Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 12 dễ dàng hơn trong việc ôn tập môn Địa lý chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến. Thư viện đề thi TimDapAnxin giới thiệu: Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Quang Trung, Đà Nẵng năm học 2016 - 2017.

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Tháp năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2016 - 2017

Mời làm: Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Quang Trung, Đà Nẵng năm học 2016 - 2017 Online

SỞ GD & ĐT TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Phần lớn lao động nước ta hiện nay tập trung ở:

A. Khu vực công nghiệp. B. Khu vực xây dựng.
C. Khu vực dịch vụ. D. Khu vực nông - lâm - thủy sản.

Câu 2: Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng lao động các ngành dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
C. Tăng tỉ trọng lao động ngành nông lâm - ngư - nghiệp.
D. Giảm tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng.

Câu 3: Đây không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Thiếu tác phong công nghiệp.
B. Phân bố không đều.
C. Số lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng.
D. Lao động có trình độ cao còn thiếu, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề.

Câu 4: Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên là do:

A. những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
B. những thành tựu của xóa đói giảm nghèo.
C. những thành tựu trong đào tạo lao động.
D. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.

Câu 5: Quá trình đô thị hóa ở nước ta không dẫn đến những hậu quả?

A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. An ninh trật tự xã hội phức tạp.
D. Làm chậm tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế công nghiệp từ năm 1995 – 2007 có sự chuyển dịch theo hướng:

A. giảm liên tục B. tăng liên tuc
C. không ổn định D. biến động

Câu 7: Cho bảng số liệu: MẬT ĐỘ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG NƯỚC TA NĂM 2012

(Đơn vị: người/km2)

Vùng

Mật độ dân số

Tây Nguyên

99

Đông Nam Bộ

644

Đồng bằng sông Cửu Long

429

Cả nước

268

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)

Nhận xét nào sau đây không đúng về mật độ dân số của ba vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước?

A. Mật độ dân số Đông Nam Bộ gấp 2,4 lần so với mật độ dân số cả nước.
B. Mật độ dân số Đồng bằng sông Cửu Long 1,6 lần so với mật độ dân số cả nước.
C. Mật độ dân số Tây Nguyên thấp hơn 2,7 lần so với mật độ dân số cả nước.
D. Mật độ dân số Tây Nguyên thấp hơn 4,3 lần so với mật độ dân số cả nước.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Các tập đoàn cây con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.
B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
D. Đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.

Câu 9: Cây công nghiệp nào sau đây không thích hợp trồng ở vùng Tây Nguyên?

A. cây cao su. B. cây cà phê. C. cây hồ tiêu. D. cây dừa.

Câu 10: Cây công nghiệp chủ yếu của nước ta có nguồn gốc:

A. cận xích đạo. B. nhiệt đới. C. cận nhiệt đới. D. ôn đới.

Câu 11: Ý nghĩa sinh thái của rừng là:

A. nguồn sống của đồng bào dân tộc ít người.
B. điều hòa khí hậu, bảo vệ động thực vật.
C. bảo vệ hồ thủy điện và thủy lợi.
D. cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

Câu 12: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA NĂM 1999 VÀ NĂM 2005

(Đơn vị: %)

Năm

Độ tuổi

1999

2005

Từ 0 - 14 tuổi

33,5

27,0

Từ 15 - 59 tuổi

58,4

64,0

Từ 60 tuổi trở lên

8,1

9,0

(Nguồn niên giám thống kê, NXB thống kê, năm 2008)

Để thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005 biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

Câu 13: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (GIÁ HIỆN HÀNH) NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012.

(Đơn vị: %)

Năm

Tổng

Kinh tế nhà nước

Kinh tế ngoài nhà nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

2005

100

37,6

47,2

15,2

2012

100

32,6

49,3

18,1

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế năm 2000 và năm 2012, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn.

Câu 14: Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2010

(Đơn vị: %)

Ngành

1990

1995

2000

2005

2010

Nông – lâm – thủy sản

38,7

27,2

24,5

21,0

18,9

Công nghiệp – xây dựng

22,7

28,8

36,7

41,0

38,2

Dịch vụ

38,6

44,0

38,8

38,0

42,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, NXB Thống kê, 2012)

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010, biểu đồ nào sao đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột chồng.

Câu 15: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất nước ta do:

A. trình độ thâm canh cao, kỹ thuật tiến bộ.
B. đất phù sa, dân có nhiều kinh nghiệm.
C. diện tích đồng bằng rộng, khí hậu có mùa đông lạnh.
D. diện tích đồng bằng rộng, nhiều sông lớn.

Câu 16: Cơ khí, khai thác than và vật liệu xây dựng là hướng chuyên môn hóa của:

A. Đông Anh – Thái Nguyên. B. Việt Trì – Lâm Thao.
C. Hòa Bình – Sơn La. D. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.

Câu 17: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu là:

A. Than. B. Dầu diezen.
C. Dầu nhập nội và khí tự nhiên. D. Dầu hỏa.

Câu 18: Trong cán cân xuất, nhập khẩu năm duy nhất nước ta xuất siêu là:

A. 1986. B. 1990. C. 1992. D. 2005.

Câu 19: Đây là một cảng sông nhưng lại được xem như một cảng biển:

A. Sài Gòn. B. Vũng Tàu. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng.

Câu 20: Tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là:

A. Đường sắt Thống Nhất. B. Quốc lộ 1 A.
C. Đường biển. D. Tuyến Bắc – Nam.

Câu 21: Trong cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất hiện nay là:

A. Lương thực, thực phẩm. B. Nguyên, nhiên vật liệu.
C. Máy móc thiết bị. D. Hàng tiêu dùng.

Câu 22: Tài nguyên du lịch của nước ta bao gồm:

A. Các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
B. Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
C. Các bãi biển và hang động.
D. Tài nguyên nhân văn.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 25 - Du lịch), di tích lịch sử cách mạng nhà tù Phú Quốc thuộc địa phận tỉnh nào dưới đây?

A. Kiên Giang B. An Giang. C. Cà Mau. D. Bến Tre.

Câu 24: Ba đầu mối giao thông hàng không lớn nhất của nước ta là:

A. Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
C. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

A. Cần Thơ, Long Xuyên. B. Cà Mau, Sóc Trăng.
C. Cà Mau, Rạch Giá. D. Cần Thơ, Cà Mau.

Câu 26: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. mùa đông lạnh kéo dài.
B. địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. thiếu lực lượng lao động.
D. chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

Câu 27: Cảng nước sâu được xây dựng và đầu tư nâng cấp, tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp và sự phát triển của vùng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là cảng:

A. Cái Lân. B. Hải Phòng.
C. Nghi Sơn. D. Vũng Áng.

Câu 28: Căn cứ vào Allat Địa lí Việt Nam trang 21, nhà máy nhiệt điện nào dưới đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Uông Bí. B. Na Dương.
C. Phả Lại. D. Phú Mĩ.

Câu 29: Cho bảng số liệu sau: SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013

(Đơn vị: nghìn con)

Cả nước

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Trâu

2559,5

1470,7

92,0

5156,7

914,2

662,8

Tỉ trọng đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong tổng đàn trâu của cả nước là:

A. 48,5%. B. 56,5%. C. 57,5%. D. 70,8%.

Câu 30: Đây là một trong những phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực III ở Đồng bằng sông Hồng:

A. tập trung đào tạo nguồn nhân lực.
B. tăng cường đầu tư phát triển ngành du lịch.
C. tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho dịch vụ.
D. thu hút mạnh đầu tư nước ngoài nhất là về du lịch.

Câu 31: Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1986 – 2005 là:

A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
B. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III.
C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III.
D. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng nhanh tỉ trọng khu vực III.

Câu 32: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2000 VÀ 2007

(Đơn vị: %)

Năm

2000

2007

Nông - lâm – ngư nghiệp

29,1

14,0

Công nghiệp – xây dựng

27,5

42,2

Dịch vụ

43,4

43,8

Trong số các loại biểu đồ dưới đây, để thể hiện cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng năm 2000 và 2007, thích hợp nhất là

A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ cột nhóm.
C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột ghép.

Câu 33: Đối với nước ta, phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển vì:

A. nguồn tài nguyên biển nước ta phong phú.
B. nước ta làm chủ một vùng biển rộng trên 1 triệu km2.
C. nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
D. chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Câu 34: Sản xuất muối được phát triển mạnh ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì có:

A. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
B. vùng có bờ biển dài nhất cả nước.
C. biển sâu, ít có sông suối đổ ra ngoài biển.
D. nước biển có độ mặn cao, mưa ít, nắng nhiều.

Câu 35: Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. nhiều vũng, vịnh kín gió, tàu thuyền dễ neo đậu.
B. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
C. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
D. các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lý của Bắc Trung Bộ?

A. Cửa ngõ thông ra biển của Lào.
B. Cầu nối giữa vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam.
C. Nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
D. Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 37: Trong phát triển nông nghiệp ở Duyên Hải Nam Trung Bộ, ngành có thế mạnh lớn nhất là:

A. trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm
B. phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản.
C. cây công nghiệp hằng năm và nuôi tôm xuất khẩu.
D. nuôi tôm xuất khẩu.

Câu 38: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của các công trình thủy điện ở Tây Nguyên?

A. Phát triển công nghiệp của vùng. B. Phát triển du lịch.
C. Nuôi trồng thủy sản. D. Phát triển lâm nghiệp.

Câu 39: Nhân tố nào có ý nghĩa hàng đầu cho việc phát triển kinh tế theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

A. Vị trí địa lí thuận lợi.
B. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phát triển tốt.
C. Lực lượng lao động có truyền thống của vùng.
D. Giàu tài nguyên khoáng sản.

Câu 40: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA BẮC TRUNG BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC

(Đơn vị: nghìn m3)

Năm

2010

2014

Cả nước

4042,6

7701,4

Bắc Trung Bộ

523,6

1677,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015)

Loại biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng sản lượng gỗ khai thác của Bắc Trung Bộ so với cả nước, năm 2010 và 2014 là

A. hai biểu đồ tròn. B. hai biểu đồ cột.
C. hai biểu đồ đường. D. biểu đồ kết hợp.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12

1. D

2. B

3. B

4. D

5. D

6. B

7. D

8. D

9. D

10. B

11. B

12. B

13. D

14. A

15. A

16. D

17. C

18. C

19. A

20. B

21. B

22. B

23. A

24. C

25. D

26. D

27. A

28. D

29. C

30. B

31. C

32. A

33. D

34. D

35. B

36. D

37. B

38. C

39. C

40. A

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!