Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Địa lý

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Địa lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017 (Lần 3) được TimDapAnsưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Địa lý để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017 (Lần 3)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 CHUYÊN LẦN 3

Môn: Địa lí

Thời gian 150 phút

Câu 1 (1,0 điểm)

a. Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất?

b. Dựa vào hình bên, cho biết các hướng đi từ điểm O tới các điểm A, B, C, D, E.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Địa lý

c. Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình là 90 km. Hỏi trên tờ bản đồ tỉ lệ 1: 3000 000 khoảng cách đó là bao nhiêu?

Câu 2 (2,5 điểm) Cho BSL:

Sản lượng thủy sản phân theo ngành nước ta giai đoạn 2005 – 2012 (nghìn tấn)

Năm 2005 2007 2010 2012
Khai thác 1987,9 2074,5 2414,4 2705,4
Nuôi trồng 1478,9 2124,6 2728,3 3115,3

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta giai đoạn trên.

b. Dựa vào biểu đồ hãy rút ra các nhận xét cần thiết và giải thích.

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

Câu 3 (2,5 điểm)

a. Trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.

b. Tại sao ở khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn vào các tháng cuối năm (thời kì thu đông)?

Câu 4 (2,0 điểm) Trình bày các thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Để giải quyết vấn đề việc làm cần có biện pháp gì?

Câu 5 (2,0 điểm)

a. Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.

b. Kể tên các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích tại sao diện tích đất mặn, đất phèn của vùng này chiếm tỉ lệ lớn?

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Địa lý

Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 môn Ngữ văn (Chuyên) trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017

Câu 1:

a. Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất? (0,25đ)

Do:

  • Trái Đất có dạng hình cầu nên luôn được chiếu sáng 1 nửa. Nửa được chiếu sáng gọi là Ngày, nửa khuất tối gọi là Đêm => sinh ra hiện tượng Ngày – Đêm.
  • Do TĐ tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày và đêm luân phiên.

b. Dựa vào hình bên, cho biết các hướng đi từ điểm O tới các điểm A, B, C, D, E. (0,5đ)

Đáp án:

  • OA có hướng Đông Bắc
  • OB có hướng Tây Bắc
  • OC có hướng Tây Nam
  • OD có hướng Nam
  • OE có hướng Đông Nam

c. Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình là 90 km. Hỏi trên tờ bản đồ tỉ lệ 1: 3000 000 khoảng cách đó là bao nhiêu? (0,25đ)

Đáp án: 3 cm.

Câu 2:

a) Vẽ biểu đồ (1,0đ):

Dạng biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ cột đôi 1 trục tung (1 cột thể hiện sản lượng đánh bắt, 1 cột thể hiện sản lượng nuôi trồng).

Yêu cầu: Chính xác, thể hiện được đơn vị các trục, số liệu các cột, chia trục tọa độ, thẩm mỹ...

b) * Nhận xét (1,0đ):

SL ngành đánh bắt và nuôi trồng đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:

  • Sản lượng khai thác tăng chậm hơn so với nuôi trồng (dc).
  • Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn so với khai thác (dc).

Ngành khai thác năm 2005 có sản lượng cao hơn nuôi trồng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nên từ 2007 – 2012 sản lượng thấp hơn nuôi trồng (dc).

* Giải thích (0,5đ):

Sản lượng của ngành nuôi trồng tăng nhanh hơn so với khai thác vì:

  • Các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng cao về sốlượng và chất lượng.
  • Nuôi trồng giúp chủ động hơn trong SX và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Sản lượng ngành khai thác tăng chậm hơn do:

  • SX phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không chủ động được về sản lượng. Nguồn lợi ven bờ đang bị suy giảm.
  • Đánh bắt chủ yếu là gần bờ nên hiệu quả kinh tế không cao....

Câu 3:

a. Trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi nước ta (1,5đ)

Mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc: (0,25đ)

  • Cả nước có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km.
  • 93% là sông nhỏ, ngắn (trừ hệ thống sông Hồng và sông Mê Công...)

Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn. Tuy nhiên, thời gian mùa lũ, cạn có sự khác nhau giữa các vùng: (0,5đ)

  • Bắc Bộ: mùa lũ của sông từ tháng 6- 10.
  • Trung Bộ: mùa lũ từ tháng 9 – 12
  • Nam Bộ: mùa lũ từ tháng 7- 11.

Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam (dc) và hướng vòng cung (dc) (0,25đ)

Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa: (0,25đ)

  • Tổng lượng nước: 839 tỉ m3/năm (trong đó, 60% từ lưu vực bên ngoài lãnh thổ chảy vào nước ta)
  • Tổng lượng phù sa lớn khoảng 200 triệu tấn/năm.

Thủy chế của sông mang tính thất thường (dc). (0,25đ)

b. Tại sao ở khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn vào các tháng cuối năm? (1,0đ)

Do tác động kết hợp của nhiều nhân tố (địa hình + gió mùa + hoạt động bão, dải hội tụ nhiệt đới....)

  • Vào thời kì này, gió mùa mùa đông qua vịnh Bắc Bộ nhận được nhiều hơi nước kết hợp với bức chắn địa hình Trường Sơn Bắc có hướng TB – ĐN vuông góc với hướng gió => gây mưa lớn cho sườn đông (BTB). (0,5đ)
  • Hơn nữa, đây cũng là thời kì bão nhiệt đới hoạt động ở BTB với tần suất cao nhất trong năm và so với các vùng khác. (0,25đ)
  • Tháng 9, 10,11 cũng là thời kì BTB chịu tác động của dải hội tụ nhiệt đới và front... (0,25đ)

Câu 4: * Trình bày các thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta (1,5đ)

Thế mạnh:

  • Nguồn lao động dồi dào (dc). Tăng nhanh, bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động mới.
  • Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và có nhiều đức tính quý khác.....
  • Chất lượng lao động ngày càng cao, số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (dc)
  • Phần lớn lao động tập trung ở các vùng đồng bằng ven biển, đặc biệt là các đô thị....

Hạn chế:

  • Số lao động chưa qua đào tạo tuy giảm nhưng còn lớn (dc)
  • Phân bố lao động không đều giữa các vùng, các ngành....gây khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
  • Tác phong nông nghiệp, tính kỉ luật chưa cao......

* Để giải quyết vấn đề việc làm cần có biện pháp gì? (0,5 đ)

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
  • Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản.
  • Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ ở KV thành thị và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi....)
  • Tăng cường hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
  • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 5:

a. Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển (1,0đ)

  • Nguồn lợi sinh vật: phong phú, đa dạng về thành phần loài, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, có nhiều ngư trường lớn (....) => phát triển nghề cá.
  • Tài nguyên khoáng sản biển: dầu mỏ, khí đốt, muối, cát trắng, ti tan.... => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
  • Điều kiện phát triển GTVT biển:
    • Nằm gần tuyến hàng hải quốc tế.
    • Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh... => xây dựng hải cảng.
  • Điều kiện phát triển DL biển – đảo: bãi tắm, đảo, khí hậu....

b. Kể tên các loại đất ở ĐBSCL. Giải thích tại sao diện tích đất mặn, đất phèn của vùng này chiếm tỉ lệ lớn? (1,0đ)

* Kể tên các loại đất:

  • Đất phù sa ngọt
  • Đất phèn
  • Đất mặn
  • Các loại đất khác (...)

*Giải thích:

Do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:

  • Địa hình có nhiều ô trũng
  • 3 mặt giáp biển + chịu tác động của triều cường.
  • Khí hậu cận xích đạo, có mùa khô sâu sắc và kéo dài làm cho mực nước sông và nước ngầm hạ thấp => nước biển có điều kiện theo các cửa sông (9 cửa sông Cửu Long) xâm nhập sâu vào đất liền làm đất bị nhiễm mặn, phèn.
  • Các yếu tố khác (biến đổi khí hậu, phá rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thủy sản, xây dựng đập thủy điện trên lưu vực sông MK......)
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm