Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đắk Lắk (Lần 1) được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải gồm 50 câu trắc nghiệm cùng đáp án đi kèm. Đây là đề luyện thi THPT Quốc gia hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Thực hành Cao Nguyên - ĐH Tây Nguyên, Đắk Lắk (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đắk Lắk (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT An Phước, Ninh Thuận (Lần 1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 (LẦN 1)
MÔN: SINH
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 06 trang)

Mã đề thi 132

Câu 1: Cụm hoa sồi có màu vàng đốm trắng, sâu ăn hoa sồi cũng có màu vàng đốm. Những yếu tố tác động đến sự hình thành màu vàng đốm của sâu hại hoa Sồi là:

A. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên và CLTN    B. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên

C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên                D. Đột biến, giao phối và CLTN

Câu 2: Trong điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực, đặc điểm nào sau đây không phải là điểm khác so với điêu hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ?

A. Có sự tham gia của vùng khởi động, vùng kết thúc phiên mã.

B. Phải qua nhiều mức điều hòa, từ trước phiên mã đến sau dịch mã.

C. Cơ chế điều hòa phức tạp.

D. Có các yếu tố điều hòa như gen gây tăng cường, gen gây bất hoạt.

Câu 3: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, hiện tượng nào khiến năng lượng thoát khỏi giới hữu sinh

A. Ăn thực vật      B. Rụng lá xuống đất       C. Hô hấp           D. Ăn động vật

Câu 4: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiêm sắc thể có đường kính lần lượt là:

A. 11 nm và 300nm   B. 11 nm và 30nm         C. 30nm và 300nm     D. 30nm và 11 nm

Câu 5: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:

(1) Bệnh mù màu.                 (2) Bệnh ung thư máu.

(3) Tật có túm lông ở vành tai.        (4) Hội chứng Đao.

(5) Hội chứng Tơcnơ.              (6) Bệnh máu khó đông.

Các bệnh, tật và hội chứng trên được phát hiện bằng phương pháp

A. Nghiên cứu di truyền quần thể               B. Phả hệ

C. Quan sát, nghiên cứu kiểu hình đột biến        D. Sinh học phân tử và sinh học tế bào

Câu 6: Di tích của các loài sinh vật sống ở các thời đại địa chất khác nhau được sử dụng như một loại bằng chứng của quá trình tiến hóa:

A. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử       B. Bằng chứng hóa thạch

C. Bằng chứng phôi sinh học                    D. Bằng chứng địa lý sinh vật học

Câu 7: Khi nói vể nuối cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiểm có nguy cơ tuyệt chủng.

B. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trổng lớn trong một thời gian ngắn.

C. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.

D. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguổn biến dị tổ hợp.

Câu 8: Đặc điểm di truyền nổi bật của quẩn thể ngẫu phối là:

A. Kiểu gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp.     B. Duy trì sự đa dạng di truyền.

C. Cân bằng di truyền.                  D. Đa dạng di truyền.

Câu 9: Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào?

A. Tốc độ sinh sản của loài, quá trình phân ly tính trạng.

B. Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài thực vật

C. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tóc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên.

D. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng.

Câu 10: Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?

1. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.      2. Chúng đều là các quá trinh hoàn toàn ngẫu nhiên.

3. Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.      4. Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thề.

Câu trả lời đúng là:

A. (1), (3)             B. (2), (3).             C. (1), (2).             D. (1), (4).

Câu 11: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.

B. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.

C. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin

D. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 3 → 5.

Câu 12: Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết phốtphođieste nối giữa các nucleotit. Gen trội D chứa 17,5% số nucleotit loại T. Gen lặn d có A=G=25%. Trong trường hợp chỉ xét riêng cặp gen này, tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra?

A. Giao tử có 525 Ađênin              B. Giao tử có 1275 Xitozin

C. Giao tử có 1500 Guanin             D. Giao tử có 1275 Timin

Câu 13: Tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) thu được kết quả như sau:

  • Lai thuận: P: ♀ lá xanh x ♂ lá đốm → F1: 100% lá xanh
  • Lai nghịch: P: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh → F1: 100% lá đốm

Nếu cho cây F1 của phép lai thuận tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?

A. 100% xanh         B. 5 xanh : 3 đốm        C. 100% đốm         D. 3 xanh : 1 đốm

Câu 14: Trong một quẩn thể ngô, xét một gen có 2 alen A, a nằm trên NST thường. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,4875AA : 0,125Aa: 0,3875aa. Nếu tiếp tục cho tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ thứ 4 cấu trúc di truyền của quẩn thể là:

A. 0,4875AA: 0,125Aa: 0,3875aa.             B. 0,534375AA: 0,03125Aa: 0,434375aa.

C. 0,534385AA: 0,03125Aa: 0,434365aa.        D. 0,534365AA: 0,03125Aa: 0,434385aa.

Câu 15: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li

B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân

C. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiêm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiêm sắc thể giới tính.

D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1. D

11. D

21. D

31. B

41. B

2. A

12. B

22. A

32. A

42. C

3. C

13. A

23. A

33. C

43. C

4. B

14. B

24. B

34. D

44. A

5. D

15. C

25. B

35. B

45. A

6. B

16. A

26. B

36. C

46. C

7. D

17. B

27. D

37. A

47. B

8. D

18. D

28. C

38. C

48. D

9. C

19. C

29. A

39. A

49. C

10. D

20. B

30. B

40. D

50. A

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm