Câu hỏi trắc nghiệm Môn Địa Lý lớp 4

Đề thi trắc nghiệm môn Địa lý lớp 4 cả năm là bộ câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với từng bài học trong chương trình Địa lý lớp 4 có đáp án chi tiết cho các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo luyện tập các dạng bài trắc nghiệm chuẩn bị cho các bài thi học kì.

BÀI 1 – DÃY HOÀNG LIÊN SƠN

1. Nhìn lược đồ hình 1 trang 70 SGK cho biết ở Bắc Bộ có mấy dãy núi chính?

a. 5 dãy núi.

b. 6 dãy núi.

c. 7 dãy núi.

2. Đỉnh núi Pan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét?

a. 3134 mét.

b. 3143 mét.

c. 3314 mét.

3. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào?

a. Sông Lô và sông Hồng.

b. Sông Lô và sông Đà.

c. Sông Hồng và sông Đà.

4. Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?

a. Lạnh quanh năm.

b. Nóng quanh năm.

c. Quanh năm mát mẻ.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

ý đúng

a

b

c

a

BÀI 2 – MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN

1. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

Các dân tộc Địa bàn cư trú theo độ cao

a. Dân tộc Thái. 1. 700m -1000m

b. Dân tộc Dao. 2. Trên 1000m

c. Dân tộc Mông 3. Dưới 700m

2. Hoàng Liên Sơn là nơi có dân cư như thế nào?

a. Dân cư đông đúc.

b. Dân cư thưa thớt.

c. Không có dân.

3. Các dân tộc sống ở nhà sàn nhằm mục đích gì?

a. Ít tốn của cải, tiền bạc.

b. Dễ sinh hoạt và tránh lũ lụt.

c. Tránh ẩm thấp và thú dữ.

4. Ở Hoàng Liên Sơn, các dân tộc thường tổ chức lễ hội vào mùa nào trong năm?

a. Mùa hè.

b. Mùa thu.

c. Mùa xuân.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

ý đúng

a-3; b-1; c-2

b

c

c

BÀI 3 – HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN

1. Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?

a. Đỉnh núi.

b. Sườn núi.

c. Thung lũng.

2. Tác dụng của ruộng bậc thang là gì?

a. Chống xói mòn.

b. Giữ nước.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

3. Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì?

a. Nghề nông.

b. Nghề thủ công truyền thống.

c. Nghề khai thác khoáng sản.

4. Khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn là gì?

a. Bô-xít.

b. Đồng, chì.

c. A-pa-tit.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

Ý đúng

b

c

a

c

BÀI 4 – TRUNG DU BẮC BỘ

1. Trung du Bắc Bộ nằm ở giữa hai vùng nào của Bắc Bộ?

a. Vùng núi và đồng bằng.

b. Vùng biển và đồng bằng.

c. Vùng núi và vùng biển.

2. Vùng trung du Bắc Bộ được mô tả như thế nào?

a. Là vùng núi với các đỉnh tròn sườn thoải.

b. Là vùng đồi với các đỉnh tròn sườn thoải.

c. Là vùng đồi với các đỉnh nhọn sườn thoải.

3. Thế mạnh của vùng trung du Bắc Bộ là gì?

a. Trồng cây ăn quả và trồng cà phê.

b. Trồng cà phê và trồng chè.

c. Trồng cây ăn quả và trồng chè.

4. Tác dụng của việc trồng rừng ở Bắc Bộ

a. Ngăn cản tình trạng đất đang bi xấu đi.

b. Chống thiên tai và cải thiện môi trường.

c. Đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho nhân dân.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

ý đúng

a

b

c

b

BÀI 5 – TÂY NGUYÊN

1. Tây nguyên là sứ sở của:

a. Các cao nguyên xếp tầng.

b. Cà phê và hạt tiêu.

c. Cà phê và sầu riêng.

2. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

Cao nguyên Tỉnh (Thành phố).

a. Đăk Lăk. 1. Lâm Đồng

b. Plâyku. 2. Buôn Mê Thuột

c. Lâm Viên, Di Linh. 3. Gia Lai

3. Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa?

a. Hai mùa rõ rệt: mùa mưavà mùa khô.

b. Hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa xuân.

c. Hai mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông.

4. Theo hiểu biết của em, hiện nay Tây Nguyên có mấy tỉnh?

a. 4 tỉnh.

b. 5 tỉnh.

c. 6 tỉnh.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

ý đúng

a

a-2; b-3; c-1

a

b

BÀI 6 – MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN

1. Chọn ý đúng trong các câu sau:

a. Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc sinh sống và đông dân cư.

b. Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc sinh sống nhưng thư dân nhất nước ta.

c. Tây Nguyên – nơi có ít dân tộc sinh sống nhưng lại đông dân cư.

2. Nhà Rông ở Tây Nguyên dùng để làm gì?

a. Dùng để sinh hoạt tập thể như lễ hội, tiếp khách của cả buôn …

b. Dùng để cất giữ những vật quý giá nhất của buôn làng.

c. Dùng để ở khi dân làng bị thú dữ tấn công

3. Ở Tây Nguyên, các dân tộc thường tổ chức lễ hội vào mùa nào trong năm?

a. Mùa hè hoặc sau những vụ thu hoạch.

b. Mùa thu hoặc sau những vụ thu hoạch.

c. Mùa xuân hoặc sau những vụ thu hoạch.

4. Những dân tộc nào dưới đây sống lâu đời ở Tây Nguyên?

a. Gia-rai, Ê-đê, Ba Na, Xơ-đăng …

b. Kinh, Mông, Tày, Nùng …

c. Cả hai ý trên đều đúng

Đáp án

Câu

1

2

3

4

ý đúng

b

a

c

a

BÀI 7 – HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN

1. Đất đỏ ba dan thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp nào?

a. Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu, chè … )

b. Cây công nghiệp hằng năm (thuốc lá, mía … )

c. Cây ăn quả.

2. Ở Tây Nguyên, cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất?

a. Cao su.

b. Cà phê.

c. Chè, hồ tiêu.

3. Ở Tây Nguyên con vật nào được nuôi chính?

a. Trâu, bò.

b. Voi.

c. Lợn, thỏ.

4. Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?

a. Lấy thịt, lấy ngà.

b. Vận chuyển hàng hoá.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

ý đúng

a

b

a

b

BÀI 8 – HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGUỜI DÂN TÂY NGUYÊN (tiếp theo)

1. Vì sao các con sông ở Tây Nguyên có lòng sông lắm thác ghềnh?

a. Vì các con sông ở Tây Nguyên chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.

b. Vì các con sông ở đây ngắn và dốc.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

2. Người dân Tây Nguyên lợi dụng sức nước chảy từ trên cao xuống để làm gì?

a. Để tưới cà phê, chè …

b. Để chạy tua-bin sản xuất ra điện.

c. Để nuôi trồng thủy sản.

3. Chọn câu trả lời đúng nhất.

a. Nơi có lượng mưa nhiều nhất thì rừng rậm nhiệt đới phát triển.

b. Nơi có lượng mưa nhiều nhất thì rừng khộp phát triển.

c. Nơi có mùa khô kéo dài thì rừng nhiệt đới phát triển.

4. Rừng Tây Nguyên là xứ sở của:

a. Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

b. Nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác …

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

ý đúng

a

b

a

b

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!