Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Mỹ Tài, Phù Mỹ năm 2015 - 2016 có đáp án kèm theo được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 nhằm học tốt môn Ngữ văn, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Ea Lê, Ea Súp năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Tân Châu, Tây Ninh năm 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS MỸ TÀI |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: (0,25 điểm) Nối cột A (tác phẩm) với cột B (năm sáng tác) sao cho phù hợp:
A | B | Kết quả |
1. Con cò 2. Mùa xuân nho nhỏ |
a. 1962 b. 1976 c. 1980 d. 1985 |
1+ 2+ |
Câu 2: (0,25 điểm) Truyện hiện đại lớp 9 chủ yếu được viết dưới dạng nào?
A. Truyện ngắn B. Truyện vừa
C. Truyện ngắn và tiểu thuyết D. Truyện dài và tiểu thuyết.
Câu 3: (0,25 điểm) Trong các truyện sau, truyện nào có ngôi kể khác với các truyện còn lại?
A. Bến quê C. Những ngôi sao xa xôi.
B. Chiếc lược ngà D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Câu 4: (0,25 điểm) Bài thơ nào sau đây được xem là một tác phẩm tiêu biểu nhất viết về tình mẹ con?
A. Mùa xuân nho nhỏ B. Viếng lăng Bác
C. Nói với con D. Mây và sóng
Câu 5: (0,25 điểm) Chi tiết: «Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc tấm áo vá» (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) cho thấy Nhĩ đã cảm nhận được nét đẹp nào từ người vợ của mình?
A. Giàu nghị lực, giản dị
B. Vất vả, giàu đức hi sinh
C. Thông minh, giỏi giang
D. Đảm đang, tháo vát
Câu 6: (0,25 điểm) Xét về mục đích giao tiếp, câu: "- Thì má cứ kêu đi." thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật
Câu 7: (0,25 điểm) Câu "Cô bé bên hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ "có sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng
Câu 8: (0,25 điểm) Điền từ còn thiếu vào câu sau:
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước ................... để nêu lên ..................... được nói đến trong câu.
Câu 9: (0,25 điểm) Trong các câu sau đây, câu nào có khởi ngữ?
A. Cá này rán thì ngon B. Nếu trời mưa thì đường này ngập nước
C. Chuyện này thì tôi biết D. Tôi đi thì nó ở lại
Câu 10: (0,25 điểm) Hai câu thơ sau có sử dụng những phép tu từ nào?
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
A. Ẩn dụ và điệp ngữ B. Hoán dụ và so sánh
C. Điệp ngữ và hoán dụ D. So sánh và nhân hoá
Câu 11: (0,25 điểm) Trong các câu sau câu nào có thành phần phụ chú
A. Này, hãy đến đây nhanh lên!
B. Tôi đoán chắc ngày mai anh ta cũng đến.
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
D. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
Câu 12: (0,25 điểm) Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính chất pháp lí?
A. Tường trình B. Biên bản C. Báo cáo D. Hợp đồng
Phần II. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Trong truyện "Bến quê", Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Nêu ý nghĩa các tình huống ấy?
Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích 2 đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | 1 + a; 2+ c | A | A | D | B | C | B | chủ ngữ, đề tài | C | A | C | D |
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1:
Tình huống truyện:
- Nhĩ từng đi khắp nơi nhưng cuối đời bị bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân không thể di chuyển dù chỉ nhích nửa người. (0,5đ)
- Khi phát hiện ra vẻ đẹp cánh bãi bồi bên kia sông, Nhĩ khao khát muốn sang dù biết mình không thể thực hiện được, Nhĩ đành nhờ cậu con trai, nhưng cậu con trai không hiểu ý bố nên đã sa vào đám chơi phá bên đường để lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. (0,5đ)
Ý nghĩa:
- Cuộc sống và số phận con người luôn chứa đựng những điều bất thường, nghịch lí vượt ra ngoài dự định và toan tính của chúng ta. (0,5đ)
- Trong cuộc đời, con người ta thường khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình. Từ đó, truyện thức tỉnh mọi người hãy trân trọng những giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. (0,5đ)
Câu 2:
a. Yêu cầu chung
- Thể loại: Nghị luận về một đoạn thơ
- Nội dung: Cảm xúc của Viễn Phương cũng như của mọi người khi đến thăm lăng Bác
- Cách thức trình bày: Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, phần thân bài được triển khai thành nhiều đoạn, các đoạn văn phải có cấu trúc đảm bảo và phải có tính liên kết chặt chẽ.
b. Yêu cầu cụ thể
* Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
- Hai khổ thơ đầu bài thơ thể hiện niềm xúc động, tự hào và biết ơn của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác.
* Thân bài: (Luận điểm 1: 2 điểm, luận điểm 2: 2 điểm)
Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác là niềm xúc động thiêng liêng, lòng tự hào về con nguời Việt Nam
- Câu thơ mở đầu như lời tự sự nhưng đầy chất trữ tình, là lời thông báo con ở miền Nam, vượt xa xôi cách trở đến thăm Bác nhưng Bác đã ra đi.
- Cách xưng hô con – Bác thể hiện tình cảm thân thiết, gần gũi
- Trong làn sương mờ, hình ảnh mà tác giả nhìn thấy đầu tiên là hình ảnh hàng tre-một hình ảnh quen thuộc, gần gũi của làng quê Việt Nam
- Hình ảnh "Hàng tre xanh xanh Việt Nam" có ý nghĩa ẩn dụ. Đó là biểu tượng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
* Khổ 2: Niềm tự hào về sự vĩ đại của Bác, lòng biết ơn đối với Bác
Hai câu đầu có 2 hình ảnh mặt trời:
- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng để ca ngợi công lao vĩ đại của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Bác đem lại ánh sáng, độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
- Cụm từ "rất đỏ" diễn tả tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác.
- Cách sóng đôi hai hình ảnh mặt trời để nói sự trường tồn, vĩ đại của Bác.
Hai câu sau là hình ảnh dòng người - tràng hoa:
- Dòng người là hình ảnh tả thực, là đoàn người từ mọi miền đất nước đến Ba Đình lịch sử viếng lăng Bác
- Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự ngưỡng vọng, tấm lòng thành kính, biết ơn của tác giả và cũng là của nhân dân đối với Bác
- Bảy mươi chín mùa xuân: một cách nói rất thơ, hình ảnh hoán dụ về cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân hay chính Bác đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người.
- Điệp ngữ ngày ngày thể hiện tình cảm của nhân dân dành cho Bác là vĩnh cửu.
* Kết bài:
- Cảm xúc và suy nghĩ của người viết
- Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.