Để chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2011 môn Sinh học.

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH CÀ MAU


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2010 - 2011

MÔN: SINH HỌC

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14/11/2010


Câu 1:
(2,0 điểm)

Phân biệt: quả thật - quả giả, hạt trần - hạt kín, hạt nội nhũ - hạt không nội nhũ. Cho ví dụ đối với mỗi loại. Ý nghĩa của quả và hạt.

Câu 2: (2,0 điểm)

Dưới đây là sơ đồ tổng hợp chất hữu cơ ở cây mía:

(I) (II)

Hãy cho biết:

a - Tên chu trình? Có thể xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào?

b - Các chất tương ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5 là gì và chứa bao nhiêu nguyên tử cacbon?

c - Vị trí và thời gian xảy ra quá trình I và II?

Câu 3: (4,0 điểm)

Menđen đã cống hiến gì cho di truyền học? Nêu những điểm cơ bản mà di truyền học đã bổ sung cho định luật Menđen.

Câu 4: (2,0 điểm)

Trình bày về chu kì tim ở người. Tại sao ngày nay số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng ở những người tuổi còn trẻ. Chúng ta cần làm gì để giảm bớt sự gia tăng đó?

Câu 5: (2,0điểm)

Cho cá thể thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với cá thể mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 đồng loạt có mắt đỏ, cánh nguyên. Tạp giao F1, ở F2 thu được 282 cá thể mắt đỏ, cánh nguyên; 62 cá thể mắt trắng, cánh xẻ; 18 cá thể mắt đỏ, cánh xẻ; 18 cá thể mắt trắng, cánh nguyên.

Biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, giới cái thuộc giới đồng giao và có một số hợp tử bị chết sau khi thụ tinh.

a - Xác định số hợp tử bị chết.

b - Lập sơ đồ lai từ F1 đến F2.

Câu 6: (1,0 điểm)

a - Phân biệt 3 kiểu chuyển hóa vật chất: lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí ở vi sinh vật.

b - Virut đã được coi như là một dạng sống đơn giản nhất chưa? Vì sao?

Câu 7: (1,5 điểm)

Cho biết những điểm giống và khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng.

Câu 8: (2,5 điểm)

a - Sinh sản vô tính ở động vật có những ưu thế và hạn chế gì?

b - Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích.

Câu 9: (2.0 điểm)

Bộ ba mã hóa một số loại axit amin trên mARN như sau:

AAG – Lizin; XAX – Histidin; GAG – Axit glutamic; XXX – Prôlin.

Một đoạn trong chuỗi pôlypeptit bình thường có trình tự các axit amin là: Lizin – Axit glutamic – Axit glutamic – Prôlin.

Nhưng do đột biến gen kiểm soát nó đã làm cho chuỗi pôlypeptit trên chuyển thành trình tự sau: Lizin – Axit glutamic – Axit glutamic – Histidin.

Gọi B là gen có đoạn mã hóa đoạn peptit bình thường nói trên và gen b là gen đột biến tương ứng.

a - Giải thích cơ chế phát sinh đột biến nói trên.

b - Một hợp tử mang kiểu gen Bb nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Hãy xác định số nuclêôtit từng loại trong các đoạn gen nói trên ở tất cả các tế bào mới được tạo ra từ hợp tử sau 3 đợt nguyên phân.

c - Một hợp tử với kiểu gen bb khi nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy bao nhiêu nuclêôtit từng loại từ môi trường tế bào để tạo nên các gen nói trên.

(Biết rằng các gen ở thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi).

Câu 10: (1.0 điểm)

Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này đang ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về thành phần kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ các cá thể thân đen chiếm 36%.

Người ta chọn ra ngẫu nhiên 20 cặp đều có thân xám, cho chúng giao phối theo từng cặp.

Tính xác suất để cả 20 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử.

(Biết rằng tính trạng màu thân do một cặp gen quy định, thân xám trội so với thân đen).




Xem thêm