Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2020 Sở GD&ĐT Quảng Nam

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2020 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đây là đề kiểm tra học kì II môn Văn lớp 9 dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải đề thi. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Ngữ văn - Lớp 9

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn! Còn mắt thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá".

Câu 2 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn có khởi ngữ và gạch dưới khởi ngữ đó.

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định phép nối, phép thế được sử dụng trong phần trích trên

Câu 4 (1,0 điểm). Qua phần trích, em có nhận xét gì về ngoại hình, tính cách của nhân vật tôi?

Câu 5 (1,0 điểm). Theo em, trong cuộc sống, có nên tự khen mình không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ - 1980)

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2020 -

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2020 Sở GD&ĐT Quảng Nam

PHẦN

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

I.Đọc hiểu (5 điểm)


Câu 1. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập

1.0

- Nói một cách khiêm tốn

- Thành phần tình thái

0.5

0.5

Câu 2. Ghi lại câu văn có khởi ngữ và gạch dưới khởi ngữ đó

1.0

- Câu có khởi ngữ: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Có cái nhìn sao mà xa xăm!”

- Khởi ngữ: mắt tôi

0.5

0.5

Câu 3. Phép nối, phép thể được sử dụng trong đoạn văn

1.0

- Phép nối: Còn (Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Có cái nhìn sao mà xa xăm!”)

- Phép thế: Nó (Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng)

0.5

0.5

Câu 4. Qua đoạn trích, em hiểu gì về ngoại hình, tính cách của nhân vật tôi”?

1.0

Học sinh có thể diễn đạt khác nhau song nội dung phù hợp với yêu cầu của câu hỏi và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là gợi ý:

- ngoại hình: trẻ trung, xinh đẹp…..

- tính cách: tự tin, lạc quan, yêu đời,….

0.5

0.5

Câu 5. Theo em, trong cuộc sống, có nên tự khen mình không? Vì sao?

1.0

Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lý giải hợp lý và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Sau đây là gợi ý:

a. Nên tự khen mình: Vì: Trước những kết quả, tiến bộ đạt được, ta cần khen để ghi nhận sự nỗ lực, có thêm niềm vui, niềm tin vào phẩm chất, năng lực của bản thân trong cuộc sống.

b. Không nên tự khen mình. Vì bản thân mình nên để người khác đánh giá sẽ khách quan hơn; tự khen mình dễ rơi vào chủ quan, ảo tưởng.

c. Nên tự khen mình nhưng cần phải đúng lúc, đúng sự việc, kết quả. Đồng thời, phải biết lắng nghe nhận xét, khen chê của người khác để hoàn thiện bản thân mình…

Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0,25 Điểm. Phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0,75 điểm.

II. Làm văn

(5.0 điểm)


Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:…

5.0

1. Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ.

- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Phần mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đoạn thơ

- Phần thân bài: Triền khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của đoạn thơ.

- Phần kết bài: Khái quát được vấn đề, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của bản thân về đoạn thơ, bài thơ,…

0.5

b. Xác định dùng vấn đề cần nghị luận: Đoạn thơ trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng có thể tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

0.5

* Cảm nhận về đoạn thơ:

- Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên

+ Bức tranh mùa xuân tươi đẹp với không gian thoáng đãng, sắc màu tươi thắm, âm thanh vang vọng..

+ Cảm xúc say xưa, ngây ngất; sự trân trọng, nâng niu vẻ đẹp mùa xuân

- Cảm xúc về mùa xuân đất nước.

+ Ngợi ca cuộc sống mới, ngợi ca những con người thầm lặng nguy hiểm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Lạc quan tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước.

2.0

* Đánh giá chung:

- Đoạn thơ với hình ảnh thơ đẹp, giọng thơ vui, giàu nhạc tính; sử dụng hiệu quả các biện phap tu từ,…

- Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước trong hối hả cuộc sống dựng xây; thể hiện lòng yêu đời, yêu sống; tình yêu thiết tha, niềm tin tưởng vào tương lai sáng của đất nước.

1.0

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

TimDapAnđã chia sẻ trên đây Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2020. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức Ngữ văn lớp 9, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK 2 sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

.............................................

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2020. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn, thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút, đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tìm Đáp Án mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. Tìm Đáp Án mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của Tìm Đáp Án. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!