Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Tân Châu, Tây Ninh năm 2015 - 2016 có đáp án kèm theo được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 nhằm học tốt môn Ngữ văn, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 trường THCS Văn Khê, Hà Nội năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Ea Lê, Ea Súp năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Hoài Nhơn, Bình Định năm 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
I/ VĂN – TIẾNG VIỆT (4,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Hãy chép lại khổ thơ trong bài "Viếng lăng Bác" thể hiện tâm trạng của tác giả Viễn Phương khi nhìn thấy Bác trong lăng. (1đ)
b. Nêu nội dung, nghệ thuật hai câu thơ cuối của khổ thơ mà em vừa chép.(1đ)
Câu 2: (1,0 điểm) Khởi ngữ là gì? Xác định khởi ngữ trong hai câu sau:
a. Chú thì chú vẫn tin cháu nói thật.
b. Giàu thì tôi cũng giàu rồi.
Câu 3: (1,0 điểm) Hãy biến đổi hai câu sau thành câu bị động:
a. Người thợ thủ công làm ra đồ gốm khá sớm.
b. Người ta đã dựng những ngôi đền từ hàng trăm năm trước.
II/ LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
I/ VĂN –TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1:
a. Chép lại khổ thơ thể hiện tâm trạng của tác giả khi nhìn thấy Bác trong lăng:
"...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !..."
b. Nêu nội dung nghệ thuật hai câu thơ
- Nghệ thuật: Ẩn dụ (trời xanh)
- Nội dung: Khi nhìn thấy Bác trong lăng tác giả rất xúc động. Biết rằng Bác vẫn sống mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng người dân Việt Nam như trời xanh còn mãi. Nhưng tác giả cũng như nhân dân không thể không đau xót vì sự ra đi của Người: "Mà sao nghe nhói ở trong tim!".
Câu 2: Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ và nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
a/ "Chú" thứ nhất.
b/ "Giàu" thứ nhất.
Câu 3: Chuyển thành câu bị động:
Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
(Hoặc: Khá sớm đồ gốm được người thợ thủ công làm ra.)
Từ hàng trăm năm trước ngôi đền đã được người ta dựng lên.
(Hoặc: Ngôi đền từ hàng trăm năm trước đã được người ta dựng lên.)
II/ LÀM VĂN (6 điểm)
DÀN Ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng.
- Đánh giá sơ bộ về nhân vật ông Hai: nhân vật chính của tác phẩm với tình yêu làng, tình yêu nước hòa quyện sâu sắc.
2. Thân bài:
Biểu hiện của tình yêu làng, yêu nước của ông Hai. (Tìm dẫn chứng)
- Rất nhớ làng, đi đâu cũng tìm cách khoe làng.
- Thường xuyên nghe ngóng tin tức kháng chiến, vui mừng khi ta thắng lợi.
Thử thách của tình yêu làng, yêu nước. (Tìm dẫn chứng)
- Nghe tin làng theo giặc: bất ngờ, đau đớn, xấu hổ (tâm trạng ông Hai phức tạp, giằng xé khi phải lựa chọn, một thái độ rất rõ về làng "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất thì phải thù".
- Tin làng theo giặc được cải chính: ông vui sướng tột độ, khoe khắp nơi về việc nhà ông bị đốt.
Đánh giá chung:
- Ông Hai là người yêu làng, yêu nước rất cảm động sâu sắc, có tinh thần kháng chiến, lòng căm thù giặc.
- Tình huống truyện độc đáo góp phần làm rõ tính cách nhân vật với diễn biến tâm lí đặc sắc, tinh tế.
3. Kết bài
- Kim Lân đã thành công khi khắc họa nhân vật ông Hai-hình tượng tiêu biểu về người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu đi theo cách mạng.
- Nhân vật ông Hai đã để lại trong lòng người đọc một tình cảm trìu mến và trân trọng cùng nhiều ấn tượng sâu sắc.
*Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu trên, văn mạch lạc trôi chảy, có cảm xúc.
- Điểm 3-4: Đảm bảo ½ yêu cầu của điểm 5-6, sai vài lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, đặt câu.
- Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, sai nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, đặt câu.