Kỳ thi THPT Quốc gia sắp diễn ra, các bạn học sinh cần tổng hợp lại kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất trong bài thi của mình. Ngoài bài Phân tích truyện Vợ chồng A Phủ, Tìm Đáp Án xin giới thiệu các bài văn mẫu lớp 12 phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Đây là tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Văn, ôn thi đại học hữu ích với các thí sinh thi đại học khối C, D. Mời các bạn tham khảo.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ

  • 1. Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
  • 2. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 1
  • 3. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 2
  • 4. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 3
  • 5. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 4
  • 6. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 5
  • 7. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 6
  • 8. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 7
  • 9. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 8
  • 10. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 9
  • 11. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 10
  • 12. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 11
  • 13. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 12
  • 14. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 13

Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bải viết Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây mà Tìm Đáp Án muốn giới thiệu tới bạn đọc gồm có dàn ý bài phân tích và tổng hợp 13 mẫu bài phân tích giá trị nhân đạo. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

1. Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

  • Tác giả phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Tây Bắc.
  • Tin tưởng và miêu tả khả năng cách mạng của người dân miền núi trong cuộc đấu tranh giành tự do, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến .
  • Biểu lộ sự căm ghét đối với chế độ thực dân, phong kiến.
  • Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm:
  • Miêu tả chiều sâu tâm lí, tính cách nhân vật.
  • Tả cảnh, tái tạo không khí rừng núi vùng cao vừa thực vừa giàu chất thơ…

(…) Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua cái nhìn đầy trìu mến, yêu thương của nhà văn khi viết về đồng bào các dân tộc miền núi. Những chàng trai cô gái Mèo của ông là những người rất đẹp. Tuy nghèo khổ nhưng họ là những người đẹp người đẹp nết, dũng cảm, yêu đời, yêu lao động, khỏe mạnh. Có thể dễ thấy điều này qua những từ ngữ đầy ưu ái Tô Hoài dành cho Mị và A Phủ: “Mị thổi sáo giỏi”, “Có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác”, “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”, còn A Phủ là chàng trai được nhiều người con gái ao ước: “A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa…”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Không dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài, nhà văn tìm thấy ở họ những phẩm chất tốt đẹp. Mị thà phải lao động vất vả hơn làm con dâu nhà giàu, A Phủ dám đánh lại con nhà giàu để bênh vực cho lẽ phải, không hề khóc lóc van xin khi bị cha con thống lí đánh đập tàn nhẫn. A Phủ dám đòi đem súng đi bắn hổ, làm việc rất giỏi. A Phủ vẫn là con người thực sự. Bên ngoài cái xác không hồn khô cững của Mị, Tô Hoài nhận thấy tiền tàng một sự phản kháng, một sức mạnh kì diệu, một ngọn lửa tự do vẫn còn âm ỉ. Và hơn thế nữa sự yêu thương cưu mang lẫn nhau giữa những người cùng khổ. Mị đã cứu A Phủ và cả hai đã cùng chạy trốn, cùng nương tựa nhau mà sống: A Phủ nói: “Đi với tôi”. “Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống núi”. Sức mạnh ở những con người ấy, nếu biết giác ngộ, biết tổ chức lại thì nó sẽ tạo nên sức mạnh diệu kì làm kẻ thù khiếp sợ. Hiểu được điều này, Tô Hoài đã đặt trọn niềm tin vào khả năng cách mạng của Mị và A Phủ.

Bên cạnh hình ảnh vợ chồng A Phủ thật đẹp chan chứa sự thương yêu cảm thông và tin tưởng, Tô Hoài bộc lộ thái độ căm ghét đối với chế độ thực dân phong kiến qua hình ảnh cha con ông thống lí Pá Tra. Lên án cái xấu để bảo vệ cái đẹp cũng là nhân đạo. Tô Hoài đã giúp người đọc hình dung được sự tàn ác , dã man, bản chất bóc lột của bọn thực dân phong kiến khi miêu tả xác thực và sinh động cuộc sống của cha con thống lí.

Xét về hình thức, Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm đạt tới trình độ nghệ thuật điêu luyện.

  • Tô Hoài đã dành khá nhiều tâm huyết trong việc miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật. Đặt nhân vật trong những hoàn cảnh thích hợp, tác giả đã miêu tả được bước chuyển sinh động của tâm lí nhân vật trong sự phát triển từ tiệm tiến đến đột biến, bất ngờ hợp lí và hấp dẫn. Nhân vật Mị từ chỗ cúi đầu, buồn câm lặng đến muốn đi chơi xuân; từ thờ ơ, dửng dưng đến cảm thương, quyết định cứu người cùng cảnh ngộ. Chi tiết Mị thấy những dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen của A Phủ là một trong những chi tiết rất đặc sắc, miêu tả được quá trình phát triển tâm lí trên của nhân vật Mị. Khác với Mị, A Phủ được làm nổi bật về tính cách của một chàng trai gan góc, giàu tinh thần phản kháng. Từ chỗ manh động, hiểu lầm... anh đã đi tới đấu tranh một cách tự giác và kiên quyết.
  • Truyện diễn ra trong một khung cảnh đậm đà hương sắc Tây Bắc. Những trang viết về mùa xuân, về những đêm trai gái người dân tộc thiểu số người dân tộc thiểu số đi tìm bạn tình... là những trang vừa thực, vừa giàu chất thơ bay bổng. Chúng không chỉ dừng lại ở việc tả cảnh để xác định không gian truyện mà còn góp phần tích cực vào việc miêu tả tâm lí và tính cách, số phận nhân vật, đặc biệt là hai nhân vật Mị và A Phủ.

2. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 1

Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua số phận của nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, in trong tập “Truyện Tây Bắc”.

Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu hiện của giá trị nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người. Mỗi một tác phẩm thì giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo biểu hiện ở khía cạnh khác nhau. Giá trị nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ” trước hết được thể hiện ở phương diện tố cáo những thế lực độc ác. Đó là thế lực phong kiến miền núi lợi dụng chính sách cho vay nặng lão nhằm đọa đày người lương thiện. Trước tiên là ở Mị, nàng bị buộc vào vòng lẩn quẩn của cái nợ từ thời ba mẹ nàng. Còn ở A Phủ là khoản nợ 100 đồng bạc trắng. Chúng trói buộc cả hai con người đáng thương vào cuộc đời đau khổ. Đến một ngày thì Mị không còn ý thức phản kháng nữa, bởi ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. “Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa... ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế.” Rồi đến một ngày Mị bừng tỉnh, muốn đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử nhìn thấy, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Mị đau đớn, nồng nàn tha thiết nhớ những ngày đã qua. Còn A Phủ, anh bị đẩy vào bước đường ở nợ, “đốt rừng, cày nương cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng. Để rồi khi anh để hổ bắt mất một con bò, Thống lí Pá Tra bắt trói anh vào một cây cột trong góc nhà bằng dây mây quấn từ chân đến vai. Những việc làm tàn bạo ấy không chỉ hành hạ về mặt thể xác, nó còn bào mòn tinh thần con người, mỗi ngày, mỗi ngày.

Tô Hoài còn thể hiện giá trị nhân đạo ở chỗ, ông thương cảm những số phận bất hạnh như Mị và A Phủ. Nỗi niềm thương xót của ông không được nói ra thành lời, mà được thể hiện thông qua những tiếng nức nở của các nhân vật. Mị được miêu tả lúc nào “cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.”, cả cuộc đời cô dường như chỉ quanh quẩn lên núi hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, đi nương bẻ bắp và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Khi Mị bị A Sử trói vào cột, dòng ý thức của Mị trôi qua như những dòng nước mắt. “Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu Hồng Ngài thì một đời con người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng.” Mị sợ, Mị cựa quậy, xem mình còn sống còn sống hay chết. Sợ chết là vẫn còn muốn sống, ý thức khát khao ấy như ánh sáng nhỏ nhoi khiến độc giả phải xúc động cho một số phận đau khổ. Ở A Phủ, đó là nỗi thương cảm dành cho chàng trai đã khổ từ lúc nhỏ. Ngày nhỏ, “có người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng”. Khi lưu lạc đến Hồng Ngài, A Phủ cũng thông thể lấy nổi vợ, chỉ vì anh không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc. Vận đen vẫn đi theo A Phủ, để rồi anh bị bắt nộp vạ một trăm bạc trắng, phải đi ở trừ nợ cho nhà quan thống lí Pá Tra. Tấm lòng nhân đạo của nhà văn sẽ ôm lấy Mị và A Phủ, đưa những con người lương thiện thoát ra khỏi phận đời đau khổ.

Cuối cùng, tác giả thể hiện niềm trân trọng và đồng tình với khát vọng được tự do, được hạnh phúc của Mị và A Phủ. Niềm trân trọng ấy được thể hiện trước tiên ở ý thức phản kháng và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. sức sống ấy của Mị trỗi dậy vào đêm tình mùa xuân. “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội... Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm, sặc sỡ... tiếng trẻ con nô đùa...” Mùa xuân ấy rộn rã âm thanh và màu sắc, là dấu hiệu cho sự bừng tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân. Đầu tiên, sức sống ấy được hồi sinh khi Mị nghe thấy tiếng sáo: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi...” Tiếng sáo ấy chạm vào tâm hồn của Mị, khiến Mị nhớ lại những ngày xuân thật đẹp của quá khứ. “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”. Tiếng sáo ấy khiến Mị lén lấy hũ rượu. “Cứ uống ực từng bát. Rồi say. Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn những người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.” Niềm vui ấy khiến Mị ý thức được rằng “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Sức sống mãnh liệt còn thể hiện mạnh mẽ hơn khi Mị đi đến quyết định: Bỏ nhà đi theo cuộc chơi. Mị làm đẹp cho bản thân mà không để ý đến thái độ của A Sử, Mị hành động thản nhiên, nhưng đau đớn thay, sự độc ác tàn nhẫn của giai cấp thống trị đã dập tắt đi cái khát vọng sự trỗi dậy đó của Mị. Sức sống tiềm tàng của Mị lại bùng lên lần nữa trong đêm cởi trói cho A Phủ. Khi Mị nhìn thấy “hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Mị bỗng nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Mị đau đớn cho đời mình, và Mị cắt dây trói cho A Phủ. Rồi Mị bừng tỉnh, vụt chạy ra. Rồi hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. Bước chân của A Phủ và Mị là bước chân phản kháng, là bước chân tìm đến hạnh phúc, vùng thoát khỏi bóng tối, đi đến một cuộc đời khác. Và bước chân ấy in đậm giá trị nhân đạo của Tô Hoài trong tác phẩm. Đó là bước chân đồng tình cho khát vọng được kiếm tìm hạnh phúc.

Bên cạnh giá trị nhân đạo sâu sắc, tác phẩm còn mang đậm giá trị nghệ thuật. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn con người dân tộc bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

Có thể nói, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo những thế lực xấu xa, đồng thời thể hiện tiếng nói thông cảm, trân trọng và đồng tình dành cho khát vọng tự do, sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và A Phủ.

3. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 2

Vợ chồng A phủ nói lên nỗi bất hạnh của người dân trong xã hội lúc bấy giờ trước sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Tác giả đã khắc họa chi tiết cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm, khát vọng được tự do của người dân vùng núi miền Tây Bắc, qua đó thể tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn với người dân.

Tác giả đã khắc họa lên những nhân vật có cuộc đời vô cùng bất hạnh. Có những lúc người đọc tưởng do sự áp bức đè lén quá mức của bọn cường hào hống hách, con người đã trở nên cam chịu, chai lì, họ sẽ tiếp tục sống trong quãng đời tăm tối khổ cực của mình. Nhưng cuối cùng nhân vật đó đã vùng dậy, đấu tranh để tìm lại cuộc sống cho mình. Mị là nhân vật như vậy, Mị là một người xinh đẹp, chăm làm nhưng nghèo khổ, có thể nói "Khổ từ trong trứng". Bố mẹ nghèo, cưới nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí. Nợ chưa trả hết, người mẹ đã qua đời. Bố già yếu quá, món nợ truyền sang Mị, Thống lí Pá Tra muốn Mị làm con dâu "gạt nợ". Mà quan trên đã muốn, kẻ dưới làm sao thoát được! Pá Tra xảo quyệt, lợi dụng tục lệ của người Mèo, cho cướp Mị về. Thế là không có cưới hỏi, không cần tình yêu mà vẫn hoàn toàn hợp lẽ.

Từ lúc bị bắt về làm vợ, cuộc đời Mị coi như chấm dứt. Có ai dám bênh vực Mị! Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Tô Hoài đã phanh trần bản chất bóc lột giai cấp ẩn sau những phong tục tập quán. Cô Mị, tiếng là con dâu nhưng thực sự là một nô lệ, thứ nô lệ người ta không phải là mua mà lại được tha hồ bóc lột, hành hạ. Mị ở nhà chồng như ở giữa địa ngục. Không có tình thương, không sự chia sẻ vợ chồng; chỉ có những ông chủ độc ác, thô bạo và những nô lệ âm thầm, tăm tối. Dần dần rồi Mị cũng quên luôn mình là con người nữa. Suốt ngày "Mị lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa", lúc nào cũng cúi mặt, thế giới của Mị thu hẹp trong một cái ô cửa sổ" mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng". Kết quả của hoàn cảnh sống thật chua xót: "Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi", cô nhẫn nhục, cam chịu đến thành tê liệt ý thức: "Là con trâu, con ngựa phải đổi từ cái tàu ngựa nhà này sang tàu ngựa nhà khác, con ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết làm mà thôi". Ai có thể ngờ cô gái trẻ trung, yêu đời ngày nào thổi sáo hồi hộp chờ đợi người yêu, đã từng hái lá ngón định ăn để khỏi chịu nhục, giờ đây lại chai lì, u mê đến thế. Quả thật hoàn cảnh quyết định tính cách. Nguyên tắc biện chứng của chủ nghĩa hiện thực đã được nhà văn tuân thủ nghiêm ngặt. Sự yếu đuối của kẻ nô lệ, sự vùi dập tàn bạo của bọn bốc lột tất sẽ dẫn đến cảnh ngộ bi đát ấy. Nỗi khổ nhục của cô gái Mèo này thật đã có thể so sánh với nỗi nhục của Chí Phèo khi "Đánh mất cả nhân tính lẫn nhân hình". (Thật ra, Chí Phèo còn có lúc nghênh ngang, còn dọa nạt được người khác). Nếu xem xét giá trị hiện thực của một tác phẩm như là sự phản ánh chân thật cuộc sống, thì Vợ chồng A Phủ quả là bản cáo trạng hùng hồn về nỗi thống khổ của người phụ nữ miền núi, vừa chịu gánh nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền. Tâm lý nơm nớp sợ "Con ma nhà Thống Lý" đã nhận mặt mình từ buổi bị bắt về "cúng trình ma" là một ám ảnh ghê gớm đè nặng suốt cuộc đời Mị (ngay cả đến khi cô đã trốn thoát khỏi Hồng Ngài). Xem thế đủ thấy bọn thống trị cao tay đến nhường nào trong nghệ thuật "ngu dân" để dễ trị.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc sảo của mình, nhà văn đã tái hiện lại thực trạng cái xã hội vô nhân đạo, ở đó thân phận người dân nghèo mới mong manh bất ổn làm sao! Ta sững sờ trước cảnh cô Mị lặng lẽ ngồi lơ lững trong những đêm đông buốt giá, thằng chồng thì đi chơi về khuya ngứa tay đánh Mị ngã dúi xuống đất. Lại còn có cái hình ảnh nhức nhối phũ phàng: người con gái bị trói đứng vào cột trong buồng tối, bị trói chỉ vì muốn đi chơi tết như bạn bè. Sự bất lực của Mị tràn theo dòng nước mắt chua chát trên má môi mà không có cách gì lau đi được.

Xuất hiện bên cạnh cuộc đời cơ cực của Mị là A Phủ. Cuộc đời nô lệ của A Phủ thật ra là sự lặp lại với ít nhiều biến thái chính cuộc đời Mị. Lý do mà Thống Lí Pá Tra buộc A phủ phải thành người ở công không, không phải vì cuộc ấu đả thường tình của đám trai làng. Mà vấn đề là hắn muốn A Phủ làm nô lệ, làm công cụ kiếm tiền của lão. Không có một chút công lí nào trong xã hội lúc bấy giờ, quyền lực trong tay bọn cường hào ác bá, chúng thích cho đúng là được đúng, thích bắt sai là được sai. Vậy nên mới có cảnh xử kiện quái gỡ nhất trên đời mà chúng ta được chứng kiến tại nhà Thống Lí. Kết quả là người con trai khỏe mạnh phóng khoáng vì lẽ công bằng mà phải đem cuộc đời mình trả nợ nhà quan.

Giá trị thực nằm ở chỗ, nhà văn đã biết đào sâu vào hiện thực và đã phát hiện ra con đường tất yếu mà các nhân vật của ông đi tới. Đó là tấm lòng cao cả của nhà văn, mở ra cho nhân vật của mình một lối thoát. Sự đè nén quá nặng nề, những đau khổ chồng chất mà bọn thống trị gây ra tất sẽ dồn những kẻ khốn cùng ấy tới sự chống trả và nếu gặp được ánh sáng soi đường, họ sẽ đến được thắng lợi (Tô Hoài có cái may mắn là viết "Vợ chồng A Phủ" sau cách mạng tháng tám). Tất nhiên nhà văn phải có con đường riêng cho sự thể hiện chân thật chân lí đơn giản ấy. Lấy việc miêu tả tâm lí làm điểm tựa vững chắc, Tô Hoài đã tìm ra được sự phát triển logic của tính cách. Đây mới thật sự là một giá trị hiện thực độc đáo của tác phẩm, và là chỗ có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất. Tô Hoài đã chỉ ra sự hợp lí của quá trình tha hóa nhân cách của cô Mị thời kì đầu. Mị làm việc nhiều quá, bị đày đọa khổ ải quá, mãi rồi Mị phải "quen", phải cam chịu. Lúc trước Mị không được quyền tự tử vì sợ liên luỵ với bố; giờ bố chết, nhưng Mị không còn muốn tự tử nữa. Mị như một cái máy, không có ý thức, không cảm xúc ước ao. Liệu cô ta có thể thức tỉnh được nữa không? Nhà văn trả lời: có. Nếu đã có một hoàn cảnh làm tê liệt tâm hồn con người thì cũng sẽ có một hoàn cảnh đánh thức được nó. Hoàn cảnh nào đây? Phép mầu nào đây? Kỳ diệu thay và cũng đơn giản thay. Là tiếng sáo Mị tình cờ nghe được giữa một ngày mùa xuân đầy hương sắc. Tất cả chợt sống dậy, Mị thấy lòng "thiết tha bồi hồi" và lập tức nhớ lại cả quãng đời thiếu niên tươi đẹp. Có gì lạ đâu nhỉ? Thanh niên Mèo ai chả yêu tiếng sáo, mà Mị lại là cô gái thổi sáo giỏi. Hơn nữa, tiếng sáo đang chập chờn kia lại nhắc đến tình yêu, "gọi bạn yêu" nó thức dậy trong sâu thẳm trong lòng cô khát vọng tình yêu thương và hạnh phúc. Như vậy tiếng sáo lại động chính cái sức mạnh bền vững, bất diệt nhất của tuổi trẻ, Mị nhớ lại rành rõ "mình vẫn còn trẻ lắm", rằng "bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi xuân". Và bên tai Mị cứ "lững lờ". Tiếng sáo sự bừng tỉnh từ sâu xa trong tâm hồn ấy biểu hiện bên ngoài bằng hành động mới nhìn rất lạ: "Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy". Có ngọn lửa nào đang cần phải khơi lên hay cần phải dập tắt đi bằng hơi men vậy? Chỉ biết rằng cô gái đã quyết thay váy áo đi chơi, điều mà bao năm rồi cô không nhớ đến. Có thể coi đây là một bước đột biến tâm lí nhưng là kết quả hợp lí toàn bộ quá trình tác động qua lại giữa hoàn cảnh với tính cách nhân vật. Sự "vượt rào" của Mị tuy bị đàn áp ngay (A Sử đã tắt đèn, trói đứng cô vào cột); nhưng ý thức về quyền sống, khát vọng về hạnh phúc đã trở lại. Mị lại biết khóc, lại muốn tự tử. Và những giọt nước mắt trong cái ngày tàn nhẫn này sẽ lưu giữ trong lòng Mị như một vết bỏng rát để đến khi bắt gặp những dòng nước mắt chảy "lấp lánh" trên gò má hốc hác của A Phủ, nó đã biến thành sự đồng cảm sâu sắc giữa những người cùng khổ. Toàn bộ ý thức phản kháng của Mị hiện hình qua một câu hỏi sáng rõ: "người kia việc gì phải chết?" Mị quyết định trong khoảnh khắc: cắt dây trói giải thoát cho A Phủ. Và tất nhiên, Mị cũng bỏ trốn, tự giải thoát chính mình. Hai kẻ trốn chạy chịu ơn nhau, cảm thông nhau, dựa vào nhau để tạo lập hạnh phúc. Thế nhưng cái đồn Tây lù lù xuất hiện và lại có cha con Thống Lí Pá Tra về ở trong đồn, thì họ thật sự bị dồn đến chân tường. Trước mặt họ, chỉ còn sự lựa chọn cuối cùng: trở lại kiếp nô lệ hay chống kẻ thù. Chắc chắn họ thà chết còn hơn lại sống như cũ. Nhưng muốn chống kẻ thù, họ trông cậy vào ai? Cách mạng đã đến với họ đúng giây phút ấy. Mị và A Phủ đi theo cách mạng, sẽ thuỷ chung với cách mạng như một lẽ tất yếu!

Qua việc khắc họa thành công hai nhân vật chính trong truyện, Tô Hoài đã tái hiện chân thật và sinh động cuộc hành trình từ đau khổ, tối tăm ra phía ánh sáng cách mạng của những người dân lao động với chế độ cũ. Tác phẩm đem lại cho bạn đọc nhận thức đúng đắn về con đường cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Ngoài ra giá trị hiện thực của truyện còn được gia tăng bằng màu sắc địa phương rất đậm nét với cảnh sắc, phong tục, sinh hoạt của người Mèo, bằng bản sắc tâm hồn độc đáo của các nhân vật. Cùng một số phận, một cảnh ngộ, những diễn biến tâm lí của Mị rất khác A Phủ. A Phủ mạnh mẽ, bộc trực, dứt khoát. Mị dường như chính chắn hơn nhưng lại yếu đuối hơn.

Với những cảnh đời éo le, với những nỗi khổ đau đến cùng cực, tưởng như mãi mãi phải chìm trong u tối, thì các nhân vật đã tỉnh ngộ, vùng dậy một cách bất ngờ và cương quyết, đó chính là thành công lớn nhất của tác phẩm và lá giá trị cao đẹp của tác phẩm. Tác giả đã có sự cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của Mị và A Phủ, trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này.

4. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 3

"Vợ chồng A Phủ" là một trong những thành công lớn nhất của nhà văn Tô Hoài - là truyện ngắn rút ra từ tập "Truyện Tây Bắc" viết vào năm 1953. "Vợ chồng A Phủ" là tác phẩm lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người và là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Truyện viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở vùng núi cao Tây Bắc trước và sau khi đến với cách mạng và niềm cảm thông sâu sắc trước số phận khốn khổ, bất hạnh tủi nhục khi bị mất quyền sống của người dân lao động miền núi dưới ách thống trị của lũ chúa đất và bọn thực dân và qua đó ca ngợi tinh thần cách mạng của họ.

Đọc truyện ngắn ta thực sự xót xa cho Mị, một cô gái Mèo đẹp nết, đẹp người: cần cù,đảm đang, hiếu thảo, giàu lòng yêu đời... chỉ vì gia đình nghèo mà Mị phải đi làm con dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra.Cuộc sống ở đây đã biến một cô gái hồn nhiên, tràn đầy sức sống và giàu mơ ước trở thành một con người khắc khổ, sống lầm lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa", thậm chí nhiều lúc Mị cảm thấy mình không bằng một con vật: "bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn đc đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong cái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày cả đêm"...

....Những ngày tết A Sử đi chơi, Mị còn bị trói đứng trong buồng tối. Vậy mà khi vừa được chị dâu cởi trói Mị lại phải đi hái lá thuốc cho chồng, nhỡ mệt thiếp đi thì lại bị A Sử lấy chân đạp vào đầu. Danh nghĩa là con dâu nhà quan nhưng thực chất Mị cũng chỉ là một nô lệ làm việc không công. Mị không chỉ bị bố con A Sử bóc lột về sức lao động mà còn bị chúng hủy hoại cả cuộc sống tinh thần, ngăn cấm và dập tắt mọi suy nghĩ cũng như nguyện vọng dù là rất nhỏ của cô gái trẻ. Đã mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Đã có lúc cô muốn tìm đến cái chết nhưng vì thương cha, lo cho người cha già yếu không lo nổi món nợ lớn nên cô không thể chết, đành quay lại cuộc đời nô lệ để trả nợ cho cha.

Bị giam hãm đầy đọa trong cái địa ngục ấy, Mị đang chết dần với năm tháng, Mị gần như tê liệt sức sống. Mị không còn ý thức về không gian, thời gian và các mối quan hệ xã hội, không hiện tại và cũng không có cả tương lai. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen với cái khổ rồi. Cuộc đời của Mị chỉ thu lại qua khung cửa sổ nhỏ bằng bàn tay "mờ mờ", "trăng trắng không biết là sương hay nắng". Mị hầu như mất hết cả ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận, thậm chí Mị còn không có cả những ý nghĩ về cái chết nữa.

Bên cạnh nhân vật Mị là nhân vật A Phủ. A Phủ vốn là một thanh niên tràn đầy sức sống, khỏe mạnh, gan dạ, lao động giỏi có lòng nhiệt huyết với công việc vậy mà chỉ vì một lần đánh nhau với A Sử - con trai thống lí Pá Tra. A Phủ trở thành kẻ đi ở đợ cho nhà thống lí. Cũng như Mị những ngày sống ở nhà thống lí A Phủ chịu biết bao sự đầy đọa nhục hình cả về thể xác lẫn tinh thần. Để rồi trong gian khổ hai con người này đã gặp nhau ở sự đồng cảm sâu sắc, ở tình thương con người cùng cảnh ngộ.

Giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở chỗ nhà văn vạch trần những hành vi, việc làm bạo ngược, đầy bất công ngang trái của cha con nhà thống lí. Chỉ cần xem cách đối sử của A Sử với Mị cũng thấy được điều đó. Sau khi bị A Phủ đánh chảy máu đầu, được Mị bóp thuốc cho A Sử không những không cảm kích mà ngược lại khi Mị mệt quá thiếp đi, A Sử lại dùng chân đạp vào mặt Mị một cách tàn nhẫn... Mặt khác giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở sự cảm thông và thấu hiểu những tâm tư tình cảm, tâm trạng của những con người khốn khổ. Để rồi qua đó tác giả phát hiện ra sức sống tiềm tàng trong họ và phẩm chất tốt đẹp của họ. Tiếng khèn, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bồi hồi. Với Mị, tiếng sáo là tín hiệu của tình yêu, hạnh phúc, tự do và cô khao khát đến cháy bỏng: "ngày trước Mị thổi sao giỏi... Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê...". Mị sống lại những kỉ niệm đẹp đẽ, ngọt ngào với tiếng sáo, Mị trở về với niềm vui sống trong hiện tại. Mị muốn đi chơi. Lòng ham sống của Mị trỗi dậy mạnh mẽ. Quên đi những đau đớn thể xác, Mị đã "vùng bước đi". Dòng nước mắt lăn trên má Mị đã khơi dậy trong tâm hồn Mị niềm cảm thông sâu sắc khi thấy A phủ bị trói đứng. Càng thương mình Mị lại càng thưong người. Mị ko thể dửng dưng câm lặng đc nữa. Tình thương đã lấn áp cả nỗi sợ và cao hơn cả cái chết.Mị đã đi đến hành động cắt dây trói cho A Phủ. Đây là quá trình tự phát nhưng nó là kết quả phát triển tất yếu của cả một quá trình sức sống ko ngừng trong con người Mị. Chính những phẩm chất tâm hồn tốt đẹp đã giúp cho Mị và A phủ có đủ sức sống và nghị lực để trỗi dậy, chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đi tìm tự do cho chính mình.Mị và A Phủ đã chạy đến Phiềng Xa và giác ngộ cách mạng. Từ trong tăm tối, đau thương Đảng đã dẫn đường chỉ lối cho họ, giúp họ tìm ra con đường mới: con đường Cách mạng.

Tóm lại "Vợ chồng A phủ" mang ý nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người tiêu biểu là số phận của Mị và A Phủ.

5. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 4

Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng: Đó là biểu hiện của lòng yêu nước thương nòi, lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. Đồng thời, khẳng định đề cao phẩm chất, tài năng, những khát vọng chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, công lý và chính nghĩa, đề cao đạo lý tốt đẹp giữa người với người.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài sáng tác năm 1952 đề cập tới số phận hai nhân vật Mị và A Phủ, thông qua việc lên án tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị ở niềm núi; đồng thời bênh vực, cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh, khổ đau của họ. Bên cạnh đó, Tô Hoài còn trân trọng những khát vọng sống và đồng tình với tinh thần phản kháng mở ra một con đường mới. Đó chính là giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm.

Từ cổ chí kim, tư tưởng nhân đạo là linh hồn, là thước đo giá trị tác phẩm văn học. Tư tưởng giá trị ấy được nhà văn thể hiện thông qua nhân vật trung tâm của tác phẩm. Tô hoài từng quan niệm nhân vật là linh hồn của tác phẩm để nhà văn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả với cuộc đời.

Ngay từ đầu tác phẩm, Tô Hoài đã cho người đọc thấy hai cảnh đối lập: Mị đang ngồi quay sợi bên cạnh tảng đá, tàu ngựa, mặt lúc nào cũng cúi xuống và buồn rười rượi. Một bên là cảnh nhà thống lý đang tấp nập người ra kẻ vào có nhiều nương, nhiều bạc tiền, nhiều thuốc phiện nhất làng.

Câu văn kể thản nhiên như phơi bày bản chất của kẻ làm tay sai cho đế quốc, vừa ức hiếp chính người dân của mình. Qua đó, hé mở cho người đọc hiểu vì sao Mị có mặt trong cái nhà quan lại giàu có nhất làng mà Mị vẫn phải làm việc quần quật, bị đối xử như nô lệ, thậm chí không bằng kiếp trâu, kiếp ngựa. Bởi Mị còn phải trả món nợ truyền thống của cha mẹ để lại cho nhà thống lý.

Xây dựng nhân vật A Phủ, Tô Hoài tô đậm thêm bức tranh hiện thực cuộc sống. Từ một đứa trẻ mồ côi, vô tội, A Phủ lang thang kiếm sống, lớn lên và thành nô lệ nhà thống lí vì tội đánh lại con quan – con trời.

Thật nực cười khi kẻ ngồi trên ghế quan tòa phán quyết lý lẽ đúng sai lại chính là một tên kẻ cướp. Cái lí lẽ vay trả đối với gia đình Mị và A Phủ chẳng phải là lí lẽ của kẻ thống trị chuyên quyền, áp bức, cướp đoạt sức lao động, cướp quyền làm người của những người dân vô tội?

Nói về nỗi khổ đau của Mị và A Phủ cùng những hành động tàn độc, vô nhân đạo của cha con thống lí Pá Tra, nhà văn đã nhân danh quyền con người và lên án, tố cáo tội ác của chúng với người dân vô tội.

Khi nói về cuộc sống khổ đau, tăm tối của Mị và A Phủ, ẩn sâu trong ngòi bút Tô Hoài là sự bênh vực và cảm thông sâu sắc. Xót xa miêu tả cuộc đời Mị khi còn ở với cha mẹ. Lúc ấy còn là cô gái xinh đẹp, nết na, hiền thảo, có tâm hồn trong sáng và nhiều khát khao hạnh phúc. Mị còn có tài thổi sáo, kèn lá vì thế có nhiều chàng trai say mê. Thế mà bỗng chốc, Mị trở thành con dâu gạt nợ, thực chất là nô lệ.

Còn A Phủ mới 10 tuổi đã bị người làng bán xuống vùng thấp lấy thóc để ăn. A Phủ bị quỳ, bị đánh chửi suốt một ngày một đêm mà vẫn phải câm như thóc, phải cầm dao giết lợn để phục vụ cho chính kẻ hành hạ mình, phải đóng cọc để tự trói mình vào, bất lực không thể làm gì khi cái chết đã đến kề bên…

Viết về nỗi khổ đau, bất hạnh, ngòi bút nhà văn như có nước mắt, ông đã gieo vào lòng người đọc một niềm thương cảm sâu xa trước số phận con người.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm, sâu sắc nhất là sự trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người nông dân cùng khổ. Ngòi bút Tô Hoài từng bước rọi sâu khám phá vào miền thân u của thế giới nội tâm nhân vật, ông hiểu tâm tư, nỗi niềm và khát vọng của họ. Không chỉ trân trọng khát vọng tự do của Mị và A Phủ mà còn đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của họ; đồng thời vạch ra cho họ con đường giải phóng.

Nhà văn đã miêu tả quá trình diễn biến nội tâm và hành động nhân vật tự nhiên và sống động. Đó cũng là quy luật tự nhiên tất yếu của sự sống,

Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã phải đi, phải nhìn, phải nghe, phải suy ngẫm, phải đào bởi bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử. Đó là tấm lòng của một nhà văn lớn luôn đứng về phía người cùng khổ để sống và viết.

6. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 5

Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua số phận của nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, in trong tập “Truyện Tây Bắc”.

Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu hiện của giá trị nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người. Mỗi một tác phẩm thì giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo biểu hiện ở khía cạnh khác nhau. Giá trị nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ” trước hết được thể hiện ở phương diện tố cáo những thế lực độc ác. Đó là thế lực phong kiến miền núi lợi dụng chính sách cho vay nặng lão nhằm đọa đày người lương thiện. Trước tiên là ở Mị, nàng bị buộc vào vòng lẩn quẩn của cái nợ từ thời ba mẹ nàng. Còn ở A Phủ là khoản nợ 100 đồng bạc trắng. Chúng trói buộc cả hai con người đáng thương vào cuộc đời đau khổ. Đến một ngày thì Mị không còn ý thức phản kháng nữa, bởi ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. “Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa... ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế.” Rồi đến một ngày Mị bừng tỉnh, muốn đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử nhìn thấy, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Mị đau đớn, nồng nàn tha thiết nhớ những ngày đã qua. Còn A Phủ, anh bị đẩy vào bước đường ở nợ, “đốt rừng, cày nương cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng. Để rồi khi anh để hổ bắt mất một con bò, Thống lí Pá Tra bắt trói anh vào một cây cột trong góc nhà bằng dây mây quấn từ chân đến vai. Những việc làm tàn bạo ấy không chỉ hành hạ về mặt thể xác, nó còn bào mòn tinh thần con người, mỗi ngày, mỗi ngày.

Tô Hoài còn thể hiện giá trị nhân đạo ở chỗ, ông thương cảm những số phận bất hạnh như Mị và A Phủ. Nỗi niềm thương xót của ông không được nói ra thành lời, mà được thể hiện thông qua những tiếng nức nở của các nhân vật. Mị được miêu tả lúc nào “cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.”, cả cuộc đời cô dường như chỉ quanh quẩn lên núi hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, đi nương bẻ bắp và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Khi Mị bị A Sử trói vào cột, dòng ý thức của Mị trôi qua như những dòng nước mắt. “Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu Hồng Ngài thì một đời con người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng.” Mị sợ, Mị cựa quậy, xem mình còn sống còn sống hay chết. Sợ chết là vẫn còn muốn sống, ý thức khát khao ấy như ánh sáng nhỏ nhoi khiến độc giả phải xúc động cho một số phận đau khổ. Ở A Phủ, đó là nỗi thương cảm dành cho chàng trai đã khổ từ lúc nhỏ. Ngày nhỏ, “có người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng”. Khi lưu lạc đến Hồng Ngài, A Phủ cũng thông thể lấy nổi vợ, chỉ vì anh không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc. Vận đen vẫn đi theo A Phủ, để rồi anh bị bắt nộp vạ một trăm bạc trắng, phải đi ở trừ nợ cho nhà quan thống lí Pá Tra. Tấm lòng nhân đạo của nhà văn sẽ ôm lấy Mị và A Phủ, đưa những con người lương thiện thoát ra khỏi phận đời đau khổ.

Cuối cùng, tác giả thể hiện niềm trân trọng và đồng tình với khát vọng được tự do, được hạnh phúc của Mị và A Phủ. Niềm trân trọng ấy được thể hiện trước tiên ở ý thức phản kháng và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. sức sống ấy của Mị trỗi dậy vào đêm tình mùa xuân. “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội... Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm, sặc sỡ... tiếng trẻ con nô đùa...” Mùa xuân ấy rộn rã âm thanh và màu sắc, là dấu hiệu cho sự bừng tỉnh của Mị trong đêm tình mùa xuân. Đầu tiên, sức sống ấy được hồi sinh khi Mị nghe thấy tiếng sáo: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi...” Tiếng sáo ấy chạm vào tâm hồn của Mị, khiến Mị nhớ lại những ngày xuân thật đẹp của quá khứ. “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”. Tiếng sáo ấy khiến Mị lén lấy hũ rượu. “Cứ uống ực từng bát. Rồi say. Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn những người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.” Niềm vui ấy khiến Mị ý thức được rằng “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Sức sống mãnh liệt còn thể hiện mạnh mẽ hơn khi Mị đi đến quyết định: Bỏ nhà đi theo cuộc chơi. Mị làm đẹp cho bản thân mà không để ý đến thái độ của A Sử, Mị hành động thản nhiên, nhưng đau đớn thay, sự độc ác tàn nhẫn của giai cấp thống trị đã dập tắt đi cái khát vọng sự trỗi dậy đó của Mị. Sức sống tiềm tàng của Mị lại bùng lên lần nữa trong đêm cởi trói cho A Phủ. Khi Mị nhìn thấy “hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Mị bỗng nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Mị đau đớn cho đời mình, và Mị cắt dây trói cho A Phủ. Rồi Mị bừng tỉnh, vụt chạy ra. Rồi hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. Bước chân của A Phủ và Mị là bước chân phản kháng, là bước chân tìm đến hạnh phúc, vùng thoát khỏi bóng tối, đi đến một cuộc đời khác. Và bước chân ấy in đậm giá trị nhân đạo của Tô Hoài trong tác phẩm. Đó là bước chân đồng tình cho khát vọng được kiếm tìm hạnh phúc.

Bên cạnh giá trị nhân đạo sâu sắc, tác phẩm còn mang đậm giá trị nghệ thuật. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn con người dân tộc bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

Có thể nói, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo những thế lực xấu xa, đồng thời thể hiện tiếng nói thông cảm, trân trọng và đồng tình dành cho khát vọng tự do, sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và A Phủ.

7. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 6

Tô Hoài trước 1945 nổi tiếng với tiểu thuyết “Dế mèn phiêu lưu ký”. Đi theo Cách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài hoạt động ở vùng rừng núi Tây Bắc. Kết quả rực rỡ của chuyến đi thực tế dài ngày đó là tập “Truyện Tây Bắc” ra đời, được giải nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954 - 1955. “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm hay nhất trong trong truyện “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài. Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo vủa Đảng. “Vợ chồng A Phủ” cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm của dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, đó là tấm lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc.

“Vợ chồng A Phủ” tố cáo sâu sắc tội ác của bọn phong kiến miền núi Tây Bắc đối với các dân tộc vùng cao. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở Tây Bắc dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là quan lang, quan châu, phìa (Thái), tạo (Mường), thống lí (H’Mông). Dưới chế độ thống trị tàn bạo man rợ của bọn thống lí, quan bang, những người đi ở trừ nợ như A Phủ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí như Mị là những “kiếp trâu ngựa”, khốn khổ, nhục nhã ê chề. Thật ra những kiếp người như Mị, như A Phủ là những kẻ nô lệ ở vùng cao. Bọn thống lí là một thứ “vua” ở vùng cao, chúng có quyền sinh quyền sát đối với người dân Tây Bắc.

Chúng có quyền bắt bớ, đánh đập, bắt làm nô lệ, gả bán, thậm chí có thể giết người một cách dã man (trong truyện có nhắc đến một người con gái bị trói đứng rồi chết và A Phủ thì suýt chết). Chỉ trong một truyện ngắn mà tác giả đã mô tả được bức tranh toàn cảnh về giai cấp thống trị Tây Bắc, giá trị hiện thực của tác phẩm thật là sâu sắc. Mị là một cô gái đẹp (tả gián tiếp ví như những đêm tình mùa xuân, con trai đến đứng nhẵn đầu buồng Mị…), tài hoa (biết thổi khèn, thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi khèn) và giàu tình cảm. Vẻ đẹp của Mị gợi nhớ Kiều. Sinh ra trong một gia đình nghèo, Mị bị A Sử, con trai thống lí cướp về làm vợ để trừ nợ. Mị là vợ của A Sử nhưng thực ra chỉ là một người đầy tớ, một nô lệ của gia đình thống lí. Mị lặng lẽ như một con rùa trong xó cửa, quanh năm chỉ biết vùi đầu vào những công việc lao động nặng nhọc “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp… Bao giờ cũng thế, suốt đời suốt năm như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm, cả ngày”. Ngày tết, A Sử trói Mị trong buồng tối rồi rủ bạn đi chơi. Tô Hoài, qua nhân vật Mị còn phản ánh những tập tục man rợ của các dân tọc vùng cao. Người đàn bà khi bị cướp về trình ma thì vô hình người đàn bà (mà Mị là điển hình) đã trói cả đời mình vào nhà ấy. Nếu chẳng may chồng chết thì người ấy phải làm vợ người khác trong nhà, có khi là một người anh chồng già lụ khụ, có khi là một người em chồng còn ở tuổi trẻ con, và nếu chồng lại chết, lại vẫn phải ở với một người đàn ông khác vẫn trong nhà ấy…Phải suốt đời ở trong nhà ấy. Mị chết dần chết mòn ở trong nhà của thống lí. Ngoài những lúc còng lưng làm việc như con trâu, con ngựa thì Mị lại bị nhốt trong cái buồng kín mít chỉ được nhìn ra ngoài qua một cái

“lỗ vuông bàng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.

A Phủ là chàng trai H’Mông nghèo khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa, săn bò tót rất giỏi. Con gái trong bản rất thích A Phủ, “đứa nào lấy được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà”. A Phủ cũng là một thanh niên yêu tự do. Ngày Tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao, A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh. Thống lí Pá tra bắt A Phủ đánh đập, hành hạ, phạt vạ một trăm đồng bạc trắng. A Phủ phải ở cho thống lí trừ nợ. Thế là trong nhà thống lí có thêm một con người bất hạnh nữa làm nô lệ. Mị thì làm tôi tớ trong nhà, còn A Phủ thì làm tôi tớ ngoài rừng. “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. A Phủ một mình ngoài rừng, trên núi cao đốt nương chăn bò, săn bò tót… Chẳng may một lần động rừng, hổ xuống ăn mất một con bò. Thống lí đã bắt A Phủ trói đứng suốt ngày đêm ngoài trời. Đó thể nói cha con thống lí Pá Tra và bọn tay chân như lí dịch, quan lang, xéo phải… là những điển hình cho giai cấp thống trị tàn bạo, man rợ của vùng cao Tây Bắc. Mị và A Phủ - Hai số phận bi thảm là hiện thân của thứ nô lệ của chế độ phong kiến man rợ ở Tây Bác. Nhưng Tô Hoài không dừng lại ở việc phản ánh bản chất tàn bạo, dã man của giai cấp thống trị Tây Bắc, nhà văn còn đi sâu vào bản chất của cuộc sống của dân tộc vùng cao, phản ánh sức sống mãnh liệt của các dân tộc Tây Bắc và sự vùng dậy chiến thắng của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Mị bị trói buộc, bị chà đạp nặng nề, nhưng trong sự câm lặng của Mị tiềm tàng một sự sống mãnh liệt. Ngày Tết, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng bị A Sử trói vào cột nhà, quấn tóc vào cột. “Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa”. Sự đàn áp tàn bạo ấy cũng không thể nào dập tắt được sức sống của tuổi xuân, không thể nào dập tắt được ngọn lửa của tình yêu. Đau khổ ê chề như thế, nhưng chỉ nhìn thấy A Phủ bị trói là Mị lại động lòng, thương. “Trời ơi, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…Người kia việc gì phải chết thế”. Đấy là biểu hiện của sự nổi loạn trong lòng, Còn đây là hành vi nổi loạn của Mị: Nàng đã cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là nàng tự cắt dây trói vô hình trói nàng vào gia đình thống lí Pá-Tra. Rồi cả hai cũng lao chạy xuống dốc núi. Mị đã tự giải thoát khỏi ách áp bức nô lệ của chế độ phong kiến tàn bạo, dã man. Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã trỗi dậy. Tuổi trẻ, sức xuân, tình yêu đã chiến thắng bạo tàn. Khi sắc xuân đã đầy ắp trong vườn thì một bông hạnh chìa ra ngoài tường nở là điều tất nhiên:

“Xuân sắc mãn viên quan bất trú

Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai”

(Du viên bất trị - Chơi vườn không được vào)

Mị và A Phủ đã đi mệt một tháng đường rừng. Họ đến Phiềng Sa và đã thành vợ chồng - vợ chồng A Phủ. Họ tự dựng nhà dựng cửa làm ăn sinh sống ở Phiềng Sa. Họ mơ ước có một gia đình hạnh phúc. Nhưng giặc Pháp lại tràn đến Phiềng Sa. Gia đình A Phủ bị cướp bóc. A Phủ bị giặc Pháp bắt hành hạ. Nhưng A Phủ vẫn chưa hiểu được vì sao anh lại bị giặc Pháp bắt, anh lại “thù cán bộ” vì thằng Tây bảo anh nuôi cán bộ nên mới bắt lợn của anh, đánh đập anh, cắt tóc anh. Được A Châu giác ngộ, vợ chồng A Phủ đã tham gia đội du kích chống Pháp ở Phiềng Sa. Vợ chồng A Phủ đã từ đấu tranh tự phát vươn lên tự giác. A Phu trở thành đội trưởng đội du kích Phiềng Sa. Mị đã giúp việc đắc lực cho A Phủ. từ đấu tranh giải thoát áp bức phong kiến, đến tham gia kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó cũng là hiện thực sâu sắc của quá trình phát triển các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

“Vợ chồng A Phủ” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh trung thực quá trình giác ngộ và vùng dậy của Mị và A Phủ, qua đó phản ánh được sự trưởng thành của các dân tộc Tây Bắc dưới ánh sáng của Đảng. Đồng thời tác phẩm cũng phản ánh được chính sách nhân đạo của Đảng đối với các dân tộc anh em là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột, giải phóng mọi sức sống đang bị các thế lực thống trị kìm hãm, trói buộc. Chính vì có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà truyện “Vợ chồng A Phủ” có sức hấp dẫn và có giá trị bền lâu.

8. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 7

Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã ngót 80 năm cầm bút. Ông đã để lại 1 sự nghiệp văn chương đồ sộ bao gồm hơn 200 đầu sách, hàng nghìn bài báo với nhiều thể loại phong phú, đa dạng. Mỗi người yêu văn Tô Hoài từ trong tiềm thức của mình, nhắc đến Tô Hoài trước Cách mạng tháng tám, ta không thể không nhắc đến t/p “Dế mèn phiêu lưu kí”. Sau CM, ông lại nổi lên với tập “truyện Tây Bắc” với 3 truyện tiêu biểu đó là “Vợ chồng A Phủ”, “Cứu đất cứu Mường” và “Mường giải phóng”. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là linh hồn của cả tập truyện. Những năm gần đây người ta lại xôn xao nhắc đến ông với t/p “Cát bụi chân ai” và tiểu thuyết “Ba người khác”. Đến nay “Vợ chồng A Phủ” vẫn là mốc thách thức với chính nhà văn Tô Hoài. T/p được giải thưởng văn nghệ năm 1954 – 1955 và được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là 1 trong những kiệt tác của Tô Hoài. Linh hồn của t/p là nhân vật Mị – biểu tượng của người nông dân sau cách mạng tháng tám, được Tô Hoài xây dựng vô cùng chân thực sống động. Toàn bộ bức chân dung ấy được Tô Hoài vẽ lên bằng ngòi bút giàu lòng nhân ái của 1 nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Văn hào Nga Chekhov đã từng nói: “1 người nghệ sĩ chân chính phải là 1 nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.” Tô Hoài là 1 nhà văn như vậy.

Điều đầu tiên ta cần phải tìm hiểu đó là khái niệm “nhân đạo”. Trong tiếng Hán Việt, “nhân” có nghĩa là người còn “đạo” là đạo lí. Như vậy hiểu nôm na, nhân đạo là đạo lí làm người. Sâu xa hơn, tình nhân đạo ở đây là tình yêu thương con người của 1 nhà văn. Đối với 1 t/p văn học chân chính, giá trị nhân đạo chính là giá trị nhân tâm của t/p. Nói như Nam Cao, đó phải là một cái gì đó “vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn.” Còn theo như Thạch Lam trong “Gió lạnh đầu mùa”, văn chương phải là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực; nó làm trong sạch lòng người, làm thay đổi một cái thế giới tàn ác và giả tạo. Để có được những áng văn như vậy, nhà văn phải đứng trong lao khổ mở lòng mình ra đón lấy tiếng vang động của cuộc đời hay nói như Tố Hữu:

-Nhà thơ phải là những con ong hút nhụy từ những bông hoa của cuộc sống. Không có sự cần mẫn của con ong, nhụy hoa không thể trở thành mật ngọt.

Điều này được thể hiện rõ trong “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, 1 tác phẩm chứa chan tình nhân văn, nhân đạo.

Vợ chồng A Phủ được xem như 1 bản cáo trạng đanh thép để kết tội, tố cáo tội ác của gia đình nhà thống lí, của cái xã hội thổ ti lang tạo ở miền núi mà tương ứng với nó là XH phong kiến ở miền xuôi. Đó là 1 xã hội vô cùng ngột ngạt nơi người nông dân phải sống kiếp trâu ngựa, nô lệ đến mất cả quyền làm người. Xã hội ấy là Xã hội tiền quyền và thần quyền. Chỉ vì 10 đồng bạc trắng mà mỗi năm phải trả lãi 1 nương ngô. Đây là món nợ truyền kiếp bởi ngày xưa bố mẹ Mị lấy nhau không có tiền nên phải vay của nhà thống lí Pá Tra – ông A Sử. Đến tận ngày hôm nay mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà nợ vẫn chưa trả hết. Chính 10 đồng bạc trắng ấy đã khiến cho Mị bị bắt cóc mang về nhà thống lí để sống kiếp trâu ngựa, nô lệ.

Bản chất của cái xã hội nơi quyền con người không được coi trọng còn được bộc lộ qua số phận của nhân vật A Phủ. Chỉ vì đánh lại kẻ phá đám hội xuân mà A Phủ đã bị bắt về xét xử. Phiên tòa xét xử A Phủ mở ra vào lúc không ai lại đi xét xử. Các quan tòa ngồi ngất ngay trong khói thuốc phiện; vừa hút, vừa đánh, vừa chửi A Phủ. Kết cục, A Phủ đã phải trở thành 1 kẻ nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Sau này, chỉ vì để hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị trói vào cột nhà và bỏ đói giữa những đêm sương giá vùng cao. Bên cạnh đó, ta còn thấy xuất hiện hình ảnh người chị dâu với cái lưng còng rạp vì đeo hồ nặng nhọc dù cho tuổi đời không hơn Mị là bao… Tất cả những con người đó chính là hiện thân cho người nông dân nơi rẻo cao Tây Bắc, những con người đang hàng ngày, hàng giờ bị bóc lột đến cùng cực. Ở nơi địa ngục trần gian này, con người ta nhiều lúc nghĩ đến cái chết. Nó cũng khiến cho lòng thương người bị chai sạn, chai lì. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua chi tiết hàng đêm khi dậy thổi lửa hơ tay, Mị vẫn nhìn thấy A Phủ bị bỏ đói, bị trói vào cột nhà nhưng Mị vẫn không hề bận tâm Như vậy rõ ràng, cái ác nơi đây diễn ra nhiều hơn cơm bữa đã làm xói mòn tình người.

Không chỉ tố cáo, Tô Hoài còn có sự đồng cảm, thương xót cho số phận của con người trong Xã hội. Điều này được thể hiện trước hết ở tình thương nhà văn dành cho cha con Mị. Thêm vào đó, Tô Hoài còn dành tình thương của mình cho nhân vật A Phủ. A Phủ vốn là 1 đứa trẻ mồ côi lưu lạc đến nơi Hồng Ngài. Tuy chăm chỉ làm lụng nhưng vì nghèo nên A Phủ không lấy được vợ. Vì bản tính cương trực của mình, A Phủ đã đánh lại A Sử trong 1 lần hắn phá đám chơi xuân và bị bắt làm nô lệ cho nhà thống lí. Cần phải khẳng định, viết lên những trang văn này, ngòi bút của Tô Hoài ứa biết bao nhiêu máu và nước mắt.

Khi viết t/p này, Tô Hoài đã lách sâu ngòi bút của mình để phát hiện ra ở trong tâm hồn của người nông dân rẻo cao vẫn còn tình người, phát hiện ra bản tính tốt đẹp không hề bị mai một. Điều này được thể hiện thứ nhất là ở tình phụ tử. Đó là sự giằng xé trong tâm can của người cha già. Cả đời ông làm lụng vất vả trên nương rẫy đẻ mong thoát khỏi cảnh nghèo nhưng lâm vào bước đường cùng phải gả con gái cho nhà giàu. Người yêu văn có thể thấy rõ sự túng quẫn của cha Mị thông qua những lời nói đầy nước mắt “Mày về chào lạy tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!” Về phía Mị, tuy đang sống trong hạnh phúc của mối tình đầu nhưng vì thương cha, Mị đành chấp nhận đào sâu chôn chặt mọi ước mơ của một thời con gái. Nhiều lúc những tưởng Mị sẽ tìm đến cái hết nhưng cuối cùng chữ “Hiếu” đã giúp Mị chiến thắng tất cả.

Bản tính tốt đẹp của con người vùng cao cũng đã được thể hiện thông qua tình thương của Mị với người cùng cảnh ngộ đó là A Phủ. Lúc ban đầu, người yêu văn tưởng như tình thương người của Mị sau bao nhiêu năm sống trong nhà thống lí ở Hồng Ngài đã biến mất. Thế nhưng nghe thấy tiếng thở phì phì của A Phủ, quay đầu lại nhìn thấy chàng trai khỏe mạnh nhất bản ngày nào đã bị hành hạ đến tiều tụy, đặc biệt là sau khi thấy 2 hàng nước mắt chảy vào hõm má của A Phủ, lòng thương người tưởng như đã chai sạn của Mị bùng lên 1 cách mãnh liệt. Chính tình thương ấy đã thúc đẩy Mị cầm dao cắt dây trói cho A Phủ. Như vậy, ngay trong địa ngục trần gian, cái đẹp vẫn thăng hoa, cái đẹp vẫn nổi loạn, lòng tốt con người vẫn chiến thắng.

Như ta đã biết, cái đích của văn chương như Nam Cao đã tuyên ngôn trong t/p “Đời thừa” đó là: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.” Có lẽ Tô Hoài thực sự là 1 nhà văn như vậy. Viết “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã dựng lên trước mắt chúng ta 1 bức chân dung của người nông dân trong XH. Thế nhưng đây không còn là bức chân dung của những người nông dân trước CM mà ta bắt gặp đâu đó như ở CP, lão Hạc, anh Pha, chị Dậu,… tất cả đều bị dồn vào bước đường cùng. Những bức chân dung kia hoàn toàn thiếu AS của Đảng. Nếu lão Hạc ở cuối t/p ăn bả chó để chết; nếu cả đời chỉ khao khát làm người lương thiện nhưng kết thúc truyện chết quằn quại trên vũng máu; nếu chị Dậu hai mươi bốn tuổi đời với vẻ đẹp của người con gái “cầu Lim đình Cẩm” đã phải bán con, bán chó rồi bán nốt cả đôi dòng sữa của mình để rồi kết cục phải mở cửa chạy ra ngoài trong bầu trời tối như mực như cái tiền đồ của chị thì nhà văn Tô Hoài khi viết t/p này đã giác ngộ AS của CM, ý thức của thời đại đã đến với Tô Hoài. Tô Hoài đã không thể để cho Mị chết rũ xương ở Hồng Ngài. Nhà văn đã bước qua được những giới hạn của dòng VH hiện thực phê phán và để Mị gặp A Phủ. Chính điều ấy đã tiếp cho Mị sức mạnh để giải thoát người cùng cảnh ngộ, giải thoát chính bản thân minh. Như vậy, Tô Hoài bằng tài năng của mình đã tìm ra tinh thần đoàn kết của người dân Tây Bắc

Việc Mị cởi trói cho A Phủ có thể coi như 1 chiếc bản lề khép mở 2 thế giới. Nó khép lại thế giới tăm tối của cuộc sống trâu ngựa, nô lệ ở Hồng Ngài. Nó mở ra một cuộc sống tươi sáng ở Phiềng Sa bởi đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ gặp được cán bộ CM là A Châu và được giác ngộ CM. Cái hành động Mị cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài đến với tiếng gọi của CM là 1 mốc thách thức với chính Tô Hoài. Có thể khẳng định với chi tiết này, Tô Hoài đã vượt qua được Chí Phèo của Nam Cao, “Vợ chồng A Phủ” được trao giải thưởng. Nhờ có sự kiện này mà “Vợ chồng A Phủ” trở thành 1 tác phẩm bản lề trên diễn đàn. Nó khép lại những hạn chế của dòng văn học hiện thực phê phán 1 thời. Nó mở ra hướng đi mới của văn học thời kì kháng chiến: những người nông dân giác ngộ CM. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.” Tô Hoài thực sự là người chiến sĩ đi đầu trên mặt trận văn chương.

Đọc xong t/p “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân có lần đã nhận định: “Tôi nhớ như đã lần nào gặp chị Dậu trong một đám đông đi phá kho thóc Nhật. Trong những ngày huyện kì khởi nghĩa địch hậu o ép, chị tải lương vào đậy nắp hầm cho cán bộ bộ đội cơ sở…” Cần phải khẳng định, trong truyện chị Dậu không hề đi phá kho thóc Nhật nhưng chị lại là 1 tiền thân khỏe mạnh, 1 tiền thân không bao giờ đầu hàng hoàn cảnh, luôn đấu tranh để đứng cao hoàn hoàn cảnh. 1 tiền thân như vậy ắt phải có 1 hậu thân đi trong tập đoàn người để phá kho thóc Nhật. Hậu thân ấy là ai, người mà Nguyễn Tuân nhầm là ai nếu không phải đó là vợ chồng A Phủ. Người yêu văn có thể tin tưởng rằng chính Mị và A Phủ mới là những người chiến sĩ CM trung kiên bởi nói như nhà thơ Tố Hữu:

“Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là phải chịu tù đày

Là gươm kề cận cổ, súng kề tai

Là thân sống chỉ coi còn một nửa”

Rõ ràng “Vợ chồng A Phủ” mãi mãi là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Mỗi 1 tác phẩm văn học chân chính là 1 lời đề nghị về cách sống, có khả năng nhân đạo hóa con người. “Vợ chồng A Phủ” là 1 tác phẩm như vậy. Nó là 1 minh chứng cho lời nhận định của nhà văn Nguyễn Khải: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…”

9. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 8

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường với lối viết giản dị, gần gũi, thông tục. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc. Có được thành công như vậy là vì truyện ngắn không chỉ mang giá trị hiện thực sâu sắc mà còn thể hiện rõ giá trị nhân đạo cao cả.

Giá trị nhân đạo là một thuật ngữ, chỉ một giá trị của tác phẩm văn học. Một tác phẩm mang giá trị nhân đạo là một tác phẩm thể hiện sâu sắc giá trị con người, tình yêu thương, sự đồng cảm, ca ngợi những phẩm chất và bảo vệ quyền con người. Giá trị ấy được thể hiện trên nhiều phương diện như đề tài, chủ đề các tình huống, chi tiết trong tác phẩm.

Đối với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, giá trị nhân đạo được thể hiện ngay từ đề tài, chủ đề của tác phẩm. Ngay nhan đề “Vợ chồng A Phủ”, tác giả đã thể hiện tư tưởng cốt lõi, chủ đạo của truyện. Đọc nhan đề, ta có thể hình dung ra ngay cuộc đời của một đôi vợ chồng người Mèo vùng núi trước cách mạng tháng tám, chịu bóc lột dưới ách thống trị của bọn phong kiến, thực dân đồng thời ca ngợi sự đổi đời của họ khi cách mạng về.

Tác phẩm còn thể hiện sâu sắc sự đồng cảm, tình thương yêu của nhà văn đối với con người. Tô Hoài đồng cảm với số phận của những người phụ nữ qua nhân vật Mị. Trong tác phẩm, Mị là một cô gái xinh đẹp nhất vùng, bao chàng trai theo đuổi, chăm chỉ lao động, tràn đầy sức sống và khát vọng tự do.

Nàng còn là một người con hiếu thảo khi chấp nhận gả cho nhà thống lý Pá Tra để trả nợ cho cha và cũng vì hiếu thảo nên dù có uất ức đến mức trốn chạy và định ăn lá ngón tự tử thì khi nhìn thấy người cha già không co khả năng trả nợ nàng lại không đành lòng ra đi. Cuộc sống của nàng trên danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất là người ở của nhà giàu ấy cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và khổ cực.

Hằng ngày nàng làm đi làm lại những công việc như giặt đay, xe đay, lên nương bẻ bắp, hái củi, bung ngô,… Và mấy năm trôi qua, cái cuộc sống khốn khổ ấy đã giết chết cuộc đời của một cô gái trẻ “ ở lâu trong cái khổ, Mị đã quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị cũng tưởng mình là con trâu, mình là con ngựa, là con ngựa phải đổi từ cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi” và Mị đã trở thành “ lùi lũi như con rùa nuôi nơi xó cửa”.

Nhưng thân phận nàng trong cái gia đình này có khi còn chẳng bằng những loài động vật ấy, Tô Hoài so sánh đầy chua chát “ con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà, con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”. Không chỉ Mị, A Phủ cũng là một người mang số phận bất hạnh.

A Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ và anh em đều đã mất trong một trận dịch, tuổi thơ thì bị bắt đem bán, lớn lên thì đi làm thuê khắp nơi. Tuy là một chàng trai mạnh khỏe, giỏi giang, chăm chỉ được nhiều cô gái ngưỡng mộ nhưng A Phủ không thể lấy vợ vì không có cha mẹ, không có ruộng, không có bạc.

Vì đánh nhau với A Sử trong đám chơi xuân, A Phủ đã bị bắt về nhà thống lí, bị đánh đập dã man phạt vạ 100 đồng bạc trắng và từ đó con người yêu tự do đã trở thành đứa ở gạt nợ cho nhà thống lý. Và vì làm mất bò của nhà thống lý, A Phủ bị trói vào cột, bị bỏ đói, bỏ khát cho đến chết thì thôi . những tưởng số phận của A Phủ đến đây là kết thúc nhưng không, A Phủ được Mị cứu và hai người cùng chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

Giá trị nhân đạo còn được thể hiện khi nhà văn đã phát hiện, trân trọng và ngợi ca những nét đẹp tâm hồn của người nghèo miền núi. Đó là vẻ đẹp phẩm chất và sức sống của Mi. Mị là một người con hiếu thảo và cũng là một người con gái khát khao tự do. Dù trong hoàn cảnh tù túng, bị bóc lột, bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần, dù nhìn bề ngoài tưởng Mị chỉ còn là cái xác không hồn thì bên trong Mị một ngọn lửa phản kháng vẫn đang cháy âm ỉ, chỉ chờ ngày bộc phát.

Trong đem hội mùa xuân, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, nàng muốn đi chơi. Đó là kết quả của men rượu và tiếng sáo thôi thúc trong lòng, của quá khứ tươi đẹp của mình. Mị nhân ra mình vẫn còn trẻ và cô lại muốn sắm sửa quần áo để bước ra ngoài hòa vào không khi hội xuân. Chỉ là trong suy nghĩ và chưa đi đến kết quả, nhưng chỉ một ý niệm ấy thôi của Mị cũng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của cô chưa bao giờ tắt và nó đang cháy rực lên trong lòng.

Tuy nhiên, khi chồng cô, A Sử về hắn đã trói cô lại, cuộc phản kháng bị ngăn cản. Nhưng nó không hề tắt, nó chỉ tạm thời bị lớp tro tàn vùi lại, chờ ngày gió thổi qua để cháy lên. Và trong đêm mùa đông, khi nhìn thấy dòng nước mắt bò trên má của A Sử, cảm xúc bấy lâu tưởng như đã mất của cô lại ùa về. Cô nhớ về người đàn bà trước đây chết trong nhà, cô nhớ ngày năm trước cô cũng bị trói đứng thế này, nhiều lần khóc mà không lau đi được.

Cô thương A Phủ, cô thương bản thân mình phải sống kiếp trâu ngựa. Từ thương người cho đến thương mình, cô chợt nhận thứ ra điều bất công trong cuộc sống “vì sao người này phải chết?” và cô sẵn sàng hi sinh bản thân mình để cứu chàng trai vô tội ấy. Tình thương đã khiến cô có hành động vô cùng dũng cảm là cắt trói cho A Phủ để anh chạy trốn. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi sức sống mãnh liệt trỗi dậy, cô đã chạy trốn theo A Phủ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn mà mình đáng được nhận.

“Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm tố cáo tội ác của bọn thống trị miền núi. Chúng dùng hình thức cho vay nặng lãi để chi phối số phận con người. Chúng cướp đi quyền sống, quyền tự do của những người dân lao động như A Phủ, như Mị. Chúng đối xử với con người chẳng khác gì con trâu, con ngựa, chúng bóc lột sức lao động bắt những người dưới quyền chúng làm việc quanh năm suốt tháng, không một ngày nào được nghỉ ngơi. Không chỉ về thể xác và vật chất, chúng còn cướp đi quyền hạnh phúc của con người khi cướp vợ, chia cách Mị và người yêu, chia cách gia đình người khác.

Đồng thời, tác phẩm còn ca ngợi quá trình đấu tranh, tự giải phóng, giác ngộ cách mạng của những con người lao động nghèo khổ vùng núi Tây Bắc. Mị và A Phủ đã đấu tranh cho tự do và hạnh phúc khi Mị cắt dây trói, giải cứu cho A Phủ cũng như đồng thời giải thoát cho chính mình, hai người đã cùng nhau chạy trốn, chấp nhận việc nếu bị bắt thì cả hai sẽ phải chết.

Vì sau khi chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa, Mị và A phủ đã được giác ngộ cách mạng, tham gia vào du kích bảo vệ bản làng, bảo vệ quê hương. Quá trình vợ chồng A Phủ đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ nô lệ đến cuộc sống làm người tự do, đó cũng chính là nhà văn đã mở ra một hướng giải thoát cho số phận con người. Đây là điểm mới của giá trị nhân đạo trong các tác phẩm văn học sau cách mạng tháng tám so với văn học hiện thực trước đây.

Qua việc miêu tả số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã làm sống lại trước mắt người đọc cả quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn quan lại, chúa đất phong kiến. Quá trình giác ngộ cách mạng của vợ chồng A Phủ tiêu biểu cho con đường đến với Đảng, với cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi.

Qua các hình tượng văn học trong tác phẩm, tác giả gián tiếp khẳng định chỉ có cách mạng mới giải phóng con người ra khỏi ách thống trị đầy áp bức bất công, giúp con người vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc. Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn của tác phẩm. Giá trị này giúp truyện đứng vững trước thử thách của thời gian và vẫn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.

10. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 9

Tô Hoài là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn với bút lực dồi dào. Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm viết cho thiếu nhi mà các tác phẩm của ông còn mang đậm nét văn hóa, lối sống, nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Tiểu biểu là tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”. Trong tác phẩm, người đọc thấy rõ được giá trị nhân đạo sâu sắc.

Trước tiên, tác phẩm đã tố cáo tội ác của giai cấp thống trị và phơi bày hiện thực xã hội miền núi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong truyện giai cấp cầm quyền ở Hồng Ngài chính là nhà thống lí Pá Tra. Gia đình thống lí lợi dụng cường quyền và thần quyền để áp bức những người dân lao động nghèo khổ trong đó có Mị và A Phủ.

Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”Bản thân cô Mị đang hồi hộp đêm hò hẹn đầu tiên, trong lòng đang ngập tràn hạnh phúc thì rơi xuống đáy sâu của nỗi bất hạnh trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí. Bọn chúng còn lợi dụng tục “cúng trình ma” để hoàn chỉnh việc biến một người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, hiếu thảo, chăm chỉ, tự trọng và nhất là yêu tự do, khát khao tình yêu trở thành một nô lệ. Thông qua đó, tác gỉa gián tiếp tố cháo sức mạnh của cường quyền và thần quyền đang đè nặng lên cuộc sống của nhân dân đồng bào miền núi.

Không chỉ có Mị, A Phủ cũng là một chàng trai bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh không kém. Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lí của gia đình nhà thống lí Pá Tra. Từ vụ xử kiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp cho nhà thống lí. Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử. Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lại được tha. Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đòng bạc trắng).

Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp. Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau. Đó là cách bọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đầy đọa người dân trước khi được Cách mạng giải phóng. A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ không công do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết.

A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn do quyền lực khủng khiếp của nhà thống lí Pá Tra. Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủ phải chịu tội. Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò. A Phủ bị trói vào cọc. Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật.

Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạng sống của người lao động chân chính. Nhưng cũng chính từ việc tố cáo, phơi bày thực trạng xã hội mà tác giả đã bày tỏ, thể hiện thái độ đồng cảm với những số phận bất hạnh.

Không chỉ vậy, giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở việc tác giả khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Mị vốn là một cô gái dân tộc xinh đẹp và tràn đầy sức sống. Nhưng hoàn cảnh đưa đẩy khiến cô gái ấy trở thành con dâu gạt nợ của nhà Thống lí Pá Tra.

Bản thân Mị là người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, hiếu thảo, chăm chỉ, tự trọng và nhất là yêu tự do, khát khao tình yêu. Sống lâu trong nhà thống lí, Mị bị tê liệt về cảm xúc và ý niệm thời gian nhưng vào đêm tình mùa xuân sức sống tiềm tàng mãnh liệt của cô gái yêu tự do lại trỗi dậy. Hơn thế, trong đêm đông Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ, bất chấp nguy hiểm tính mạng chỉ vì nhìn thấy giọt nước mắt tuyệt vọng và đau đớn của A Phủ.

A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu.

A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc. Chàng trai không ngại nguy hiểm mà đánh nhau với A Sử. Hình ảnh chàng trai mạnh mẽ dũng cảm đã dạy cho bọn con quan hống hách một bài học khiến người đọc không khỏi thán phục và tán thưởng. Cả hai nhân vật A Phủ và Mị đều là những con người lao động nghèo khổ nhưng khát khao tình yêu và hạnh phúc. Chính điều đó đã khiến họ cùng nhau bỏ trốn khỏi Hồng Ngài, khỏi sự áp bức bóc lột của gia đình thống lí.

Qua tác phẩm, người đọc thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc được thể hiện qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, càng thêm hiểu rõ được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với số phận những người dân lao động nghèo khổ phải chịu cuộc sống áp bức dưới ách thống trị.

11. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 10

Ai đó đã từng nhận xét "suy cho cùng thì ý nghĩa thực sự của văn học là góp phần nhân đạo hoá con người. Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người làm ra để đáp ứng nhu cầu của nó. Vì vậy tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Với ý nghĩa đó một tác phẩm lớn trước hết phải là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc". Vợ chồng A Phủ là một trong những thành công lớn nhất của nhà văn Tô Hoài - là truyện ngắn rút ra từ tập "Truyện Tây Bắc" viết vào năm 1953. Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đã lên tiếng vì quyền con người, ca ngợi và bảo vệ con người và là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Một tác phẩm có giá trị nhân đạo trước hết phải là một tác phẩm tập trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực cậy chức cậy quyền mà đang chà đạp lên quyền sống của con người. Đồng thời tác phẩm đó cũng phải là một tác phẩm nhằm tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Song nhà văn trong tác phẩm cũng phải cảm thông và thấu hiểu được tâm tư tình cảm cũng như những nguyện vọng và mơ ước của con người. Từ đó, giúp họ đấu tranh để giành được ước nguyện của mình. Tất cả điều đó có nghĩa là tác phẩm chỉ có giá trị nhân đạo khi giúp con người sống cho ra con người. "Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo“ (Nguyên Ngọc).

Cảm hứng chủ đạo được thể hiện chủ yếu ở phần đầu, qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ trong nhà thống lý Pá Tra. Đọc phần này, chúng ta xót xa cho Mị, cô gái Mèo đẹp người đẹp nết, giàu lòng yêu đời. Nhưng vì bố mẹ nghèo mà phải biến thành “con dâu gạt nợ” cho nhà thống lý Pá Tra. Cuộc sống ở đây đã biến một cô gái hồn nhiên, tràn đầy sức sống và giàu mơ ước trở thành một con người khắc khổ, sống lầm lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa", thậm chí nhiều lúc Mị cảm thấy mình không bằng một con vật "bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn đc đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong cái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày cả đêm"...Mị không chỉ bị bố con A Sử bóc lột về sức lao động mà còn bị chúng hủy hoại cả cuộc sống tinh thần,bị dập tắt mọi suy nghĩ cũng như nguyện vọng của cô gái trẻ. Đã mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Đã có lúc cô muốn tìm đến cái chết nhưng vì thương cha nên cô không thể chết, đành quay lại cuộc đời nô lệ để trả nợ cho cha.

Không chỉ có nhân vât Mị bị bóc lột mà bên cạnh đó có A Phủ. A Phủ vốn là một thanh niên tràn đầy sức sống, khỏe mạnh, gan dạ, lao động giỏi vậy mà chỉ vì một lần đánh nhau với A Sử - con trai thống lí Pá Tra. A Phủ trở thành kẻ đi ở đợ cho nhà thống lí. Cũng như Mị, những ngày sống ở nhà thống lí A Phủ chịu biết bao sự đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Để rồi trong gian khổ hai con người này đã gặp nhau ở sự đồng cảm sâu sắc, ở tình thương con người có cùng cảnh ngộ.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua cái nhìn đầy yêu thương của nhà văn khi viết về đồng bào các dân tộc miền núi. Những chàng trai cô gái Mèo là những người rất đẹp. Tuy nghèo khổ nhưng họ vẫn dũng cảm, yêu đời, yêu lao động, khỏe mạnh. Có thể dễ thấy điều này qua những từ ngữ đầy ưu ái Tô Hoài dành cho Mị và A Phủ “ Mị thổi sáo giỏi”, “Có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác”, “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”, còn A Phủ là chàng trai được nhiều người con gái ao ước “ A Phủ khỏe , chạy nhanh như ngựa…”, “biết đúc lưỡi cày , biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Nhà văn còn tìm thấy bên trong họ những phẩm chất tốt đẹp. Mị thà phải lao động vất vả hơn làm con dâu nhà giàu, A Phủ dám đánh lại con nhà giàu để bênh vực cho lẽ phải, không hề khóc lóc van xin khi bị cha con thống lí đánh đập tàn nhẫn. A Phủ vẫn là con người thực sự. Bên ngoài cái xác không hồn khô cứng của Mị, Tô Hoài nhận thấy tiềm tàng một sự phản kháng, một sức mạnh kì diệu, một ngọn lửa tự do vẫn còn âm ỉ. Và hơn thế nữa sự yêu thương cưu mang lẫn nhau giữa những người cùng khổ. Mị đã cứu A Phủ và cả hai đã cùng chạy trốn, cùng nương tựa nhau mà sống: “A Phủ nói: “Đi với tôi”. “Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống núi”. Sức mạnh ở những con người ấy, nếu biết giác ngộ, biết tổ chức lại thì nó sẽ tạo nên sức mạnh diệu kì làm kẻ thù khiếp sợ. Hiểu được điều này, Tô Hoài đã đặt trọn niềm tin vào khả năng cách mạng của Mị và A Phủ.

Bên cạnh hình ảnh vợ chồng A Phủ thật đẹp chan chứa sự thương yêu cảm thông và tin tưởng, Tô Hoài bộc lộ thái độ căm ghét đối với chế độ thực dân phong kiến qua hình ảnh cha con ông thống lí Pá Tra. Lên án cái xấu để bảo vệ cái đẹp cũng là nhân đạo. Tô Hoài đã giúp người đọc hình dung được sự tàn ác, dã man, bản chất bóc lột của bọn thực dân phong kiến khi miêu tả xác thực và sinh động cuộc sống của cha con thống lí.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm, sâu sắc nhất là sự trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người nông dân cùng khổ. Ngòi bút Tô Hoài từng bước rọi sâu khám phá vào miền thân u của thế giới nội tâm nhân vật, ông hiểu tâm tư, nỗi niềm và khát vọng của họ. Không chỉ trân trọng khát vọng tự do của Mị và A Phủ mà còn đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của họ; đồng thời vạch ra cho họ con đường giải phóng.

12. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 11

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài và của nền văn học hiện thực cách mạng. Tác phẩm phơi bày cuộc sống khốn khổ của những người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc dưới sự cai trị khắc nghiệt của thế lực phong kiến miền núi. Đồng thời, tác phẩm còn là một khúc ca ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người, không cam chịu đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tối tăm và ước mơ vươn tới tự do. Đó cũng là giá trị nhan đạo mà nhà văn Tô Hoài đã hết lòng kí thác vào tác phẩm này.

Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Hai con người ưu tú của núi rừng Tây Bắc nhưng nghịch cảnh trớ trêu mà phải chấp nhận kiếp sống nô lệ, thống khổ trong nhà thống lý Pá Tra.

Trước hết, Mị là cô gái có ngoại hình đẹp và nhiều phẩm chất tốt, đáng lẽ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc.Mị là một cô gái chăm làm, sẵn sàng lao động, không quản ngại khó khăn. Mị yêu đời, yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý, chỉ cần cuộc sống yên bình. Với gia đình, Mị là một người con hiếu thảo.

Có thể khẳng định, Mị là một hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc. Ở Mị, toát lên cái đẹp vừa tự nhiên, giản dị vừa phóng khoáng, thẳm sâu như thiên nhiên núi rừng miền Tây Tổ quốc. Tuy nhiên, trái với những gì Mị đáng được hưởng, bi kịch đã đến với Mị một cách phũ phàng bởi cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục.

Bố mẹ nghèo, cưới nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí. Nợ chưa trả hết, người mẹ đã qua đời. Bố già yếu quá, món nợ truyền sang Mị. Thống lí Pá Tra muốn Mị làm con dâu “gạt nợ”. Mà quan trên đã muốn, kẻ dưới làm sao thoát được. Pá Tra xảo quyệt, lợi dụng tục lệ của người Mèo, cho cướp Mị về. Thế là không có cưới hỏi, không cần tình yêu mà vẫn hoàn toàn hợp lẽ. Có ai dám bên vực Mị.

Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Tô Hoài đã phanh trần bản chất bóc lột giai cấp ẩn sau những phong tục tập quán. Bề ngoài là con dâu vì Mị là vợ A Sử, nhưng bên trong Mị chỉ là một thứ gán nợ, bắt nợ để bù đắp cho khoản tiền mà bố mẹ Mị đã vay của nhà thống lý Pá Tra nhưng chưa trả được. Điều đau đớn trong thân phận của Mị là ở chỗ: nếu chỉ là con nợ thay cho bố mẹ thì Mị hoàn toàn có thể hi vọng vào một ngày nào đó sẽ được giải thoát sau khi món nợ đã được thanh toán (bằng tiền, bằng vật chất hoặc công lao động). Nhưng Mị lại là con dâu, bị cướp về và “cúng trình ma” ở nhà thống lý. Linh hồn Mị đã bị con “ma” ấy “cai quản”. Đến hết đời, dù món nợ đã được trả, Mị cũng sẽ không bao giờ được giải thoát, được trở về với cuộc sống tự do. Đây chính là bi kịch trong cuộc đời Mị.

Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Suốt ngày “Mị lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, thế giới của Mị thu hẹp trong một cái ô cửa sổ “mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Một cô con dâu nhà thống lý quyền thế, giàu sang “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” nhất làng nhưng lúc nào cũng “cúi mặt”, “buồn rười rượi”. Kết quả của hoàn cảnh sống thật chua xót: “Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, cô nhẫn nhục, cam chịu.

Ở Mị, dường như đã bị tê liệt cả lòng yêu đời, yêu sống lẫn tinh thần phản kháng. Giờ đây, Mị chỉ là một công cụ lao động. Thân phận của Mị không bằng con trâu, con ngựa trong nhà, âm thầm như một cái bóng. Hay nói đúng hơn, Mị như một tù nhân của chốn địa ngục trần gian, đã mất tri giác về cuộc sống.

Hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Qua hình ảnh nhân vật Mị, nhà văn không chỉ gián tiếp tố cáo sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi mà còn nói lên một sự thật đau xót : dưới ách thống trị của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục, người dân lao động miền núi Tây Bắc bị chà đạp một cách tàn nhẫn về tinh thần đến mức tê liệt cảm giác về sự sống, mất dần ý niệm về cuộc đời, từ những con người có lòng ham sống mãnh liệt trở thành những người sống mà như đã chết, tẻ nhạt và vô thức như những đồ vật trong nhà. Một sự hủy diệt ý thức sống của con người thật đáng sợ.

Quả thật hoàn cảnh quyết định tính cách. Nguyên tắc biện chứng của chủ nghĩa hiện thực đã được nhà văn tuân thủ nghiêm ngặt. Sự yếu đuối của kẻ nô lệ, sự vùi dập tàn bạo của bọn bốc lột tất sẽ dẫn đến cảnh ngộ bi đát ấy. Nỗi khổ nhục của cô gái Mèo này thật đã có thể so sánh với nỗi nhục của Chí Phèo khi “đánh mất cả nhân tính lẫn nhân hình”. Thật ra, Chí Phèo còn có lúc nghênh ngang, còn dọa nạt được người khác. Chí Phèo buông xuôi cuộc đời theo cách khác: nổi loạn và bất cần đời.

Nếu xem xét giá trị hiện thực của một tác phẩm như là sự phản ánh chân thật cuộc sống, thì “Vợ chồng A Phủ” quả là bản cáo trạng hùng hồn về nỗi thống khổ của người phụ nữ miền núi, vừa chịu gánh nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền và cường quyền. Tâm lý nơm nớp sợ “con ma nhà Thống Lí” đã nhận mặt mình từ buổi bị bắt về”Cúng trình ma” là một ám ảnh ghê gớm đè nặng suốt cuộc đời Mị. Ngay cả đến khi Mị đã trốn thoát khỏi Hồng Ngài, cô vẫn còn run sợ trước sức mạnh ấy. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy bọn thống trị đã thâm hiển, tàn dọc đến nhường nào trong nghệ thuật “ngu dân” để dễ trị.

Có thể nói, nhà văn đã không hà tiện cung cấp cho người đọc những chi tiết có giá trị bóc trần bản chất xã hội vô nhân đạo, ở đó thân phận người dân nghèo mới mong manh bất ổn làm sao! Ta sững sờ trước cảnh cô Mị lặng lẽ ngồi lơ lững trong những đêm đông buốt giá, thằng chồng thì đi chơi về khuya ngứa tay đánh Mị ngã dúi xuống đất. Lại còn có cái hình ảnh nhức nhối phũ phàng: người con gái bị trói đứng vào cột trong buồng tối, bị trói chỉ vì muốn đi chơi tết như bạn bè. Sự bất lực của Mị tràn theo dòng nước mắt chua chát trên má môi mà không có cách gì lau đi được.

Những chi tiết như vậy làm cho bức tranh hiện thực nới rộng thêm dung lượng và linh động thêm. Sự xuất hiện của nhân vật chính A Phủ tạo thêm tình huống để hoàn chỉnh bức tranh đó. A Phủ xuất hiện trong một thân phận hoàn toàn khác nhưng lại có chung một dòng chảy với cuộc đời Mị: dòng chảy đến nhà thống lí pá Tra.

A Phủ sớm mồ côi cha mẹ. Anh sống vất vưởng, không nơi nương tựa. Đã thế, một lần vì đói quá, một người đã bắt A Phủ và bán đến vùng hồng Ngài. Bởi nghèo quá, A Phủ không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo. Thế nhưng, A Phủ với cá tính mạnh mẽ, ý chí và nghị lực sống phi thường, anh đã vượt qua mọi cơ cực để trở thành chàng trai Mông khỏe mạnh, tháo vát, trở thành niềm mơ ước của nhiều cô gái trong bản, một hình ảnh đẹp về người lao động miền núi Tây Bắc.

Đáng tiếc thay, tuổi trẻ nông nổi, chỉ vì đánh con quan mà bị phạt rất nặng, bị làng “bắt vạ”, trở thành một kiểu “nô lệ” trong nhà thống lí Pá Tra. Rồi sau dó, chỉ vì lỡ để hổ bắt mất một con bò mà bị cha con thống lí bắt trói, hành hạ dã man, có thể phải trả giá bằng cả tính mạng. Nhân vật A Phủ vừa là bằng chứng sống về tội ác của giai cấp thống trị miền núi Tây Bắc vừa là một hình ảnh đẹp, tiêu biểu của người dân lao động ở một vùng núi cao nước ta.

Cuộc đời nô lệ của A Phủ thật ra là sự lặp lại với ít nhiều biến thái chính cuộc đời Mị. Lý do mà Thống Lí Pá Tra buộc A Phủ phải thành người ở công không, không phải vì cuộc ấu đả thường tình của đám trai làng. Vấn đề là ở chỗ pháp luật trong tay ai? Khi kẻ phát đơn kiện cũng đồng thời là kẻ ngồi ghế quan toà thì còn nói gì tới công lý nữa! Vậy nên mới có cảnh xử kiện quái gỡ nhất trên đời mà chúng ta được chứng kiến tại nhà Thống Lí. Kết quả là người con trai khỏe mạnh phóng khoáng vì lẽ công bằng mà phải đem cuộc đời mình trả nợ nhà quan.

Nhưng nếu nói giá trị hiện thực của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà chỉ phân tích ở khía cạnh phơi bày, tố cáo, phê phán thông qua những cảnh ngộ bi thảm của người dân lao động là còn chưa đủ. Nhiều tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc vẫn được xem như có hạn chế trong tầm nhìn và bởi thế, giá trị hiện thực sẽ không được toàn vẹn. Tô Hoài trong khi đào sâu vào hiện thực đã phát hiện ra con đường tất yếu mà các nhân vật của ông đi tới. Sự đè nén quá nặng nề, những đau khổ chồng chất mà bọn thống trị gây ra tất sẽ dồn những kẻ khốn cùng ấy tới sự chống trả và nếu gặp được ánh sáng soi đường, họ sẽ đến được thắng lợi.

Tất nhiên, nhà văn phải có con đường riêng cho sự thể hiện chân thật chân lí đơn giản ấy. Lấy việc miêu tả tâm lí làm điểm tựa vững chắc, Tô Hoài đã tìm ra được sự phát triển logic của tính cách. Đây mới thật sự là một giá trị hiện thực độc đáo của tác phẩm, và là chỗ có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất. Tô Hoài đã chỉ ra sự hợp lí của quá trình tha hóa nhân cách của cô Mị thời kì đầu. Mị làm việc nhiều quá, bị đày đọa khổ ải quá, mãi rồi Mị phải “quen”, phải cam chịu. Lúc trước Mị không được quyền tự tử vì sợ liên luỵ với bố; giờ bố chết, nhưng Mị không còn muốn tự tử nữa. Mị như một cái máy, không có ý thức, không cảm xúc ước ao.

Thật bất ngờ, có biết bao nhiêu màu xuân đã trôi qua, có biết bao lần được nghe tiếng sáo, thế mà chỉ trong mùa xuân năm ấy, khi tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha trên núi vọng về, Mị đã lắng nghe. Tâm hồn Mị bắt đầu cựa quậy, làm sống lại nhưng mạch nguồn tươi xanh tưởng chừng như đã khô kiệt hoàn toàn.

Tác động đến Mị, có lẽ trước hết là khung cảnh mùa xuân. Mùa xuân, hoa rừng nở, khí trời ấm áp, người người lên nướng. Không gian u tối của mùa đông lùi dần cũng mở cửa tâm hồn con người. Tiếp đó là “tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi” – tiếng sáo gọi bạn tình “vọng” vào tâm hồn Mị “thiết tha bổi hổi”. Bữa cơm Tết cúng ma đón năm mới rộn rã “chiêng đánh ầm ĩ” và bữa rượu tiếp ngay bữa cơm bên bếp lửa tuy quen thuộc nhưng có cái gì đó khiến lòng Mị cũng bồi hồi theo. Đó là ý niệm về thời gian, về tuổi đời, về cái ngày chấm dứt sự sống trên cõi đời này, tuy mơ hồ nhưng rất mạnh mẽ.

Những biểu hiện của ngoại cảnh ấy không thể không tác động đến Mị, nhất là tiếng sáo. Bởi vì ngày trước Mị thổi sáo giỏi, bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Tiếng sáo gọi bạn tình, “tiếng sáo rủ bạn đi chơi” chính là tiếng ca của hạnh phúc, là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Nó đã xuyên qua hàng rào lạnh giá bên ngoài để “vọng” vào miền sâu thẳm trong tâm hồn Mị, đánh thức cái sức sống vẫn được bảo lưu đâu đó trong cõi lòng người thiếu nữ Tây Bắc này.

Mị thấy lòng “thiết tha bồi hồi”và lập tức nhớ lại cả quãng đời thiếu niên tươi đẹp. Thanh niên Mèo ai chả yêu tiếng sáo, mà Mị lại là cô gái thổi sáo giỏi. Hơn nữa, tiếng sáo đang chập chờn kia lại nhắc đến tình yêu, “gọi bạn yêu” nó thức dậy trong sâu thẳm trong lòng cô khát vọng tình yêu thương và hạnh phúc.

Như vậy, tiếng sáo lại động chính cái sức mạnh bền vững, bất diệt nhất của tuổi trẻ, Mị nhớ lại rành rõ “mình vẫn còn trẻ lắm”, rằng “bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi xuân”. Và bên tai Mị cứ “lững lờ”. Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Trong không khí của một đêm tình mùa xuân, trong cái nồng nàn của bữa rượu ngày Tết, “Mị cũng uống rượu”. “Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy”.

Mị “thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị cảm thấy mình “trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Mị cảm thấy rõ hơn bao giờ hết cái vô nghĩa lý của cuộc sống thực tại : “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.

“Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”. Tiếng sáo như hối thúc Mị “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” để “đi chơi”. Những biến động mạnh mẽ trong tâm hồn Mị đã chuyển hóa thành hành động thực tế và hành động này dẫn đến những hành động tiếp theo không thể ngăn được.

Rõ ràng, cái khát vọng sống, niềm khát khao hạnh phúc vẫn được bảo lưu ở đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn nhân vật Mị. Nó giống như hòn than vẫn đang âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn nguội lạnh và chỉ cần một ngọn gió thổi tới là nó có thể bùng cháy một cách mãnh liệt. Những tác động của ngoại cảnh là không nhỏ nhưng cái sức mạnh tiềm ẩn, không thể nào dập tắt của con người mới là điều mấu chốt quyết định sức sống của Mị, của mỗi cá nhân.

Có thể coi đây là một bước đột biến tâm lí nhưng là kết quả hợp lí toàn bộ quá trình tác động qua lại giữa hoàn cảnh với tính cách nhân vật. Sự “vượt rào” của Mị bị đàn áp ngay sau đó. A Sử đã tắt đèn, trói đứng cô vào cột nhưng ý thức về quyền sống, khát vọng về hạnh phúc đã trở lại. Mị lại biết khóc, lại muốn tự tử. Và những giọt nước mắt trong cái ngày tàn nhẫn này sẽ lưu giữ trong lòng Mị như một vết bỏng rát để đến khi bắt gặp những dòng nước mắt chảy “lấp lánh” trên gò má hốc hác của A Phủ, nó đã biến thành sự đồng cảm sâu sắc giữa những người cùng khổ.

Ban đầu, trước cảnh tượng A Phủ bị trói, Mị hoàn toàn dửng dưng bởi cái cảnh bắt người, trói người trong nhà thống lí đã quá quen thuộc ,ngày nào cũng có. Nhưng sau đó, khi chứng kiến dòng nước mắt chảy xuống gò má đã xạm đen lại của A Phủ, Mị đã đồng cảm, thương mình và thương người. Thương mình, thương người, Mị càng nhận rõ tội ác của cha con thống lí. Dù trong lòng vẫn có những sợ hãi nhưng Mị đã cứu A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài.

Toàn bộ ý thức phản kháng của Mị hiện hình qua một câu hỏi sáng rõ: “người kia việc gì phải chết?”. Mị quyết định trong khoảnh khắc: cắt dây trói giải thoát cho A Phủ. Và tất nhiên, Mị cũng bỏ trốn, tự giải thoát chính mình. Hai kẻ trốn chạy chịu ơn nhau, cảm thông nhau, dựa vào nhau để tạo lập hạnh phúc. Đây là hệ quả tất yếu sau những gì đã diễn ra ở Mị. Từ đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đến đêm cứu A Phủ là một hành trình tìm lại chính mình và tự giải thoát khỏi những “gông xiềng” của cả cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu. Đó cũng là sự khẳng định ý nghĩa của cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người dân lao động Tây Bắc.

Thế nhưng, cái đồn Tây lù lù xuất hiện và lại có cha con Thống Lí Pá Tra về ở trong đồn, thì họ thật sự bị dồn đến chân tường. Trước mặt họ, chỉ còn sự lựa chọn cuối cùng: trở lại kiếp nô lệ hay chống kẻ thù. Chắc chắn, họ thà chết còn hơn lại sống như cũ. Nhưng muốn chống kẻ thù, họ trông cậy vào ai? Cách mạng đã đến với họ đúng giây phút ấy. Mị và A Phủ đi theo cách mạng, sẽ thuỷ chung với cách mạng như một lẽ tất yếu.

Bằng sự am hiểu cuộc sống và khả năng phân tích những vấn đề sắc bén, nhất là bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã tái hiện chân thật và sinh động cuộc hành trình từ đau khổ, tối tăm ra phía ánh sáng cách mạng của những người dân lao động với chế độ cũ. Tác phẩm đem lại cho bạn đọc nhận thức đúng đắn về con đường cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Ngoài ra giá trị hiện thực của truyện còn được gia tăng bằng màu sắc địa phương rất đậm nét với cảnh sắc, phong tục, sinh hoạt của người Mèo, bằng bản sắc tâm hồn độc đáo của các nhân vật. Cùng một số phận, một cảnh ngộ, những diễn biến tâm lí của Mị rất khác A Phủ. A Phủ mạnh mẽ, bộc trực, dứt khoát. Mị dường như chính chắn hơn nhưng lại yếu đuối hơn.

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng thái độ của nhà văn đối với cuộc sống, trước hết là với con người. Ngay giá trị hiện thực của ”Vợ chồng A Phủ” đã để lộ cái nhìn nhân đạo, ưu ái của Tô Hoài. Khi cô đúc nỗi cùng khốn vào hai thân phận nô lệ với ý thức làm một bản cáo trạng về xã hội cũ, Tô Hoài đã gợi lên trong chúng ta sự căm phẫn, sự đau xót, sự cảm thông khi miêu tả buổi lễ ăn thề giữa A Châu và A Phủ như là cuộc nhân duyên giữa quần chúng và cách mạng, ông đem lại niềm tin về một tương lai sáng sủa cho những người bị áp bức.

Thật ra cũng khó tách bạch đâu là giá trị hiện thực, đâu là giá trị nhân đạo ở một tác phẩm như “Vợ chồng A Phủ”. Hiện thực và nhân đạo nhiều khi hòa trộn với nhau. Không thể không nói đến tính chân thật, chính xác, logic ở những đoạn mô tả tâm lí, nhưng rõ ràng phải biết thông cảm, biết trân trọng nâng niu con người lắm, mới có thể xét đoán tâm hồn người ta tinh tế như vậy. Thật khó quên hình ảnh cô Mị lần tìm về quỳ lạy trước mặt bố mà khóc nức nở. Đứa con chưa kịp nói gì người cha đã biết: “Mày về quỳ lạy tao để mày chết đấy à? Không được đâu con ơi”.

Mị ném nấm lá ngón xuống đất, quay trở lại chốn địa ngục trần gian. Phải, cô gái ấy vốn có một nhân cách đáng trọng. Cô thà chết để khỏi sống khổ nhục, nhưng lại phải chấp nhận sống khổ nhục hơn bất hiếu với cha. Chính Mị, khi còn trẻ đã biết xin bố:”con nay đã lớn rồi con sẽ thay bố làm nương trả nợ. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Đó là con người biết yêu quý tự do, biết khẳng định quyền sống.

Ngay cả lúc bị hoàn cảnh vùi dập đến mê mụ, trong tro tàn của lòng cô vẫn âm ỉ ốm than hồng của niềm ham sống, khao khát thương yêu. Nếu nhà văn chỉ tuân theo một thứ hiện thực khách quan, lạnh lùng thì làm sao ông có thể đón đợi và nắm bắt tài tình giây phút sống lại bất ngờ và mãnh liệt đến thế của cô gái. Không trước sau ông vẫn tin rằng hoàn cảnh dẫu có khắc nghiệt đến mấy, cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn nhân tính. Mị đã sống lại bằng tuổi trẻ, bằng nỗi day dứt về thân phận của mình. Chính cái khát vọng sống mãnh liệt không thể chết được ở Mị, làm cho Mị đồng cảm với cảnh ngộ của A Phủ và đi đến quyết định giải thoát cho A Phủ, giúp Mị tự giải thoát khỏi cái chốn địa ngục để làm lại cuộc đời, để sống như một con người.

“Vợ chồng A Phủ” miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi. Truyện đã tái hiện một cách sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc.

Tô Hoài đã trân trọng từng bước trưởng thành của Mị và A Phủ. Cái nhìn của ông về hai nhân vật này là một cái nhìn nhân đạo tích cực. Ông cảm thông nỗi đau của Mị và A Phủ, mặt khác ông trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này. Phải chăng, chính cái nhìn đó đã tạo nên giá trị nhân đạo của “Vợ chồng A Phủ”. Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A Phủ ít nhiều gợi đến những Chí Phèo, chị Dậu, những chú AQ và những thím Tường Lâm… Đó là những hình tượng nghệ thuật được cô đúc từ chính cuộc đời đau khổ trong xã hội cũ.

Qua tác phẩm, nhà văn thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi, phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người (cường quyền và thần quyền). Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc. Thông qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình.

13. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 12

Mỗi người yêu văn Tô Hoài từ trong tiềm thức của mình, nhắc đến Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám, ta không thể không nhắc đến tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí. Sau cách mạng, ông lại nổi lên với tập Truyện Tây Bắc với 3 truyện tiêu biểu đó là Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu Mường và Mường Giơn giải phóng. Trong đó, Vợ chồng A Phủ là linh hồn của cả tập truyện.

Linh hồn của tác phẩm là nhân vật Mị – biểu tượng của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám, được Tô Hoài xây dựng vô cùng chân thực và sống động. Toàn bộ bức chân dung ấy được Tô Hoài vẽ lên bằng lòng nhân ái của một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Đúng như nhận xét của Nga Chekhov đã từng nói: “1 người nghệ sĩ chân chính phải là 1 nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.” Tô Hoài, chắc chắn, là một nhà văn như thế.

Đối với một tác phẩm văn học chân chính, giá trị nhân đạo chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. Nói như Nam Cao, đó phải là một cái gì đó vừa đau đớn vừa phần khởi. Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn. Còn theo như Thạch Lam: Văn chương phải là một thứ khí giới thanh cao và và đắc lực; nó làm trong sạch lòng người, làm thay đổi một cái thế giới tàn ác và giả tạo.

Để có được những áng văn như vậy, nhà văn phải đứng trong lao khổ mở lòng mình ra đón lấy tiếng vang động của cuộc đời hay nói như Tố Hữu: Nhà thơ phải là những con ong hút nhụy từ những bông hoa của cuộc sống. Không có sự cần mẫn của con ong, nhụy hoa không thể trở thành mật ngọt.

Điều này được thể hiện rõ trong Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, 1 tác phẩm chứa chan tình nhân văn, nhân đạo. Vợ chồng A Phủ là tập truyện hay nhất trong tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Vợ chồng A Phủ cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm của dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, đó là tấm lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc.

Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.

Vợ chồng A Phủ giá trị nhân đạo được thể hiện ngay từ đề tài, chủ đề của tác phẩm. Ngay nhan đề Vợ chồng A Phủ, tác giả đã thể hiện tư tưởng cốt lõi, chủ đạo của truyện. Đọc nhan đề, ta có thể hình dung ra ngay cuộc đời của một đôi vợ chồng người Mèo vùng núi trước cách mạng tháng Tám.

Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ trước hết được toát lên từ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh, bị mất quyền sống của người lao động miền núi, mà tiêu biểu là Mị và A Phủ. Mị vốn là một cô gái xinh đẹp mang trong mình biết bao phẩm chất cao quý.

Thế mà, kể từ khi bước chân về làm con dâu trừ nợ, thực chất là nô lệ không công cho nhà thống lí Pá Tra, dưới mấy tầng áp bức của cường quyền, thần quyền và hủ tục phong kiến miền núi, ị phải sống một chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Mị không bị hành hạ về thể xác mà còn bị đày đọa về tinh thần.

Mị bị đối xử như con vật, thậm chí không bằng con vật: "Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, tưởng mình là con ngựa, là con ngựa phải tới ở các tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi gì nữa… Con trâu, con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc làm cả ngày lẫn đêm."

Sự đau khổ tủi cực đã cướp đi tuổi xuân của Mị, biến cô trở thành một kẻ cam chịu. Cô gái Mèo trẻ đẹp, tài hoa, giàu lòng yêu đời thuở nào giờ gần như đã chết, chỉ còn la người đàn bà thân xác héo khô, tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng. Mị ngày càng không nói. Mị mất hết cảm giác thời gian: không dĩ vãng, không hiện tại, không tương lai.

Cuộc đời Mị chỉ còn thu nhỏ lại qua cái "lỗ vuông" của chiếc cửa sổ bằng bàn tay – trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị gần như tê liệt sức sống, lủi củi như con rùa nuôi trong xó cửa. Bằng những chi tiết chân thực, gợi cảm như thế, Tô Hoài đã làm cho bức tranh hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm thêm sinh động, vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu.

Chính hành động Mị cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài đến với tiếng gọi của cách mạng là một mốc thách thức với chính Tô Hoài. Có thể khẳng định với chi tiết này, Tô Hoài đã vượt qua được Chí Phèo của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ được trao giải thưởng. Nhờ có sự kiện này mà Vợ chồng A Phủ trở thành một tác phẩm bản lềtrên diễn đàn văn chương. Nó khép lại những hạn chế của dòng văn học hiện thực phê phán một thời.

Sự xuất hiện của nhân vật chính A Phủ – cũng bị bắt làm con ở trừ nợ đã làm hoàn chỉnh thêm bức tranh hiện thực, giá trị tố cáo và nội dung nhân đạo của tác phẩm. A Phủ là một đứa trẻ sinh ra trong nghèo khổ, đau đớn hơn lại mồ côi cả cha lẫn mẹ sau một trận dịch đậu mùa. Chính vì thế mà cả năm tháng tuổi thơ của anh phải sống kiếp nô lệ đọa đày khi bị người làng bắt trói rồi đem bán cho người Thái ở dưới cánh đồng.

Thế nhưng, không chịu khuất phục số phận, A Phủ đã liều lĩnh bỏ trốn lên Hồng Ngài, làm thuê làm mướn đủ nghề từ mùa này sang mùa khác để kiếm sống nuôi thân. Bản lĩnh gan góc, sức sống tiềm tàng đã được trui rèn trong những năm tháng cơ cực ấy và đó cũng chính là một trong những điều tạo nên sự bứt phá về sau trong cuộc đời A Phủ.

Từ khi trưởng thành, A Phủ càng chứng tỏ con người gan góc, không chịu khuất phục, luôn có ý chí vượt lên số phận cay đắng để vươn đến những điều tốt đẹp nhất của mình. Chàng “biết đúc lưỡi cày”, “đi săn bò tót rất bạo”. Chẳng những lao động giỏi mà A Phủ còn có sức khỏe hơn người: “A Phủ chạy nhanh như ngựa”, “Công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng”. Chính nghị lực sống và sức khỏe của anh đã khiến cho nhiều cô gái và người làng yêu mến.

Chỉ vì đánh lại con quan A sử trong việc phá đám chơi ngày tết mà A Phủ bị trói mang đến nhà Phá Tra để xử kiện. Từ đây, anh bỗng vĩnh viễn trở thành con trâu, con ngựa, như một nô lệ cho nhà Pá Tra. Hơn nữa, cho đến cả đời con, đời cháu, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Và nếu không gặp Mị, chắc chắn A Phủ đã phải chết một cách thê thảm tại nhà thống lí.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ còn toát lên từ sự tố cáo gay gắt thế lực thực dân phong kiến cùng bọn chúa đất thổ ty. Điển hình cho thế lực đối lập, chà đạp lên cuộc sống con người là cha con thống lí Pá Tra. chúng đã lợi dụng sức mạnh cường quyền, thần quyền, hủ tục để biến người lao động thành nộ lệ không công và đối xử với họ lạnh lùng, tàn nhẫn như đối xử với con vật.

Có biết bao nhiêu người phụ nữ, thanh niên như Mị và A Phủ đã bị biến thành công cụ lao động. Sống đời sống con trâu, con ngựa trong nhà thống lí. Có biết bao nhiêu người đã bị trói đứng, thậm chí trói cho đến chết ở nhà Pá Tra? Chúng ta không thể biết con số cụ thể, nhưng qua số phận của nhân vật Mị và A Phủ, người đọc vẫn cảm nhận, căm ghét sự tàn bạo, vô lương tri của bọn cường hào miền núi.

Bên cạnh thái độ cảm thông, chia sẻ và lên án, tố cáo, Vợ chồng A Phủ còn là một bài ca ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Bên cạnh thái độ cảm thông, chia sẻ và lên án, tố cáo, đặt niềm tin, sự trân trọng, nâng niu đối với khát vọng tốt đẹp của những con người bị đày đoạ, đau khổ. Đó là sự kế tục chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, đồng thời phát triển lên một mức cao hơn.

Người đọc không chỉ thương một cô Mị khốn khổ, bị đoạ đày, mà còn yêu một cô Mị tài hoa, ham sống, giàu lòng hiếu thảo, đức hi sinh và tinh thần vật lộn, đấu tranh để vượt lên hoàn cảnh. “Điều kỳ lạ là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt” (Tô Hoài). Ách thống trị của cường quyền, thần quyền, hủ tục đã không giết hẳn hình ảnh người con gái tài hoa, yêu đời trong Mị.

Dưới đống tro tàn của hiện tại, mầm sống, niềm khát khao hạnh phúc vẫn âm ỉ cháy trong Mị, chỉ chờ một sự tác động ngoại cảnh để bùng dậy, cháy sáng. Đêm tình mùa xuân và cảnh Mị cởi trói cho A Phủ là những trang văn hay nhất trong tác phẩm, đánh dấu sự bừng tỉnh của con người đấu tranh trong Mị.

Bên cạnh Mị, hình ảnh A Phủ, chàng trai Mèo dũng cảm, gan góc, phóng khoáng của thiên nhiên Tây Bắc cũng là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng với người đọc. Mị và A Phủ tiêu biểu cho tâm hồn, vẻ đẹp con người miền núi và thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả.

Đọc những trang sách của Tô Hoài viết về số phận bi thương của Mị và A Phủ, ta có cảm giác đó không còn là những dòng chữ lạnh lùng nữa mà là những dòng nước mắt chảy thằng từ trái tim tràn đầy tình thương yêu nhân đạo của tác giả khóc thương cho thân phận xấu số của nhân vật.

Giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ còn mang nét mới, tiến bộ hơn chủ nghĩa nhân đạo truyền thống. Đó là nhà văn đã chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động là đi từ tự phát đến tự giác, từ tăm tối đau thương vươn lên ánh sáng của tự do và nhân phẩm nhờ sự dìu dắt của Đảng như một tất yếu lịch sử.

Con đường đó được nhà văn miêu tả cụ thể qua quá trình đấu tranh của Mị và A Phủ từ lúc trốn khỏi Hồng Ngài đến lúc trở thành những người du kích Phiềng Sa. Từ những con người nô lệ u mê, câm lặng, họ đã tự phá bỏ sợi dây trói hữu hình thắt chặt cuộc đời họ trong nhà thống lý Pá Tra để đi theo tiếng gọi của tự do, để giác ngộ một chân lý: chỉ có cách cầm súng đánh lại bọn thống trị, họ mới có thể có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

Một lần nữa, chúng ta nhận thấy rằng dù ở đề tài nào, góc độ nào, tinh thần nhân đạo luôn là giá trị cốt lõi. Nhờ có giá trị nhân đạo mà qua hơn nửa thế kỷ nay, người đọc vẫn cảm thấy gắn bó với con người, với tình tiết của câu chuyện. Nỗi khổ cực của con người cùng với khát vọng sống của họ mãi mãi là vấn đề của văn học. Sự khám phá mới mẻ của Tô Hoài nhằm hoàn thiện con người, bản thân họ cũng như cách nhìn của con người với cuộc đời.

14. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 13

Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm văn học bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam. Chủ nghĩa nhân đạo là sợi chỉ hồng xuyên suốt quá trình lịch sử phát triển văn học, từ cội nguồn văn học dân gian đến văn học hiện đại. Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm rất phong phú, đa dạng: biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

Đọc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (1952), theo dõi số phận của hai nhân vật: Mị và A Phủ mới thấy hết tấm lòng yêu thương con người của nhà văn. Nhà văn không chỉ lên án, tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thổng trị ở miền núi mà còn bênh vực, cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh, khổ đau của họ; trân trọng khát vọng, đồng tình với tinh thần phản kháng và mở ra cho họ một con đường giải phóng. Đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Văn học từ Đông, Tây, kim cổ đều xem tư tưởng nhân đạo là linh hồn tác phẩm, là thước đo giá trị tác phẩm. Tư tưởng ấy, giá trị ấy được nhà văn thể hiện thông qua nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Tô Hoài đã từng quan niệm: “Nhân vật là trụ cột của sáng tác”, là linh hồn tác phẩm để nhà văn thể hiện chủ đề, tư tưởng, bộc lộ tình cảm, thái độ của nhà văn đối với cuộc đời, xã hội. Tô Hoài đã thể hiện tư tưởng ấy qua các nhân vật của mình trong tác phẩm.

Xây dựng hình tượng cha con thống lí Pá Tra, nhà văn lên án, tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi

Ngay đầu tác phẩm, nhà văn đã cho người đọc thấy hai cảnh đối lập: Mị ngồi quay sợi bên cạnh những tảng đá, tàu ngựa, mặt lúc nào cũng cúi xuống buồn rười rượi; một bên là cảnh nhà thống lí người ra vào tấp nập, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Do đâu mà nhà thống lí giàu như thế? Do thống lí “ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán”. Câu văn kể thản nhiên nhưng đã phơi bày bản chất kẻ vừa làm tay sai cho đế quốc ngoại xâm, vừa là kẻ ức hiếp ngay chính dân mình. Câu chuyện hé mở cho người đọc hiểu vì sao Mị lại có mặt trong cái nhà quan giàu có nhất làng này? Vì sao Mị phải làm việc quần quật, bị đối xử như một nô lệ, thậm chí không bằng kiếp trâu, kiếp ngựa? Vì Mị phải trả món nợ truyền thống của cha mẹ để lại cho nhà thống lí.

Xây dựng nhân vật A Phủ, tác giả nhằm tô đậm thêm bức tranh hiện thực cuộc sống. Từ một đứa trẻ mồ côi, vô tội, A Phủ phải lang thang kiếm sống, lớn lên lại trở thành nô lệ nhà thống lí vì tội dám đánh lại con quan – con trời.

Tô Hoài vạch trần bản chất phi lí, vô đạo của bọn thống trị khi xử tội A Phủ: “Mày đánh con quan làng, đáng nhẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống, và nộp vạ… một trăm bạc trắng. Mày không có… thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”.

Thật nực cười, kẻ ngồi trên ghế quan toà phán quyết lí đúng sai, lẽ công bằng lại chính là một tên kẻ cướp. Cái lí lẽ vay – trả đối với gia đình Mị và A Phủ đó chẳng phải là cái lí của kẻ thống trị chuyên quyền, áp bức, cướp đoạt sức lao động, quyền làm người của những người dân vô tội?

Sự tàn độc của cha con thống lí Pá Tra còn được tác giả thế hiện ở chi tiết: thống lí bắt chính A Phủ phải tự vác cọc, đóng cọc, lấy dây mây để tự trói chính mình. Nếu không tìm được con hổ ăn con bò thì A Phủ phải chết như con bò đã chết. Kiểu trói đứng con người cho đến khi người ta phải chết dần vì đau, đói, rét là một kiểu tra tấn “gia truyền” của nhà thống lí đối với con dâu, người ở trong cái nhà này.

Nói về nỗi khổ đau của Mị và A Phủ cùng những hành động tàn độc, vô đạo của cha con thống lí Pá Tra đại diện cho giai cấp thống trị ở miền núi, nhà văn nhân danh quyền con người lên án, tố cáo tội ác của chúng đôi với những người dân vô tội. Những con người hiền lành, chất phác lẽ ra họ phải được sống trong bình yên, hạnh phúc.

Khi nói về cuộc sống khổ đau, tăm tối của Mị và A Phủ, ẩn sâu trong ngòi bút là sư bênh vực và cảm thông sâu sắc của nhà văn

Nhà văn xót xa khi miêu tả cuộc đời Mị lúc còn ở với cha mẹ là một cô gái xinh đẹp, nết na, hiền thảo, có tâm hồn trong sáng và nhiều khát khao hạnh phúc. Đặc biệt Mị lại có tài thổi sáo, kèn lá vì thế có nhiều chàng trai say mê đêm về đứng nhẵn cả đầu vách. Thế mà bỗng chốc, Mị trở thành con dâu gạt nợ, thực chất là nô lệ.

Mấy tháng đầu, đêm nào Mị cũng khóc. Mị khóc vì ý thức được thân phận của mình phải sống với người mình không yêu, phải làm việc quần quật suốt ngày bên những tảng đá, tàu ngựa, con người khác gì đồ vật, con vật. Cuộc đời đâu còn những ngày phơi phới tự do, ngập tràn hạnh phúc trong những đám chơi ngày tết. Có lúc Mị đã định ăn lá ngón để quên đi những tháng ngày đẹp đẽ ấy. Nhưng chết thì ai trả nợ thay cha, cha thì già rồi sao có thể cuốc nương trả nợ.

Cuộc đời chỉ còn biết ngày này tháng khác làm bạn với công việc, sống như kiếp trâu, kiếp ngựa, thậm chí còn không bằng trâu ngựa. Con trâu, con ngựa làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân nhai cỏ, còn đàn bà con gái trong cái nhà này thì làm việc cả đêm lẫn ngày, không chút tự do. Sống như thế có khác nào không sống, nhà văn đã liên tưởng cuộc đời Mị với hình ảnh con rùa nuôi trong xó cửa, lùi lũi, câm lặng, thân phận phụ thuộc như thế mà thôi.

Nhà văn xót xa khi tả nơi ở của Mị: “Một cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi“. Chi tiết gây ám ảnh về một nhà tù mà Mị là một tù nhân bị áp bức tới mức cạn khô nhựa sống.

Ngày tết mọi người được đi chơi, nghỉ ngơi nhưng Mị lại bị kìm hãm, bị trói vào cột thật dã man khiến tinh thần Mị càng bị rơi vào vô vọng. Song để sự vô vọng ấy không bị lùa đi đến tận cùng, Mị vẫn còn một bếp lửa. Ngọn lửa đã sưởi ấm tâm hồn Mị mỗi khi mùa đông giá lạnh trở về.

Khi nói về A Phủ, nhà văn cũng thương cảm xót xa cho cuộc đời cậu bé 10 tuổi mồ côi bị người làng bán xuống vùng thấp lấy thóc ăn. Xót xa thương cảm khi A Phủ bị quỳ, bị đánh chửi suốt một ngày một đêm mà vẫn phải câm như thóc; phải cầm dao giết lợn để phục vụ chính kẻ đã hành hạ mình, xử mình thành nô lệ; phải vác cọc, đóng cọc để tự trói mình vào; phải khóc vì bị trói đau đớn, đói khát, bất lực không thể làm gì được khi cái chết đã kề bên…

Viết về nỗi khổ đau, bất hạnh của Mị và A Phủ, ngòi bút nhà văn như có nước mắt, ông đã gieo vào lòng ngưòi đọc một nỗi niềm thương cảm sâu xa trước số phận con người.

Nói về giá trị nhân đạo của tác phẩm, chỗ sâu sắc nhất trong tấm lòng nhân đao của nhà văn là trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người nông dân cùng khổ

Ngòi bút nhà văn từng bước rọi sâu khám phá vào miền thâm u của thế giới nội tâm nhân vật, ông hiểu tâm tư, nỗi niềm và khát vọng của họ.

Khi Mị nghe thông lí Pá Tra nói với bố mình: “Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xoá hết nợ cho” thì ngay lập tức, Mị bảo bố rằng: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Vì sao Mị phản ứng như vậy? Vì Mị đã có người yêu, vì Mị không yêu A Sử và biết nhà giàu như nhà thống lí thì thật đáng sợ.

Về nhà thống lí phải sống trong khổ cực, Mị mấy lần đã nghĩ đến cái chết. Nghĩ đến cái chết nghĩa là Mị phải sống trong giằng xé, thấu hiểu nỗi đời cay đắng bị nhà giàu cướp đoạt tình yêu, hạnh phúc của mình. Nhưng nhà văn đã để ý nghĩ ấy chỉ thoáng qua vì sự sống là đáng trân trọng, dù thế nào con người cũng phải vượt qua, phải sống.

Sống câm lặng, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa nhưng nhà văn đã nhìn thấy sâu thẳm trong tâm hồn ngươi con gái ấy vẫn hôi hổi một hòn than nóng vùi dưối lớp tro tàn. Nó chỉ chờ cơ hội đến là bùng cháy lên những khát khao. Đêm tình mùa xuân trở về, tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng reo hò của đám trai gái đầu làng… đã đánh thức trong Mị niềm yêu sống mà bấy lâu nay bị vùi lấp. Mị hát nhẩm theo tiếng sáo, Mị uống rượu… Mị thấy mình còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi… Tô Hoài đã giành trang văn đẹp và thơ mộng nhất để diễn tả niềm yêu sống, khát vọng và sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ. Ông làm sống lại không khí văn hoá ngày hội đẹp đẽ, đắm say của người dân tộc và chuyển hoá thành đời sống nội tâm nhân vật. Ngòi bút nhà văn đã thâm nhập sâu sắc, diễn tả những biến thái tinh vi của nội tâm nhân vật, hiểu thấu những đương nét quanh co, bí ẩn và đầy phức tạp của nó để nâng niu con người khỏi bị rơi vào tuyệt vọng.

Đỉnh cao của sự nổi loạn chống lại thân phận trâu ngựa của Mị là đoạn trong đêm mùa đông Mị đứng dậy giải thoát cho A Phủ và cả chính mình. Nhà văn đã tạo điều kiện, tạo tình huống để nhân vật có cơ hội giải thoát. Đó chính là tình huống A Phủ đánh mất bò, bị trói đã mấy ngày đêm, dòng nước mắt bất lực của con người vốn đầy sức mạnh và sống rất tự do chẳng lẽ lại bị chết một cách thương tâm. Chính điều đó đã thức tỉnh lòng trắc ẩn trong Mị, Mị thấy “chúng nó thật độc ác” và tình thương người như thể thương thân, đẩy Mị đến hành động quyết liệt cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động quyết liệt ấy cũng là hành động cắt đứt tất cả những khổ đau, kìm kẹp, trói buộc họ trong suốt bao năm qua ở cái nhà tàn độc này. Họ thực sự được giải phóng như cánh chim kia được tháo cũi xổ lồng bay lên bầu trời cao rộng.

Nhà văn không chỉ trân trọng khát vọng tự do của Mị và A Phủ mà còn đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của họ, vạch ra cho họ con đường giải phóng

A Phủ mồ côi cha mẹ lúc mười tuổi bị người ta bán xuống vùng thấp, A Phủ không chịu được trốn về vùng cao kiếm sống. Đó là thể hiện sự phản kháng.

A Phủ đánh con quan vì nó phá đám cuộc chơi của bạn bè. Nhà văn như đồng tình, hả hê miêu tả những hành động của A Phủ: ném con quay rất to vào mặt A Sử, con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt… A Phủ xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp…

Khi con bò bị hổ ăn thịt, A Phủ không sợ cái uy của thống lí mà cãi lại đòi cho đi bắt con hổ đền vào con bò đã mất.

Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ vùng lên quật sức còn lại để cô thoát ra khỏi địa ngục tăm tối, khổ đau.

Tất cả những hành động của A Phủ đều thể hiện tinh thần phản kháng của con người bị áp bức. Nó là sức mạnh, là tiền đề để sau này A Phủ trở thành du kích, trở về giải phóng quê hương.

Còn Mị, Mị muốn đi chơi trong đêm tình mùa xuân, Mị thắp đèn chuẩn bị xống áo chẳng cần biết A Sử ở đó và hỏi gì, đó là khát vọng và cũng ià sự phản kháng chống lại thân phận. Mị bị A sử đánh dập bên bếp lửa mà vẫn cứ dậy sưởi hàng đêm không hẳn là sự chai lì mà đó cũng là sự phản kháng. Mị định ăn lá ngón mấy lần cho chết đi cũng là sự phản kháng. Sự phản kháng dù là bột phát ra hành động hay âm ỉ trong lòng đều là sự dồn nén, tích tụ một tinh thần quyết liệt đế đến đêm mùa đông, Mị có đủ sức mạnh trỗi dậy giải thoát kiếp tôi đòi.

Nhà văn đã miêu tả quá trình diễn biến nội tâm và hành động của nhân vật thật tự nhiên và sống động. Đó cũng là quy luật tất yếu của sự sống mà nhà văn luôn đồng tình, ủng hộ và mở ra cho họ một hướng đi, một lối thoát.

Viết truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã đổ biết bao công sức để suy ngẫm làm sao cho tác phẩm của mình phải đạt đến chiều sâu của tư tưởng nhân đạo. Muốn vậy, nhà văn phải đi, phải nhìn, phải nghe, phải suy ngẫm, phải đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử để khám phá phẩm chất con người, để từ đó biết yêu thương, sẻ chia, trân trọng và đồng tình với những khát vọng của họ, hướng họ đi vào con đường đúng đắn. Đó là tấm lòng của một nhà văn lớn luôn đứng về phía con người cùng khổ để sống và viết.

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các bạn tham khảo các chuyên mục:

  • Soạn bài lớp 12
  • Soạn Văn Lớp 12 (ngắn nhất)
  • Học tốt Ngữ Văn lớp 12
  • Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!