Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Phan Ngọc Hiển (Lần 2) có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối A, khối B. Mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán
THPT PHAN NGỌC HIỂN ĐỀ THI THỬ (Đề thi có 05 trang) | KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - LẦN 2Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh:................................................................
Số báo danh:.....................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40;
Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Protein. D. Fructozơ.
Câu 2: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:
A. thạch cao nung. B. thạch cao sống. C. vôi tôi. D. đá vôi.
Câu 3: Chất không phải axit béo là:
A. axit stearic. B. axit panmitic. C. axit fomic. D. axit oleic.
Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 4,1. B. 8,2. C. 6,8. D. 3,4.
Câu 5: Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ nung nóng đựng lượng dư CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Giá trị của V là:
A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 5,60.
Câu 6: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhóm IIA là:
A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 7: Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là:
A. NaHSO4. B. NaOH. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 8: Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. C3H5(OH)3. B. CH3NHCH3. C. C2H5OH. D. H2NCH2COOH.
Câu 9: Metyl axetat có công thức là:
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H3COOCH3.
Câu 10: Cho dãy các kim loại: Ca, Cr, Li, Cu. Kim loại cứng nhất trong dãy là:
A. Li. B. Cu. C. Cr. D. Ca.
Câu 11: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. KOH. B. HCl. C. KNO3. D. BaCl2.
Câu 12: Cho 18 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 32,4. B. 21,6. C. 10,8. D. 16,2.
Câu 13: Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn giữa hai điện cực, thu được
A. natri hiđroxit. B. clorua vôi. C. nước clo. D. nước Gia-ven.
Câu 14: Dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là:
A. vinyl axetat. B. saccarozơ. C. metanol. D. propan-1,3-điol.
Câu 15: Oxit nào sau đây thuộc loại oxit bazơ?
A. Fe3O4. B. Al2O3. C. CrO3. D. N2O.
Câu 16: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:
A. màu vàng. B. màu tím. C. màu xanh lam. D. màu đen.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 560. B. 840. C. 784. D. 672.
Câu 18: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là:
A. anilin. B. axit glutamic. C. alanin. D. trimetylamin.
Câu 19: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A. nilon-6,6. B. teflon.
C. thủy tinh hữu cơ. D. poli(vinyl clorua).
Câu 20: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Al. B. Fe. C. Sn. D. Ni.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016
1. D 2. B 3. C 4. D 5. C 6. B 7. D 8. D 9. A 10. C | 11. D 12. B 13. D 14. B 15. A 16. B 17. D 18. D 19. A 20. A | 21. B 22. B 23. C 24. B 25. D 26. A 27. B 28. C 29. B 30. C | 31. D 32. A 33. C 34. A 35. C 36. A 37. B 38. A 39. D 40. A | 41. D 42. B 43. A 44. A 45. C 46. C 47. C 48. C 49. A 50. C |