Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường PTDTBT THCS Tà Hộc, Mai Sơn năm 2015 - 2016 có đáp án kèm theo được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 nhằm học tốt môn Ngữ văn, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 phòng GD&ĐT Triệu Phong, Quảng Trị năm 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT MAI SƠN.
Trường THCS Tà Hộc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2015-2016
Môn: Ngữ văn - Lớp: 9
Thời gian: 90 phút.
Câu 1 (3 điểm) Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Câu 2 (1 điểm) Kể tên các thành phần biệt lập đã học.
Câu 3 (2 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa biểu đạt của hình ảnh "mặt trời" trong hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Câu 4 (4 điểm) Nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Tư, Mỏ Cày Bắc năm 2015 - 2016
Câu 1 (3đ)
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu. (1,5đ)
- Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ đó. (1,5đ)
Câu 2 (1đ) Các thành phần biệt lập:
- Thành phần tình thái (0,25đ)
- Thành phần cảm thán (0,25đ)
- Thành phần phụ chú (0,25đ)
- Thành phần gọi đáp (0,25đ)
Câu 3 (2đ)
- Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực: mặt trời vẫn toả sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.
- Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ là sự ẩn dụ, liên tưởng để ví Bác cũng là 1 mặt trời – mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người (1đ)
- Ca ngợi sự vĩ đại và thể hiện sự tôn kính của nhân dân của tác giả đối với Bác Hồ. (1đ)
Câu 4: (4đ) Gợi ý: Triển khai các ý sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần nghị luận
- Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc. Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố.
- Ngay giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng: cô hiện lên rất đời thường, rất thực với những nét đẹp tâm hồn: nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát. (Cảm xúc của Định trước cơn mưa đá)
- Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. (Hay ngắm mắt mình qua gương, biết mình đẹp và được các anh bộ đội để ý nhưng không tỏ ra săn sóc, vồn vã...., nét kiêu kì của những cô gái Hà thành)
- Tình cảm đồng đội sâu sắc: yêu mến hai cô bạn cùng tổ, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. (Chăm sóc Nho khi Nho bị thương....)
- Gợi lên những phẩm chất đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin....(tâm trạng khi phá bom...)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần nghị luận
- Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc. Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần nghị luận
- Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc. Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố.