Đề khảo sát chất lượng học kì 2 môn Văn 9 Phòng GD&ĐT Ba Đình 2020
Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Ba Đình năm học 2019 - 2020 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các bạn đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra Văn lớp 9 khác nhau. Mời các bạn tham khảo
- Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2019 - 2020
- Đề cương ôn tập lớp 9 môn Ngữ văn đầu học kì 2 năm 2019 - 2020
- Đề cương ôn tập lớp 9 môn Ngữ văn học kì 2 năm 2019 - 2020
- Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn - Số 2
- Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 9 học kì 2
UBND QUẬN BA ĐÌNH |
ĐỀ KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 |
PHẦN I (6, 5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao hoạ sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẹ, e lệ, đứng giữa các luống đơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn đó .
Câu 2. Trong văn bản, nhân vật ông họa sĩ có vai trò như thế nào? Tại sao họa sĩ "cảm giác mình bối rối " khi gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên?
Câu 3. Những điều anh thanh niên kể về công việc của mình đủ để khơi dậy trong ông họa sĩ "một ý sáng tác" , đủ để làm nên "giá trị một chuyến đi dài ".
Bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 12 câu, trình bày theo phép lập luận quy nạp, hãy làm sáng tỏ tình yêu nghề của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm. Trong đoạn văn sử dụng hợp lí thành phần biệt lập cảm thán và một câu phủ định (chú thích rõ).
Câu 4. Hình ảnh con người lao động thời kì đổi mới còn được miêu tả trực tiếp trong một câu thơ ở bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Hãy chép chính xác câu thơ đó.
PHẦN II (3,5 điểm)
Cho đoạn văn sau:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt văn bản trên .
Câu 2. Việc lặp lại kiểu câu trong các câu in đậm có tác dụng gì?
Câu 3. Theo tác giả, nếu bỏ phí thời gian sẽ như thế nào?
Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, và những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay.
Đáp án đề khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Ba Đình năm 2020 (tham khảo)
PHẦN I (6, 5 điểm)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long
Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn: lặp từ ngữ
Câu 2. Trong văn bản, nhân vật ông họa sĩ dù không phải là nhân vật chính nhưng ông hoạ sĩ có vai trò rất quan trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông hoạ sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện.
Ông họa sĩ "cảm giác mình bối rối " khi gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên bởi ông đã "bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết".
Câu 3.
Để viết đoạn văn các em cần lưu ý về nội dung:
Công việc của anh thanh niên:
- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".
Tình yêu nghề của nhân vật anh thanh niên
- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
+ có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"
+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".
Tham khảo: Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Câu 4. Hình ảnh con người lao động thời kì đổi mới còn được miêu tả trực tiếp trong một câu thơ ở bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Câu thơ đó là "Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng"
PHẦN II (3,5 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt là nghị luận.
Câu 2: Việc lặp lại các kiểu câu in đậm có tác dụng khắc sâu, nhấn mạnh vai trò, tác dụng của thời gian, khẳng định thời gian là vô cùng quý giá, quý báu. Nó cũng cho người đọc thấy tư tưởng, thái độ quý trọng thời gian của tác giả.
Câu 3: Theo tác giả, nếu bỏ phí thời gian thì có hại và về sau nuối tiếc cũng không kịp.
Câu 4.
Xác định vấn đề nghị luận: Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay.
Bàn luận vấn đề:
- Khẳng định quan điểm là đúng đắn và cần áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Lập luận: Thời gian không chờ đợi ai bao giờ, chính vì thế, bạn cần tận dụng hết quỹ thời gian trong ngày để thực hiện tốt công việc của mình.
- Ý nghĩa:
+ Người biết tranh thủ thời gian sẽ luôn được đánh giá cao. Họ cũng dễ tiến gần hơn đến đích thành công.
+ Biết sử dụng thời gian hợp lý không chỉ giúp bạn thành công trong sự nghiệp mà còn cả trong cuộc sống.
- Phản đề: Phê phán lối sống ỷ lại, lười nhác, nước đến chân mới nhảy...
Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Ba Đình năm học 2019 - 2020 được TimDapAnchia sẻ trên đây. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức Ngữ văn lớp 9, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK 2 sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên
- Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 9 Học kì 2 - Đề 1
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Gò Dầu năm học 2019 - 2020
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Trường THCS Bình Lợi Trung năm học 2019 - 2020
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Nam Định năm học 2019 - 2020
- Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Thạch Thất năm học 2019 - 2020
- Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn Trường THCS Phan Chu Trinh, Ba Đình năm học 2019 - 2020
- Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Hương Sơn, Hà Tĩnh năm học 2019 - 2020
- Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Thanh Xuân năm học 2019 - 2020
.............................................
Ngoài Đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Ba Đình năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt