Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2022 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 trong quá trình ôn thi học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án.
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn có đáp án
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9.
Mời thầy cô và các em tham khảo: Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2020 (Đề 1) do TimDapAnbiên soạn.
Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là gì?
Câu 2 (0,5đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện trên.
Câu 3 (1đ): Bài học được rút ra qua câu chuyện là gì?
Câu 4 (1đ): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú ếch con nhảy vọt ra khỏi cái hố.
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2 (5đ): Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Hướng dẫn giải đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn
Đáp án phần Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện: tự sự
Câu 2 (0,5đ): Câu chuyện kể về việc 2 con ếch bị rơi xuống hố: 1 con bỏ cuộc, chấp nhận buông xuôi; 1 con cố gắng, kiên trì nên đã vượt ra khỏi cái hố đó.
Câu 3 (1đ): Bài học được rút ra qua câu chuyện trên là: hãy bỏ ngoài tai những lời nói tiêu cực, những lời chế nhạo của kẻ khác; nỗi lực, cố gắng thực hiện công việc của mình thì sẽ đạt được thành công.
Câu 4 (1đ):
Hình ảnh chú ếch nhảy vọt ra khỏi chiếc hố đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc: đó là một chú ếch kiên cường, tuy gặp phải khó khăn nhưng đã cố gắng hết mình để vượt qua nó. Qua đây, mỗi chúng ta cần phải học tập tính kiên trì của chú ếch để vượt qua khó khăn để đạt được những điều tốt đẹp của cuộc sống.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Bài học được rút ra qua câu chuyện
1. Mở bài
- Giới thiệu câu chuyện.
- Tóm tắt ý nghĩa câu chuyện.
2. Thân bài
a. Giải thích
Giải thích ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện khuyên chúng ta phải biết cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn, vấp ngã mặc kệ những lời chê bai, phản bác của người khác thì sẽ đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
b. Phân tích
- Cuộc sống luôn là chuỗi thử thách để con người tôi luyện bản lĩnh của mình. Kiên trì vượt qua những thử thách đó chúng ta sẽ có được thành công.
- Nếu không kiên trì, nỗ lực, chúng ta sẽ mãi là những con người thất bại, thụt lùi về phía sau so với xã hội.
- Khi vượt qua được khó khăn, gian khổ, chúng ta sẽ có được sự trọng vọng của người khác, sẽ là động lực để những người có cùng hoàn cảnh vượt qua gian khó.
c. Dẫn chứng
Học sinh tự tìm và lấy dẫn chứng cho bài văn của mình từ 1 - 3 dẫn chứng tiêu biểu.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn những người con người dễ dàng nản chí, chưa thực sự nỗ lực vươn lên; đứng trước khó khăn gian khổ nhưng bị lời nói của người khác chi phối. Những người này sẽ khó có được thành công.
3. Kết bài
Chốt lại vấn đề: mỗi người hãy biết cách tự làm chủ cuộc sống của mình, biết vươn lên để có được những điều tốt đẹp. Thành quả chúng ta nhận lại luôn xứng đáng với nỗ lực chúng ta bỏ ra.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý bài văn nghị luận phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”
1. Mở bài
Lặng lẽ Sa Pa là tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Câu chuyện đã vẽ ra hình ảnh anh thanh niên để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.
2. Thân bài
- Anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. Một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao.
- Mặc dù sống trong điều kiệu thiếu thốn và khắc nghiệt nhưng anh thanh niên luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa.
- Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.
- Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
- Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả.
- Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng.
3. Kết bài
Bài học về phẩm chất và lí tưởng sống như anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và những con người lao động vô danh vẫn mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau phải noi theo.
Mời các em học sinh tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 2 Môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022 mới nhất do TimDapAnbiên soạn tại: Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2022.
Dưới đây là một số đề mẫu minh họa:
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Hài hước cũng phải học, học để thưởng thức được cái hài, học để diễn được cái hài. Chính khách nhiều nước phải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước. Hài để làm cho việc tuyên truyền được vui vẻ tự nhiên đậm đà ý nhị. Hài để tấn công đối thủ cũng đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để đá bóng về sân đối phương. Hài để gỡ bí trong tình huống trớ trêu khó xử. Lúc ấy mà mặt khó đăm đăm thì chắc chắn sẽ liệt, sẽ mất điểm.
Chính khách khi nói một câu hóm hỉnh chưa chắc đã thực lòng nói, diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy nghệ sĩ ưu tú đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và công chúng, vậy là đạt được mục đích.
Cao hơn cả diễn nữa, là mình có khả năng hiểu được cái hài, thích cái hài, thấm được cái hài, mình cười một cách tự nhiên, pha trò một cách tự nhiên. Đấy là của trời cho. Đấy là người được thiên phú. Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ".
(Trích Không biết cười – Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ, 2015, tr. 56)
Câu 1 (0,5 điểm): Chủ đề của đoạn văn là gì?
Câu 2 (1,0 điểm): Tác giả đã nói về những tác dụng gì của cái hài và nói với giọng điệu ra sao? Hãy liệt kê các yếu tố hình thức cho phép em nhận ra giọng điệu ấy.
Câu 3 (1,0 điểm): Trong đoạn văn, từ "diễn" được tác giả dùng đến ba lần. Em hiểu như thế nào về hàm nghĩa của từ này?
Câu 4 (1,5 điểm): Từ điều tác giả Hồ Anh Thái gợi mở, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói về ý nghĩa của cái hài trong cuộc sống.
II. Làm văn (6,0 điểm):
Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Lỗi lầm và sự biết ơn
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(theo Hạt giống tâm hồng)
Câu 1 (0,5đ): Người bạn trong câu chuyện trên đã viết và khắc lên đâu?
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.
Câu 3 (1đ): Em rút ra được điều gì qua câu chuyện trên?
Câu 4 (1,5đ): Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (Bằng một đoạn văn).
---------------------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Bài tập đọc hiểu lớp 9 môn Ngữ văn
- 10 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ ôn thi vào lớp 10
- Giáo án ngữ văn 9 bài Lặng lẽ Sa Pa
- Soạn Văn 9: Lặng lẽ Sa Pa
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2022 (Đề 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.