận lại được số tiền mà mình đã mất. Hay một nhân viên muốn lên được chức thì cũng phải bỏ ra những cái gì đó, mất đi một cái gì đó để đổi lại sự được là lên chức. Muốn lên chức thì mỗi nhân viên phải làm thật chăm chỉ, ngoài ra còn phải mất cả thời gian công sức lao động, tạo ra những thành quả lao động nhất định để có thể thăng quan tiến chức. Đó còn không kể mất đi một vài thứ để xây dựng một mối quan hệ rộng.
Hay trong lịch sử của nhân dân ta cũng chứng minh được quan hệ của sự được và mất. Để làm nên những trận chiến thắng thì mỗi người lính phải bỏ ra sức lực trên chiến trường, ban trung ương Đảng phải mất công sức xây dựng nên một chiến lược hoàn chỉnh và những tính toán kỹ lưỡng. Chính vì thế mà đổi lại cái được là chiến thằng vang dội. Để làm nên nền độc lập như ngày hôm nay thì nhân dân ta phải có trải qua biết bao nhiêu gian khổ, mất đi những người con quê hương. Đó chính là sự được mất.
Như vậy, qua đây ta thấy cuộc sống luôn hiện diện tính hai mặt của nó, không bao giờ có thứ gì là tuyệt đối cả, ngay cả trái đất chúng ta đang sống cũng cái được sống ngày hôm nay có thể là cái mất ngày sau. Được và mất hiện diện trong mỗi sự vật, sự việc và hiện tượng. Chính vì thế đừng thấy mất mà rụt ý chí, đừng thấy được mà vui mừng quá sớm.
4. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 3
Thiên địa nhân hòa. Hãy thử tưởng tượng một cuộc sống mà ta luôn đón nhận được những điều ta mong muốn hay một cuộc sống mà ta luôn đánh mất những hoài bão, ước mơ của mình, thì lúc đó, cái xã hội này sẽ như thế nào. Mọi thứ trong cuộc sống đều tương quan, đều dung hòa với nhau. Chính vì thế, đôi khi được cũng không phải là hay và đôi khi mất cũng không phải là thiệt thòi.
Nói đến được – mất có lẽ nhiều người sẽ nghĩ về sự đối lập toàn diện của hai khái niệm này. "Được" tức là có những gì mình mong muốn và "mất" là lúc những điều mong muốn không còn. Nhưng thực ra không phải vậy, ngược lại chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Trong cái ta "được" có những cái chúng ta "mất". Và những lúc "mất" sẽ là những lúc "được" hơn cả. Trong cuộc sống, có mấy ai đã đạt được vinh quang, mà không phải trải qua những lần vấp ngã. Hay đối với những học sinh chúng ta, ai có thể học giỏi được mà lại không chịu mất đi thời gian, mất đi công sức rèn luyện. Cứ nghĩ trên đời này cứ được toàn diện và mất toàn diện thì làm sao sẽ có sự cầu tiến, làm sao mà xã hội có thể văn minh, tiến bộ hơn được. Có "mất" thì chúng ta mới phấn đấu để "được". Và khi có cái "được" rồi thì chúng ta mới thấy được giá trị của cái "mất" kia.
Như ông cha ta xưa nay đã nói "Được cái này thì mất cái kia" hay "Trong cái rủi còn có cái may", hai điều này luôn song hành thì mới đến được thành công cho cuộc sống, hơn nữa nhận thức được vấn đề này thì con người mới có sự tương quan với nhau, mới biết giúp đỡ nhau và gần gũi nhau hơn.
5. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 4
Trong cuộc đời mỗi con người, có người cho nhiều hơn là nhận, lại có kẻ thích nhận hơn cho đi. Khi ta có được một thứ gì đó cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng nghĩa với sự mất mát ở một mặt khác. Đó là quy luật không thành văn của cuộc sống. Đó cũng là một lí lẽ cho những bất hạnh hay hạnh phúc: Được và mất.
"Được" nghĩa là như thế nào? Ta có thể hiểu từ "được" theo ý nghĩa khách quan. Khi ta nhận một sự tốt đẹp nào đó từ ai khác ban tặng hay từ những nỗ lực ta cố gắng thực hiện được thành công. Khác với "bị" hoàn toàn từ "được" ở đây mang một ý nghĩa khích lệ tinh thần làm cho tâm trạng con người vui vẻ, thoải mái. Trái ngược một cách gay gắt với được là mất và có thể hiểu rằng không có cái được nào mà không mất đi. Mất tiền bạc, mất tình cảm, mất bạn... điều gọi chung là mất mát trong cuộc đời và làm ta chùn bước, đau khổ, thậm chí gục ngã. Thế nhưng không có gì là toàn diện, tất nhiên ta sẽ thấy và chạm phải hai mặt đối lập của được và mất để cảm nhận sâu sắc sự khác biệt của chúng.
Trong cuộc sống về mặt vật chất, khái niệm được và mất tồn tại ở một ranh giới rõ ràng và đối lập. Ông trời không bao giờ cho con người cái gì mà không lấy mất đi của họ một thứ khác. Khi bạn trúng một tờ vé số, nghĩa là bạn phải mất một cái gì đấy trước đó. Gọi nôm na là "bù đắp". Sự "được" ở đây đồng nghĩa với việc xoa dịu đi cái mất mát trước kia. Đơn giản hơn là mua một chiếc tivi với giá cao hàng tốt tương ứng với việc mất một khoản tiền lớn để có nó. Điều đó còn đại diện cho một khái niệm rõ ràng nhưng ẩn giấu: Công bằng. Lẽ nào ta lại có được tất cả vật chất quý giá mà không tốn một đồng? Lẽ nào khi cho đi ta lại không được gì? Xét cho cùng vật chất tạo ra từ con người và cũng hình thành nên khái niệm "được"- "mất" trong cuộc sống.
Còn về mặt tinh thần được và mất thậm chí chỉ xê xích sợi tơ, lẫn lộn và mờ nhạt, dễ bị tinh thần cá nhân chi phối một cách đáng kinh ngạc. Một trường hợp ví dụ bạn giúp một bà cụ qua đường, không may bạn bị xe quẹt phải và trầy xước khắp người. Thế nhưng khi đối diện với ánh mắt biết ơn của bà cụ, sự đau đớn tan biến nhanh chóng. Bạn cho đó là niềm vui, là hạnh phúc. Gia đình bạn thì không, họ trách khi thấy bạn bị xây xát bởi lo lắng. Sâu trong lòng bạn vẫn cảm thấy vui và mãn nguyện với chính mình. Đó là sự "được". Ta thà mất đi sự lành lặn của da thịt, để đổi lại niềm hạnh phúc cho riêng mình. Có mấy ai dám làm và được trọn vẹn đâu?
Và, con người xét ra vẫn là một sinh vật nhỏ bé. Họ vẫn mang chữ "con" trước chữ "người", để luôn khiêm tốn trước cuộc đời. Không ai được quá nhiều mà cũng không ai mất đi quá nhiều. Vậy ai giải thích được tại sao có những danh nhân giàu có và có những đứa trẻ bị chất độc da cam nghèo khổ? Sự đối lập đó có quá bất công không? Không đâu, họ luôn có một niềm vui nào đó để bù đắp lại hay một nỗi khổ tâm thầm kín. Những đứa trẻ được tình thương nhiều hơn từ ba mẹ, làng xóm, và cả một xã hội dõi theo với niềm xót xa, day dứt. Còn những doanh nhân kia có thể nhiều tiền, trái lại ít hạnh phúc, họ vô tình với cuộc sống và gia đình để chạy đua cùng những con số và đồng tiền. Tiền là giấy, tiền là phù du nhưng trong tâm trí họ nó là tất cả, tất cả niềm vui vô vọng và phù phiếm.
Biết chăng, có những người suốt cuộc đời cống hiến cho nhân loại, các công trình khoa học, nhưng khi mất đi lại bị lãng quên. Họ chẳng trách sự vô tâm của ta đâu đối với họ, sự "được" chính là niềm hạnh phúc và tiến bộ mai sau của cả nhân loại...về mặt tinh thần, được và mất luôn xoa dịu và chồng chất lên nhau tạo đủ cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố..., không phải cứ vui là ta đang sung sướng. Đôi lúc ta đang buồn, nhưng có một bờ vai để tựa vào là một thứ hạnh phúc khác. Có những nghệ sĩ hài, hễ bước lên sân khấu là khiến khán giả cười, ai biết trong lòng họ đang khóc ròng. Ai biết được họ lấy những nụ cười của khán giả để trám lên con tim đau khổ của họ? Niềm vui mong manh nhưng giúp cân bằng với một nỗi đau vô bờ bến:
"Bán cười cho thiên hạ
Mua tiếng khóc cho đời"...
Có những kẻ suốt cuộc đời chỉ biết đi tìm niềm hạnh phúc, giàu sang cho riêng mình. Họ cứ ngỡ cuộc sống mà chữ "được" nhiều hơn "mất" sẽ toàn màu hồng. Hỡi ôi lầm to! Những con người đáng thương kia ơi! Có ai, nhận mãi mà không cho đi rồi sẽ hưởng vui sướng trong thanh thản? Có ai cứ đợi sự ban phát của người khác, mà trong sự ban phát ấy luôn chứa đựng tình thương thật sự? Có ai, không cho đi mà nhận lại tình yêu thương đích thực, hay đó chỉ là cuộc đổi chác xảo trá? Không biết ngày mai sẽ ra sao, nếu bạn sống mà không biết vì người khác:
"Trên đời này có gì đẹp hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"...
Sự tỉnh ngộ kịp thời của kẻ chỉ biết vun vén cá nhân có thể rẽ cuộc đời họ sang một con đường khác tốt đẹp hơn. Có thể vì giáo dục, vì tính tình, vì chữ "tôi"... họ chỉ thích "được" chăng? Vậy nên, việc xây dựng nhân cách từ buổi đầu còn ngồi trên ghế nhà trường là hết sức quan trọng. Ngay từ thuở nhỏ, ta nên tập có đức tính này.
"Được và mất" là bài học đầu tiên để con người biết được niềm đau khổ và vui sướng của cuộc sống. Chúng ta cũng nên rèn luyện bản thân mình thường xuyên. Hy vọng, cả một xã hội loài người bao la này, sẽ dung hòa và hiểu rõ được hai chữ "được", "mất", để xây dựng một cuộc sống hoàn hảo hơn về tình cảm lẫn vật chất.
Chúng ta càng đặt nặng 2 vấn đề được và mất thì đau khổ sẽ càng lớn vì nguyên thủy ban đầu được và mất vốn không tồn tại, được và mất là do tâm con người khởi lên mà thôi. Bản chất được và mất chính là nhân duyên hội tụ mà hình thành. Vì vậy, khi "được" cái gì chúng ta cũng đừng quá vui sướng và khi "mất" cái gì thì chúng ta cũng đừng quá đau khổ, làm được như vậy cuộc sống chúng ta sẽ nhẹ nhàng.
6. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 5
Cho đi mà không mong nhận lại. Đó là “được” hay là “mất”? Được gì và mất gì khi ta cho một người hành khất nghèo đói khó khăn vài nghìn đồng? Và có lợi lộc gì không khi ta dang tay giúp đỡ một người bạn đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc, bần cùng?… “Được” và “mất” trong xã hội hiện nay đang là một trong những vấn đề được nhiều người mang ra để cân đong đo đếm. Tuy nhiên, mỗi người lại có một quan điểm, một cái nhìn khác nhau về vấn đề này. Có người nói rằng: làm ơn không mong báo đáp, nhưng có người lại có suy nghĩ khác: ai đối xử tốt với tôi, tôi sẽ tốt lại, còn không thì thôi… Vậy đâu mới là suy nghĩ đúng đắn, chuẩn mực?
Không có một định nghĩa hay khái niệm nào về hai chữ “được” và “mất”. Bởi nó là sự cho đi và nhận lại trong mối quan hệ giữa người với người, là tấm lòng, là cảm xúc của một người khi sẵn sàng mở rộng để đỡ nâng kẻ khó khăn, bất hạnh. Hoặc cũng có thể là sự ích kỉ hẹp hòi, sự cân đong đo đếm khi một người đắn đo suy nghĩ xem mình sẽ được gì và mất gì nếu giúp đỡ người khác. Có người từng nói “không ai cho không ai cái gì cả”. Nghĩa là ngày hôm nay tôi cho bạn một nghìn, thì ngày hôm sau khác bạn cũng sẽ phải cho tôi một thứ gì đó tương tự.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn có nhiều người sống rất hào phóng, nghĩa hiệp. Họ không cần phải biết mình sẽ nhận được gì hay mất gì khi cho đi những gì mình có. Rất nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền của để cứu giúp các bệnh nhân mắc bệnh tim, bệnh hiểm nghèo. Họ cho đi và điều mong nhận lại được chính là mạng sống, là niềm vui của người được cứu giúp. Với họ, đó là “được” chứ không phải là “mất”.
Nhưng không phải ai cũng có dòng suy nghĩ như vậy. Bởi nhiều người chỉ nghĩ về vật chất, lấy tiền bạc làm mấu chốt của mọi vấn đề. Và đương nhiên, họ sẽ không bao giờ bỏ tiền ra cho người khác nếu không nhận lại được thứ gì đó có giá trị tương tự hoặc nhiều hơn số tiền họ đã bỏ ra.
“Được” hay “mất” là do chính quan niệm của mỗi người định nghĩa. Ngày hôm nay, tôi giúp đỡ bạn, nếu tôi là người ích kỉ, hẹp hòi, vụ lợi thì chắc chắn bạn sẽ phải trả ơn tôi hậu hĩnh. Nhưng tôi giúp đỡ bạn, bạn vui, bạn vượt qua được khó khăn, thì đó cũng chính là niềm vui của tôi, là điều mà tôi đã nhận được khi giúp bạn. Tôi không cần bạn phải giúp tôi trước, bất cứ khi nào bạn cần, nếu tôi có thể, tôi sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ.
Tuy nhiên, lại có người lợi dụng lòng tốt của người khác để nhờ vả hết lần này đến lần khác. Điển hình như những kẻ giả dạng ăn xin để xin tiền mọi người. Rất nhiều đã rủ lòng thương khi thấy một người phụ nữ rách rưới, ôm con nằm vật vã bên lề đường. Nhìn cảnh tượng ấy, có người còn rơi nước mắt rồi cho một số tiền không nhỏ. Nhưng thực chất đó chỉ là sự giả tạo, sự giàn dựng, người phụ nữ ấy không hề đói, cũng chẳng hề nghèo, chẳng qua là lười lao động nhưng lại muốn có nhiều tiền nên đã giả dạng ăn xin để lợi dụng lòng tốt của mọi người. Tình trạng này khiến cho nhiều người đôi khi mất lòng tin, có khi gặp người ăn xin thật, khó khăn thật nhưng vẫn phải nghi ngờ rằng liệu họ có giả tạo như người phụ nữ kia không.
Cuộc sống vẫn luôn là vậy, thật giả xô bồ lẫn lộn. Và việc “được” hay “mất” sẽ không phải là vấn đề quan trọng khi lòng người luôn rộng mở, luôn nhân hậu giúp đỡ người khác mà không mong người ta phải đền đáp. Ngày hôm nay tôi giúp bạn, ngày sau, khi tôi khó khăn, ắt sẽ có người giúp đỡ tôi. Đó cũng là một quy luật tự nhiên rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, quy luật nhân quả cũng luôn đúng. Những việc tốt chắc chắc sẽ nhận lại được thành quả tốt, chỉ là sớm hay muộn thôi. Ngược lại, khi một người cứ ích kỉ, hẹp hòi, chẳng bao giờ giúp đỡ ai, chắc chắn khi họ gặp khó khăn cũng sẽ chẳng ai muốn giúp đỡ.
7. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 6
Trong cuộc sống con người ai cũng mong “được” và chẳng ai muốn “mất”. “Được” dù chỉ là cái kim sợi chỉ người ta vẫn vui sướng âm ỉ cả ngày. Ra chợ, chẳng ai không cất tiếng mặc cả và nếu biết mình mua rẻ hơn người khác dẫu một đôi đồng người ta cũng sung sướng lắm! Nhưng nếu “mất” thì dù đứt một sợi tóc, rơi một hạt thóc con người cũng than vãn, xót xa. Vẫn chuyện chợ búa, không sợ mất, sao người ta phải cò kè bớt một thêm hai cho từng mớ rau muống? Biết mình mua “hớ” không ai không rầu rĩ, tiếc của hàng giờ!
Thực ra, bàn chuyện “được”, “mất” không phải để cười người âm ỉ vui sướng vì “được” hay chê cười kẻ tức tối vì “mất”. Đó là cái vui, cái buồn tự nhiên chính đáng của con người. Họ đâu có làm gì sai trái, họ đi theo những cảm xúc rất thực, rất con người. Nhưng trên đây chỉ là những cái “được” “mất” nhất thời. Trong cuộc sống, có những điều “được”, “mất” là lâu dài thậm chí vĩnh viễn, lại có điều “được” là “mất”, “mất” là “được”. Được thêm đôi đồng đi chợ chỉ giúp cho một bữa cơm gia đình, cho một món đồ nho nhỏ trong nhà. Nhưng có thêm những tri thức, kinh nghiệm, bài học trẽn đường đời lại giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. Học được bài học về sự giản dị giúp con người tiết kiệm được một khoản ngân sách “kha khá” có thể dùng vào nhiều việc lớn. Mặt khác, giản dị cũng tạo ra phong cách gần gũi, chân tình tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh. Ngược lại, những thứ như thời gian, danh dự, nhân cách,... nếu mất đi sẽ khó có thể lấy lại được, thậm chí mất đi vĩnh viễn. Có những người say mê với những trò giải trí, công việc hôm nay họ nhủ “để ngày mai”. Nhưng thời gian trôi đi không trở lại, nó không đợi chờ bất cứ một ai. Để mất nó, người ta mất đi bao nhiêu điều quý giá: tuổi trẻ, cơ hội, cuộc sống,... Không chỉ vậy, đáng tiếc hơn có những người thành công nhưng lại sinh kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn với những gì mình có, vì vậy mà mất chí tiến thủ, mất tính khiêm nhường. Cái mất này thật nguy hiểm, đó là “được” nhưng lại là “mất”. Nhưng cũng có người mất đi thời gian, công sức,... mà được rất nhiều. Đó là trường hợp những bạn học sinh chăm chỉ, họ bỏ công học tập, nghiên cứu và đạt được thành công lớn. Đây chính là “mất” nhưng lại là “được”. Chính sự mất - được này là bản chất của thành công đối với mỗi con người. Muốn được một điều gì chúng ta phải hi sinh những thứ khác sao cho xứng đáng với nó. “Được”- “mất” là chuyện khó lường trong cuộc đời, không ai mất mãi, cũng chẳng ai được mãi. Cuộc sống là chuyện “Tái ông thất mã” mà thôi. Song, có một điều ta có thể chắc chắn rằng: Không có ai bước đến thành công, thắng lợi mà không đổ một giọt mồ hôi, không tôn một chút trí tuệ. Vậy, muốn được những điều tốt đẹp, ta phải biết hi sinh những thứ cần thiết.
8. Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội mẫu 7
Thiên địa nhân hòa. Hãy thử tưởng tượng một cuộc sống mà ta luôn đón nhận được những điều ta mong muốn hay một cuộc sống mà ta luôn đánh mất những hoài bão, ước mơ của mình, thì lúc đó, cái xã hội này sẽ như thế nào. Mọi thứ trong cuộc sống đều tương quan, đều dung hòa với nhau. Chính vì thế, đôi khi được cũng không phải là hay và đôi khi mất cũng không phải là thiệt thòi.
Nói đến được – mất có lẽ nhiếu người sẽ nghĩ về sự đối lập toàn diện của hai khái niệm này. “Được” tức là có những gì mình mong muốn và “mất” là lúc những điều mong muốn không còn. Nhưng thực ra không phải vậy, ngược lại chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Trong cái ta “được” có những cái chúng ta “mất”. Và những lúc “mất” sẽ là những lúc “được” hơn cả. Trong cuộc sống, có mấy ai đã đạt được vinh quang, mà không phải trải qua những lần vấp ngã. Hay đối với những học sinh chúng ta, ai có thể học giỏi được mà lại không chịu mất đi thời gian, mất đi công sức rèn luyện. Cứ nghĩ trên đời này cứ được toàn diện và mất toàn diện thì làm sao sẽ có sự cầu tiến, làm sao mà xã hội có thể văn minh, tiến bộ hơn được. Có “mất” thì chúng ta mới phấn đấu để “được”. Và khi có cái “được” rồi thì chúng ta mới thấy được giá trị của cái “mất” kia. Như ông cha ta xưa nay đã nói “Được cái này thì mất cái kia” hay “Trong cái rủi còn có cái may”, hai điều này luôn song hành thì mới đến được thanh công cho cuộc sống, hơn nữa nhận thức được vấn đề này thì con người mới có sự tương quan với nhau, mới biết giúp đỡ nhau và gần gũi nhau hơn.
Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất trong xã hội. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé.Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...