Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Nguyễn Trãi, Thái Bình. Đề thi do các thầy cô giáo thuộc tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân trường THPT Nguyễn Trãi biên soạn. Nội dung đề thi bám sát kiến thức SGK Địa lý 12. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Tây Ninh
SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI | ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Mức 1: Từ câu 1 đến câu 20
Câu 1: Khung hệ tọa độ địa lí ở nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ:
A. 230230B. B. 80340B. C. 230270B. D. 230220B
Câu 2: Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào:
A. Móng Cái. B. Hữu Nghị. C. Đồng Đăng. D. Lao Bảo.
Câu 3: Quần đảo của nước ta nằm ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là:
A. Hoàng Sa. B. Thổ Chu. C. Trường Sa. D. Câu A + C đúng.
Câu 4: Điểm cực Đông của nước ta nằm ở:
A. Xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
B. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
D. Xã Vạn Phúc, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 5: Nội thủy là vùng:
A. Nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
B. Có chiều rộng 12 hải lí.
C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
D. Nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
Câu 6: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là:
A. Lãnh hải.
B. Thềm lục địa.
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 7: Đường biên giới của nước ta với Campuchia dài khoảng:
A. 1400km B. 1300km C. 1100km D. 2100km
Câu 8: Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rộng:
A. Khoảng 1,0 triệu km2 B. Hơn 1,0 triệu km2
C. 2,0 triệu km2 D. 3,5 triệu km2.
Câu 9: Ý nghĩa về an ninh quốc phòng của vị trí địa lí nước ta là:
A. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.
C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á và Biển Đông.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
C. Phú Yên và Bình Định.
D. Phú Yên và Khánh Hòa
Câu 11: Xu thế đổi mới nền kinh tế xã hội nước ta là:
A. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Tăng cường quan hệ giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.
D. Tất cả các ý trên
Câu 12: Sau khi thống nhất đất nước, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ xuất phát điểm là nền sản xuất:
A. Công nghiệp
B. Công - nông nghiệp
C. Nông - công nghiệp
D. Nông nghiệp lạc hậu
Câu 13: Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta bắt đầu từ năm:
A. 1976 B. 1986 C. 1987 D. 1996
Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trước đổi mới:
A. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp
B. Cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp
C. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề
D. Tất cả các ý trên
Câu 15: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây:
A. Á và Ấn độ dương B. Á và TBD
C. Á - Âu, TBD, ÂĐD D. Á - Âu và TBD
Câu 16: Hướng vòng cung là hướng của:
A. Vùng núi Trường Sơn Nam.
B. Các hệ thống sông lớn.
C. Dãy Hoàng Liên Sơn.
D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Câu 17: Biên giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đi qua:
A. 17 tỉnh B. 18 tỉnh C. 19 tỉnh D. 20 tỉnh
Câu 18: Tọa độ điểm cực Tây trên biển của nước ta là:
A. 102009'Đ B. 109024'Đ. C. 117020'T D. 101000'Đ
Câu 19: Theo công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ:
A. Ngấn nước thấp nhất của thuỷ triều trở ra
B. Đường cơ sở trở ra
C. Giới hạn ngoài của vùng lãnh thổ trở ra
D. Vùng có độ sâu 200 mét trở vào
Câu 20: Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng
A. 1% C. 87%. C. 85%. D. 90%.
Mức 2: Câu 21 - 28
Câu 21: Đỉnh núi Ngọc Lĩnh thuộc vùng núi:
A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 22: Địa hình khu vực Đồng bằng nước ta chia thành mấy loại:
A. 2 B. 3 C. 4 D. Nhiều loại
Câu 23: Địa hình thấp và hẹp ngang nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi:
A. Đông Bắc B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 24: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ
Câu 25: Ở Đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, là do:
A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
B. Địa hình thấp phẳng.
C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn
D. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.
Câu 26: Huyện đảo Phú Quý là đảo thuộc tỉnh
A. Quảng Ninh. B. Quảng Ngãi.
C. Ninh Thuận D. Bình Thuận
Câu 27: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của thiên nhiên khu vực đồng bằng
A. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
B. Cung cấp các nguồn lợi khác như khoáng sản, lâm sản, thủy sản.
C. Địa bàn thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu ngày.
D. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Câu 28: Đồng bằng sông cửu Long có đặc điểm là:
A. Rộng 15000km2
B. Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
D. Có các ruộng bậc cao bạc màu.
Mức 3: Câu 29 - 36
Câu 29: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, do
A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống
D. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 30: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc do nước ta là nơi:
A. Có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa
B. Đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động
C. Giao nhau của các luồng sinh vật Bắc, Nam
D. Giao tiếp của hai vành đai sinh khoáng lớn
Câu 31: Điểm khác nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Hướng nghiêng của địa hình
C. Hướng các dãy núi
D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ
Câu 32: Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh là ở:
A. Đồng bằng Sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng ven biển miền trung
D. Đồng bằng Đông Nam Bộ
Câu 33: Khoáng sản có nguồn gốc nội sinh tập trung ở:
A. Khu vực đồi núi
B. Khu vực đồng bằng
C. Đồng bằng Sông Hồng
D. Đồng bằng ven biển miền trung
Câu 34: Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thể hiện rõ nhất ở:
A. Tây Bắc B. Đông Bắc
C. Đông Nam Bộ D. Bắc Trung Bộ
Câu 35: Theo chiều Đông - Tây, phần đất liền nước ta nằm trong khoảng kinh tuyến:
A. 102009'Đ – 109024'Đ.
B. 8034'B – 23023'B.
C. 101000'Đ – 117020'Đ.
D. 102024'Đ – 109009'Đ.
Câu 36: Ở đồng bằng sông Hồng vùng đất ngoài đê là nơi:
A. Không được bồi phù sa hàng năm
B. Có nhiều ô trũng ngập nước
C. Thường xuyên được bồi đắp phù sa
D. Có bậc ruộng cao bạc màu.
Mức 4: Câu 37 - 40
Câu 37: Phát triển du lịch và giao thông vận tải biển là do:
A. Địa hình ven biển
B. Khoáng sản biển
C. Thiên nhiên ven biển
D. Hệ sinh thái ven biển
Câu 38: Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
A. Đồng bằng Sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng ven biển miền trung
D. Câu B + C đúng
Câu 39: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, do:
A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
D. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 40: Cho bảng số liệu sau đây: Sản lượng than, dầu thô và điện của Việt Nam
Sản phẩm | 1995 | 2000 | 2006 | 2010 |
Than (triệu tấn) | 8,4 | 11,6 | 38,9 | 44,8 |
Dầu thô (triệu tấn) | 7,6 | 16,3 | 17,2 | 15,0 |
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2010 là?
A. Biểu đồ Tròn
B. Biểu đồ Cột
C. Biểu đồ Đường
D. Biểu đồ Miền
..............Hết...........
Thí được sử dụng Át lát địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
phát hành từ năm 2009 đến năm 2016