Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2015 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn luyện tập và ôn tập môn Văn hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Bài văn mẫu lớp 10 số 5 đề 4: Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 10 NĂM 2015

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:

...Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ...

(Trích: Vui thế hôm nay – Tố Hữu)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định 03 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? (0,75 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,75 điểm)

2. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 6:

... Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?

Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

Trong bóng tối, Mị đứng lặng, như không biết mình đang bị trói. (...) Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

(Trích: Vợ chồng A Phủ – Tố Hữu)

Câu 4. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 5. Câu cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (0,75 điểm)

Câu 6. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? Trình bày một vài suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó? Trả lời trong khoảng 5 đến 7 dòng. (0,75 điểm)

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Viết về đoạn trích "Trao duyên", Giáo sư Trần Đình Sử có nhận xét: "Đoạn trích Trao duyên diển tả sâu sắc bi kịch tình yêu tan vỡ, dang dở của Thúy Kiều".

Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên:

...Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Phần 1:

Câu 1:

  • Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
  • Ghi câu khác hoặc không trả lời

Câu 2:

  • Trả lời đúng 3 biện pháp tu từ: so sánh (ở dòng thơ Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ ...), điệp từ xanh, liệt kê (trong câu Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển. Xanh trời, xanh của những giấc mơ...)
  • Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3:

  • Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng vui mừng, hân hoan, tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của Tổ quốc.
  • Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
  • Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4:

  • Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 5:

  • Câu cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh.
  • Tác dụng: diễn tả nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội đương thời: không bằng con ngựa.

(Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục)

Câu 6:

  • Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề bạo lực gia đình
  • Hs có thể trình bày một vài suy nghĩ của bản thân về vấn đề bạo lực gia đình theo cách hiểu của mình nhưng phải có sức thuyết phục. Ví dụ: đưa ra thực trạng, nguyên nhân hay giải pháp...
  • Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
  • Trả lời sai hoặc không trả lời

Phần 2: Làm văn

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

  • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận.
    • Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích và nhận định ở 12 dòng thơ đầu.
    • Thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề
    • Kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bi kịch tình yêu tan vỡ, dang dở của Thúy Kiều trong mười hai câu thơ đầu của đoạn trích Trao duyên.

  • Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
  • Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.
  • Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:

1. Giải thích nhận định: bi kịch tình yêu dang dở của Thúy Kiều: có khát vọng tình yêu với Kim Trọng nhưng vì cứu gia đình nên Kiều phải trao duyên trong đau đớn, bi kịch.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

  • Lời nhờ cậy: (2 câu đầu) ngôn ngữ và tư thế của Kiều cho thấy điều nàng nhờ em là một chuyện hệ trọng, khó nói, lựa chọn từ thông minh, hoàn cảnh đổi vị thế chị em thành vị thế ân nhân và chịu ơn thật tội nghiệp.

-> Đức tính: thông minh ngay trong tình cảnh tội nghiệp nhất.

  • Lí do nhờ cậy: (6 câu tiếp) bi kịch tình yêu dang dở: có tình yêu đẹp với Kim Trọng nhưng vì cứu gia đình nên Kiều phải lỡ dở duyên tình.

-> Đức tính: hi sinh, luôn nghĩ cho người khác, thống nhất giữa hiếu và tình...

  • Lời thuyết phục: (4 câu tiếp) có lí, có tình, lời trăng trối của người sắp mất. Tâm trạng đau đớn.

-> Khẳng định Kiều: tài sắc vẹn toàn

=> Khẳng định tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du luôn thương cảm nhân vật và trân trọng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ.

3. Nghệ thuật: đi sâu khai thác nội tâm nhân vật, đối thoại mà như độc thoại,dùng từ chính xác, ngắt nhịp sáng tạo, điệp từ, ...

  • Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc, bám sát làm sáng tỏ nhận định; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Chính tả, dùng từ, đặt câu
  • Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!