Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2011 - 2012 huyện Ninh Giang, Hải Dương được Tìm Đáp Án sưu tầm và giới thiệu tới các bạn, giúp các bạn học sinh ôn thi học sinh giỏi môn Văn, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố, ôn thi vào lớp 10 các trường THPT chuyên trong cả nước. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2013 - 2014 huyện Thanh Oai, Hà Nội
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Hải Dương năm 2012-2013
SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NINH GIANG
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN THI : NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
"Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ dấu một giọt nược mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống."
(Trích Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
"Lời gửi của văn nghệ là sự sống". Em hiểu "sự sống" ấy là gì?
Câu 2 (3 điểm)
Từ truyện sau:
"Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về "sự bình yên". Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.
Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức trang bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai."
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự bình yên.
Câu 3 (5 điểm)
Bàn vế bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) có ý kiễn cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9
Câu 1 (2 điểm)
- Sự sống được hiểu theo nghĩa thông thường: con người, muôn vật được sinh ra, lớn lên, được sống hay hạt giống nảy mầm, cây đâm chồi nảy lộc....
- Sự sống – lời gửi của văn nghệ: là "sống" về mặt tinh thần: được vui được buồn, được đồng cảm, yêu thương, được hạnh phúc, biết tin yêu, hy vọng....
- Với lời gửi ấy, văn nghệ có khả năng làm thay đổi cuộc sống con người: Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng... làm nảy nở trong tâm hồn vốn khô cằn, trong cuộc đời vốn tối tăm lam lũ những phút giây được sống vui tươi, lạc quan....
- Khái quát lên vai trò, chức năng, đặc trưng của văn nghệ: Bắt rễ từ hiện thực cuộc sống văn nghệ đã gieo sự sống cho cuộc đời. Gieo vào mỗi con người niềm vui sống, tình yêu, khát vọng. Hướng con người tới cái đẹp. Xây dựng tâm hồn cho con người, xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội...
Câu 2 (3 điểm)
- Khái quát nội dung câu chuyện để di đến hai quan niệm về sự bình yên: Bình yên là không ồn ào, không khó khăn, không sóng gió; Bình yên là sự yên tĩnh, vững vàng trong tâm ngay cả khi đứng trước phong ba bão táp.
- Nêu quan điểm của bản thân về sự bình yên: cả hai quan điểm về sự bình yên như trên đều đúng. Nhưng bình yên thật sự là bình yên trong tâm hồn trước phong ba bão táp. Bởi hiện thực cuộc sống không phải lúc nào cũng là: hồ nước yên ả, là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng.
- Sự bình yên trong tâm giúp chúng ta sống tự tin, sâu sắc, làm chủ được cuộc sống...
- Lấy dẫn chứng chứng minh....
- Cần tạo được cho bản thân sự bình yên trong tâm hồn
Câu 3 (5 điểm)
- Khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn lời nhận xét
- Giải thích lời nhận định: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: Là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút... gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời": Trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.
- Trong bài thơ Bếp lửa, những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ là bà, là bếp lửa. Từ thuở khi cháu còn nhỏ (lên 4 tuổi) bà cháu và bếp lửa đã gắn bó với nhau....
- Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin.
- Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ...
- Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.
- Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung:
- Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sựvà tính triết lý; hình ảnh thơ đẹp...
- Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của người bà – người phụ nữ Việt Nam. Gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đinh, tình yêu quê hương, đất nước.
- Gợi mở bài học có được từ vấn đề trên.