Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10
Đồng hành cùng người học, đó là tiêu chí hàng đầu của thư viện đề thi Tìm Đáp Án. Vì vậy, nhằm hỗ trợ các bạn học sinh lớp 10 đang chuẩn bị cho kì thi học kì 2 môn Sinh học có thêm nhiều tài liệu học tập và luyện thi, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Bình Tân, TP HCM năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (cơ bản) trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (nâng cao) trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016
Mời làm: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Bình Tân, TP HCM năm học 2016 - 2017 Online
SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT BÌNH TÂN |
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Virut là một dạng sống đặc biệt, chúng có đời sống ký sinh nội bào bắt buộc. Về thành phần cấu tạo, mỗi hạt virut gồm các thành phần chủ yếu sau: Lõi axit nucleic, vỏ capsit, ở một số virut còn có vỏ ngoài. Người ta chia virut thành 3 dạng hình thái cơ bản là: Cấu trúc xoắn, cấu trúc khối và cấu trúc hỗn hợp. Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn điển hình. Trong các loại virut ký sinh ở động vật thì có virut HIV là rất nguy hiểm với con người. HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (AIDS), cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được loại vacxin nào phòng HIV.
Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu quả của bệnh này. Nhờ đó đã hạn chế và ngăn chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe doạ trong lịch sử loài người như: đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt...
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1 (0.5 điểm) Cấu tạo của virut gồm?
A. Nuclecapsit (lõi và vỏ protein)
B. Vỏ (protein)
C. Nuclecapsit (lõi và vỏ protein) và vỏ ngoài (chỉ có ở một số virut)
D. Chỉ có lõi ADN hoặc ARN.
Câu 2 (0.5 điểm) Theo em tại sao người ta gọi là hạt virut? Vì
A. Virut chưa có cấu tạo tế bào
B. Virut giống như hạt của cây
C. Virut có đời sống ký sinh nội bào bắt buộc
D. Virut có cấu tạo tế bào.
Câu 3 (1.0 điểm) Em hãy điền đúng hoặc sai vào những nhận định sau:
Nhận định |
Đúng / Sai |
a) Lõi của virut chứa cả ADN và ARN. |
|
b) Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị protein (capsome) và bao quanh lõi của virut. |
|
c) Virut có 3 hình thái cơ bản. |
|
d) Chu trình nhân lên của virut trong tế bào vật chủ trải qua 5 giai đoạn. |
Câu 4 (1.5 điểm)
HIV là (1)..............gây suy giảm miễn dịch -> Là tác nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (AIDS). Chúng phá hủy một số tế bào miễn dịch ở người như tế bào (2)............Sự suy giảm số lượng tế bào này sẽ làm mất khả năng (3) ............của cơ thể. Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công. Ba con đường lây truyền HIV là: (4).................,(5).................và (6)......
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được vacxin phòng HIV. Do vậy phải thực hiện lối sống lành mạnh, trách xa các tệ nạn xã hội.
Câu 5 (1.5 điểm) Biết được các con đường lây nhiễm HIV. Từ đó em hãy liên hệ bản thân đã làm được những gì, để phòng tránh lây nhiễm HIV một cách an toàn và nhân văn nhất?
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 6 (1.0 điểm) Trình bày 4 kỳ của quá trình nguyên phân? Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
Câu 7 (1.0 điểm) Trình bày 4 kỳ trong giảm phân I? Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân?
Câu 8 (1.0 điểm) Vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng nào? Dựa vào đâu để phân chia thành các kiểu dinh dưỡng đó.
Câu 9 (1.0 điểm) Trình bày 4 pha sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục?
Câu 10 (1.0 điểm) Theo em để thu được số lượng vi sinh tối đa trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì nên dừng ở pha nào? Giải thích?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11
Đáp án |
Điểm |
|
Câu 1 |
C |
0.5 |
Câu 2 |
A |
0.5 |
Câu 3 |
a) Sai. |
0.25 |
b) Đúng. |
0.25 |
|
c) Đúng. |
0.25 |
|
d) Đúng. |
0.25 |
|
Câu 4 |
(1) Virut. |
0.25 |
(2) Limpho T4 (hay T – CD4). |
0.25 |
|
(3)Miễn dịch. |
0.25 |
|
(4) Máu. |
0.25 |
|
(5) Tình dục. |
0.25 |
|
(6) Truyền từ mẹ sang con. |
0.25 |
Câu 5
- Có lối sống lành mạnh, không tham gia các tệ nạn xã hội, tuyệt đối không tàng trữ, buôn bán và sử dụng ma túy và các chất gây nghiện.
- Trang bị tốt kiến thức về bản chất lây truyền HIV để có các biện pháp phòng tránh, không đi đêm về khuya và nơi vắng người, đến các tụ điểm có nhiều bơm, kim tiêm, chỗ vắng người...vv
- Nếu phát hiện ra người có HIV không được kỳ thị, hắt hủi...Mà cần tìm các biện pháp sinh sống nhân văn như: Nói chuyện và giao tiếp bình thường nhưng không dùng chung quần áo, đồ đạc, không tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm HIV...vv
- Tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình, địa phương hiểu rõ về nguyên nhân và tác hại của HIV/AIDS để có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, sống lành mạnh, an toàn và văn minh.
Biểu điểm
- Đúng 4 ý: 1.5 đ
- Đúng 3 ý: 1.0 đ
- Đúng 2 ý: 0.5 đ
- Đúng 1 ý: 0.25 đ
Câu 6
Kỳ đầu |
+ Các NST kép bắt đầu co xoắn + Trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi phân bào xuất hiện + Màng nhân và nhân con tiêu biến. |
- Nêu tên được 4 pha: 0.25 đ - Nêu đầy được nội dung 2 -> 4 pha 0.25 đ - Nêu được 1 nội dung 0 đ. |
Kỳ giữa |
+ Các NST kép co xoắn cực đại và tâp trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động. + NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài |
|
Kỳ sau |
Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. |
|
Kỳ cuối |
+ NST dãn xoắn + Thoi phân bào biến mất + Màng nhân và nhân con xuất hiện. |
|
Ý nghĩa |
- Là phương thức sinh sản của sinh vật nhân thực đơn bào - Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển - Giúp tái tạo mô và các cơ quan bị tổn thương - Là cơ sở của giâm, chiếc, ghép cành và nuôi cấy mô |
- Nêu được đầy đủ 4 ý 0.5đ. - Nêu được 2 -> 3 ý 0.25đ. - Nêu được 1 ý 0đ. |
Câu 7
Kỳ đầu I |
- Có sự tiếp hợp của các cặp NST kép tương đồng - NST kép dần dần co xoắn - Thoi phân bào hình thành - Màng nhân và nhân con tiêu biến |
Kỳ giữaI |
- NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào - Thoi phân bào đính vào 1 phía của NST tại tâm động |
Kỳ sau I |
Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi phân bào đi về 2 cực của tế bào |
Kỳ cuối I |
- Các NST kép dãn xoắn - Màng nhân và nhân con dần xuất hiện - Thoi phân bào tiêu biến. |
Ý nghĩa |
Giảm phân kết hợp với nguyên phân và thụ tinh là cơ chế đảm bảo việc duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài |
Câu 8
Các kiểu dinh dưỡng |
- Gồm 4 kiểu: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng. |
- Nêu tên được 4 kiểu dinh dưỡng 0.5 đ. - Nêu được nội dung 3 -> 4 ý 0.5 đ. - Nêu được nội dung 1 -> 2 ý 0.25 đ |
Lý do phân loại các kiểu dinh dưỡng |
- Quang tự dưỡng: Nguồn C từ CO2 và nguồn năng lượng từ ánh sáng. - Quang dị dưỡng: Nguồn C từ chất hữu cơ và nguồn năng lượng từ ánh sáng. - Hóa tự dưỡng: Nguồn C từ CO2 và nguồn năng lượng từ chất vô cơ. - Hóa dị dưỡng: Nguồn C từ chất hữu cơ và nguồn năng lượng từ chất hữu cơ. |
Câu 9. Gồm 4 pha:
- Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường. Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa: Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi. Số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh
- Pha cần bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
- Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do: số tế bào bị phân hủy nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.
Biểu điểm
- Nêu tên được 4 pha: 0.25 đ
- Nêu đầy được nội dung 4 pha 0.75 đ
- Nêu được nội dung 3 pha 0.5 đ
- Nêu được nội 1 -> 2 pha 0,25 đ
Câu 10
- Dừng ở pha cân bằng
- Giải thích: Ở pha cân bằng số lượng vi sinh vật đạt giá trị cực đại, nên sẽ thu được nhiều sinh khối hơn các pha còn lại.