Đề thi đánh giá năng lực học kì 2 Hóa 12 

Đề thi học kì 2 Hóa 12 năm 2022 Đề 1 được đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn tổng hợp là đề kiểm tra đánh giá chất lượng học kì 2 lớp 12 môn Hóa học. Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có đáp án, nội dung bám sát chương trình học Hóa học 12. Hy vọng thông qua Đề thi hóa 12 học kì 2 sẽ giúp bạn đọc có thêm tài liệu ôn luyện, củng cố chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì 2 hóa 12.  Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ THI THAM KHẢO

40 câu hỏi trắc nghiệm

ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II – LỚP 12

MÔN THI: HÓA HỌC

Thời gian 50 phút không kể thời gian phát đề


Họ và Tên:…………………………………Lớp:…………………..

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Dãy các kim loại xếp theo chiều tính khử tăng dần là:

A. Fe, Al, Mg

B. Fe, Mg, Al

C. Mg, Fe, Al

D. Al, Mg, Fe

Câu 2. Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot

(cực âm) là:

A. Cu → Cu2+ + 2e

B. 2Cl- → Cl2 + 2e

C. Cl2 + 2e → 2Cl-

D. Cu2+ + 2e → Cu

Câu 3. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những kim loại:

A. Ag

B. Cu

C. Zn

D. Pb

Câu 4. Điện phân điện cực trơ dung dịch muối clorua kim loại hóa trị II với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng điện cực catot tăng 1,92 gam. Kim loại hóa trị II đó là:

A. Cu

B. Zn

C. Ba

D. Ca

Câu 5. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O3.

B. RO2.

C. R2O.

D. RO.

Câu 6. Hòa tan 3 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 ở đktc. Hai kim loại kiềm A, B là?

A. Na, K

B. Rb, Cs

C. K, Rb

D. Li, Na

Câu 7. Điện phân nóng chảy hoàn toàn 19,0 gam muối RCl2 thu được 4,48 lít khí (đktc) ở anôt (đktc). R là kim loại nào trong các kim loại dưới đây :

A. Ca

B. Mg

C. Ba

D. Be

Câu 8. Khi cho một miếng Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là :

A. sủi bọt khí không màu

B. xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan

C. xuất hiện kết tủa màu vàng

D. sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa màu xanh, dung dịch nhạt màu

Câu 9. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A. KNO3.

B. FeCl3.

C. BaCl2.

D. K2SO4.

Câu 10. Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 2,4 gam và 3,68 gam.

B. 1,6 gam và 4,48 gam.

C. 3,2 gam và 2,88 gam.

D. 0,8 gam và 5,28 gam.

Câu 11. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion:

A. Na+ và Mg2+

B. Ba2+ và Ca2+

C. K+ và Ba2+

D. Ca2+ và Mg2+

Câu 12. Để nhận biết Ba(OH)2 người ta dùng dung dịch:

A. H2SO4

B. HCl

C. NaOH

D. CaCl2

Câu 13. Chất có thể làm mềm nước có tính cứng toàn phần là:

A. CaSO4

B. NaCl

C. Na2CO3

D. CaCO3

Câu 14. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) gọi là

A. Đá vôi

B. Boxit

C. Thạch cao nung

D. Thạch cao sống

Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 1,12

C. 4,48

D. 3,36

Câu 16. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 20 lít dung dịch Ca(OH)2, ta thu được 6 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2

A. 0,0035M

B. 0,002M

C. 0,004M

D. 0,006M

Câu 17. Nguyên liệu chính được dùng để sản xuất nhôm là:

A. Quặng pirit

B. Quặng boxit

C. Quặng đôlômit

D. Quặng manhetit

Câu 18. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. FeO, CuO, Cr2O3

B. PbO, K2O, SnO

C. FeO, MgO, CuO

D. Fe3O4, SnO, BaO

Câu 19. Kim loại nào sau đây có thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối Fe(NO3)2:

A. Ni

B. Sn

C. Zn

D. Cu

Câu 20. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 là :

A. lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan hết tạo dung dịch không màu

B. lúc đầu có kết tủa, sau đó kết tủa bị hoà tan một phần

C. xuất hiện kết tủa keo trắng và kết tủa không bị hoà tan

D. lúc đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan hết, tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm

Câu 21. Để khử hoàn toàn m gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thấy cần 5,4 gam bột nhôm phản ứng. Giá trị m là:

A. 8 gam

B. 32 gam

C. 1,6 gam

D. 16 gam

Câu 22. Đốt một lượng Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng Al đã dùng là:

A. 16,2 gam.

B. 5,4 gam.

C. 8,1 gam.

D. 10,8 gam.

Câu 23. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên, nhưng hiếm là:

A. Hematit

B. Xiđerit

C. Manhetit

D. Pirit

Câu 24. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X, tác dụng với HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dd muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M là:

A. Mg

B. Zn

C. Al

D. Fe

Câu 25. Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Đó là kim loại nào trong số sau:

A. Mg

B. Fe

C. Ca

D. Al

Câu 26. Cho 2,24 gam Fe tác dụng với oxi, thu được 3,04 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit. Để hoà tan hết X cần thể tích dung dịch HCl 2M là

A. 25 ml

B. 50 ml

C. 100 ml

D. 150 ml

Câu 27. Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 336 ml H2 (đktc) và thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68% so với ban đầu. M là kim loại nào trong các kim loại dưới đây ?

A. Al

B. Fe

C. Ca

D. Mg

Câu 28. Hai chất chỉ có tính oxi hoá là:

A. Fe(NO3)2, FeCl3

B. Fe(OH)2, FeO

C. Fe2O3, Fe2(SO4)3

D. FeO, Fe2O3

Câu 29. Hợp chất nào sau đây của Fe vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử:

A. FeO

B. Fe2O3

C. FeCl3

D. Fe(NO3)3

Câu 30. Dung dịch muối Fe(NO3)3 không tác dụng với chất nào sau đây:

A. Zn

B. Dung dịch NH3

C. Sn

D. Dung dịch AgNO3

Câu 31. Hòa tan 21,6 gam FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là:

A. 1,12 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 3,36 lít

Câu 32. Cho dung dịch FeCl2, AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là:

A . FeO, Al2O3

B. Fe2O3, Al2O3

C. Fe2O3

D. FeO

Câu 33. Thể tích dung dịch KOH 0,1M cần dùng để kết tủa hết ion Fe3+ trong 100 ml dung dịch FeCl3 0,2M là:

A. 300 ml

B. 200 ml

C. 100 ml

D. 600 ml

Câu 34. Thổi khí CO dư qua 1,6 gam Fe2O3 nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe thu được là:

A. 0,56 gam

B. 1,12 gam

C. 4,8 gam

D. 11,2 gam

Câu 35. Cho 43,2 gam FeO vào dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 4,48 l khí X. Tìm X

A. N2

B. N2O

C. NO2

D. NO

Câu 36. Dãy các phi kim nào sau đây khi lấy dư tác dụng với Fe thì chỉ oxi hoá Fe thành Fe (III)?

A. Cl2, O2, S

B. Cl2, Br2, N2

C. Br2, Cl2, F2

D. O2, Cl2, Br2

Câu 37. Dãy Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Na, Mg, Ag

B. Fe, Na, Mg

C. Ba, Mg, Hg

D. Na, Ba, Ag

Câu 38. Trong số các kim loại sau: Mg, Zn, Fe, Ag. Số kim loại có phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 39. Cho 2,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, và FeO tác dụng đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là:

A. 3,6 gam

B. 3,7 gam

C. 3,8 gam

D. 3,9 gam

Câu 40. Cho 10 gam hỗn hợp bột kim loại Fe, Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là:

A. 3,4 gam

B. 4,4 gam

C. 5,6 gam

D. 6,4 gam

-------------------------Hết-----------------------

Đáp án đề thi học kì 2 Hóa 12

1. A

2. D

3. C

4. A

5. C

6. A

7. B

8. D

9. B

10. B

11. D

12. A

13. C

14. D

15. A

16. C

17. B

18. A

19. C

20. A

21. D

22. A

23. C

24. D

25. B

26. A

27. B

28. C

29. A

30. D

31. C

32. B

33. D

34. B

35. D

36. C

37. B

38. C

39. D

40. B

----------------------------------------------

Trên đây TimDapAnđã gửi tới bạn đọc Đề thi học kì 2 Hóa 12 năm 2022 Đề 1, gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, giúp đảm bảo bám sát cấu trúc nội dung chương trình hóa học 12, giúp đánh giá đúng năng lực phân loại.

Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....