Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học A Nhơn Mỹ, An Giang năm 2015 - 2016 có đáp án kèm theo là đề thi cuối kì II lớp 4 môn Tiếng Việt được TimDapAnsưu tầm dành cho các bạn học sinh lớp 4 ôn tập, nhằm đạt kết quả tốt trong bài thi cuối năm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi cuối học kì 2 môn Khoa học lớp 4 trường tiểu học A Nhơn Mỹ, An Giang năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 4 trường tiểu học A Nhơn Mỹ, An Giang năm 2015 - 2016

Trường TH A Nhơn Mỹ

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – KHỐI 4
Năm học: 2015- 2016
MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian: 40 phút

A. KIỂM TRA ĐỌC: 5 điểm

Giáo viên cho học sinh bốc thăm và chỉ định đọc một đoạn trong bài:

1/ Con sẻ (TV4-Tập 2-trang 90)

2/ Đường đi Sa Pa (TV4-Tập 2-trang 102)

3/ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (TV4-Tập 2-trang 114)

4/ Con chuồn chuồn nước (TV4-Tập 2-trang 127)

5/ Vương quốc vắng nụ cười (TV4-Tập 2-trang 132)

B. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: 5 điểm

Đi xe ngựa

Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi... Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.

* Dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng.

1. Câu "Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thật dễ thương" miêu tả đặc điểm con ngựa nào?

a. Con ngựa Ô

b. Con ngựa Cú

c. Cả hai con

2. Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô?

a. Vì nó chở được nhiều khách.

b. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền.

c. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá.

3. Vì sao tác giả rất thích thú khi đi xe ngựa của anh Hoàng?

a. Vì anh Hoàng là hàng xóm thân tình với tác giả, anh cho đi nhờ không tốn tiền.

b. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa và thỉnh thoảng lại được cầm dây cương điều khiển cả chiếc xe ngựa.

c. Cả hai ý trên.

4. Câu "Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi." thuộc kiểu câu gì?

a. Câu kể.

b. Câu khiến.

c. Câu hỏi.

5. Ý chính của bài văn là gì?

a. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.

b. Nói về một chuyến đi xe ngựa.

c. Nói về cái thú đi xe ngựa.

C. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)

I. Chính tả (nghe viết) thời gian viết bài: 15 phút

Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ...

Nguyễn Trọng Tạo

II. Tập làm văn: Tả một cây có bóng mát mà em biết.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

B. Đọc thầm và làm bài tập: 5,0 điểm

Học sinh làm đúng mỗi câu được 1,0 điểm.

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án b c c a c

C. Kiểm tra kĩ năng viết

I. Chính tả: 5,0 điểm

Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai phụ âm đầu, vần, thanh trừ 0,5 điểm). Nếu chữ viết xấu, trình bày bẩn trừ 1,0 điểm cho toàn bài viết.

II. Tập làm văn: 5,0 điểm

a. Nội dung: đảm bảo các yêu cầu sau :

  • Giới thiệu được cây có bóng mát định tả.
  • Tả bao quát, tả chi tiết từng bộ phận của cây.
  • Nêu được ích lợi cây và cảm nghĩ của em đối với cây đó.

b. Hình thức:

Phải đúng thể loại, không lạc đề. Viết câu đúng ngữ pháp, bố cục rõ ràng, dùng từ đúng. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

Khi chấm giáo viên cần kết hợp cả hình thức và nội dung, cần đánh giá đúng thực lực bài làm của mỗi học sinh. Tuỳ mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 5,0-4, 5-4, 0-3, 5-3 0-2, 5-2, 0-1, 0-0,5

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!