Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 9

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Lộc Hà là đề thi học kì I lớp 9 dành cho các bạn học sinh tham khảo nhằm củng cố kiến thức. Đề thi môn Văn có đáp án đi kèm, thuận tiện hơn khi luyện tập và kiểm tra kết quả. Chúc các bạn học tốt.

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán lớp 9 trường THCS Lê Anh Xuân năm 2015 - 2016

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng:

1/ Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân viết về đề tài gì?

A. Người tri thức. C. Người nông dân

B. Người phụ nữ D. Người lính.

2/ Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận được in trong tập thơ nào?

A. Đất nở hoa. C. Lửa thiêng

B. Trời mỗi ngày một sáng. D. Hương cây bếp lửa

3/ Chủ đề chính của truyện "Lặng lẽ Sa Pa" là gì?

A. Ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

B. Trân trọng những khát khao sáng tạo trong nghệ thuật.

C. Nói lên quan niệm về hạnh phúc: hạnh phúc là phải biết hi sinh vì người khác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung.

D. Đề cao bản lĩnh của mỗi người trong việc lựa chọn con đường đi của mình trong cuộc sống.

4/ Trong câu thơ:

"Chỉ cần trong xe có một trái tim "

Có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ.

D. Nhân hóa

5/ Thành ngữ "nói nước đôi" có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng C. Phương châm lịch sự

B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức

6/ Từ: ngọn" trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu)

B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt)

C.Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng .(Bằng Việt)

D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. (Chính Hữu)

Câu 2: Điền từ còn thiếu trong phần trích dưới đây

.................., tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, lời dẫn...............

II. Phần tự luận (8 điểm)

Câu 1: 2 điểm

"Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì MiềnNamphía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim"

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật )

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày thành một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó)

Câu 2: (6 điểm)

Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn

Câu 1 (1,5 điểm) Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B A B D A

Câu 2:

Điền đúng mỗi từ được 0.25 điểm

Các từ: Dẫn trực tiếp, trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

II. Phần tự luận (8 điểm)

Câu 1:

*Viết đúng hình thức đoạn văn, đúng số câu quy định, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh. 0,25 điểm

*Viết được câu hỏi tu từ, gạch chân câu hỏi tu từ đó. 0,25 điểm

* Nêu được cảm nghĩ về đoạn thơ.có thể là những ý sau: 1,5 điểm

  • Là khổ thơ hay nhất bài thơ.
  • Hai câu đầu miêu tả hiện thực ác liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính. Phép liệt kê, điệp từ "không" được nhắc lại nhiều lần tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn...
  • Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật tương phản khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang bất chấp khó khăn gian khổ quyết tâm chiến đấu giải phóng Miền Nam. Câu thơ cuối là câu thơ hay nhất bật sang chủ đề bài thơ, hình ảnh hoán dụ "trái tim" diễn tả tình yêu đất nước, lý tưởng chiến đấu vì Miền Nam ruột thịt của người chiến sĩ lái xe.
  • Khổ thơ trên thể hiện chiều sâu triết lí: sức mạnh của con người, của một dân tộc không phải ở những vũ khí tối tân hiện đại mà ở tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của chính họ.

Câu 2

* Yêu cầu chung

  • Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm
  • Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết
  • Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng
  • Bố cục rõ ràng

Mở bài: (0.5 điểm)

Dẫn dắt và giới thiệu được tình huống gợi nhớ về người thân và câu chuyện (cần chỉ rõ người thân đó là ai, câu chuyện đó là gì). (0.5 điểm)

Thân bài

Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí: 2 điểm

  • Nêu được sự việc mở đầu,
  • Nêu được sự việc phát triển – cao trào
  • Nêu được sự việc kết thúc
  • Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cẩm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ để thể hiện tình cảm của mình,của người thân trong câu chuyện. 0.5 điểm

Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân: 2 điểm

  • Đó là kỉ niệm nào
  • Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ.

Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, yếu tố nghị luận để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với người thân. 0.5 điểm

Kết bài: 0.5 điểm

Bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện đó

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!