Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2015 - 2016 là tài liệu ôn tập môn Vật lý lớp 10 hay dành cho các bạn học sinh tham khảo, ôn luyện kiến thức môn Vật lý nhằm chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 1. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Lương Thế Vinh, Gia Lai năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016
SỞ GD – ĐT HÀ NỘI Trường THPT Ngọc Tảo
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Môn VẬT LÍ - LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Đề số 103
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 01. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A. Chiếc bè trôi trên sông. B. Vật rơi trong không khí
C. Giũ quần áo cho sạch bụi. D. Vật rơi tự do.
Câu 02. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động
A. thẳng. B. thẳng đều. C. biến đổi đều. D. tròn đều.
Câu 03. Thanh AB rất nhẹ có trục quay tại O như hình vẽ. Biết α = 150° và OB = 2OA. Khi thanh cân bằng thì hệ thức nào sau đây đúng?
A. F1 = F2. B. F1 = 2F2
C. F2 = 2F1. D. Không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 04. Lực và phản lực của nó luôn
A. khác nhau về bản chất. B. xuất hiện và mất đi đồng thời.
C. cùng hướng với nhau. D. cân bằng nhau.
Câu 05. Một vật có khối lượng m = 200 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng, lúc đó chiều dài của lò xo là l = 20 cm. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 18 cm và bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10m/s2. Độ cứng của lò xo đó là
A. 1 N/m. B. 10 N/m. C. 100 N/m. D. 1000 N/m.
Câu 06. Lực hướng tâm xuất hiện khi
A. vật chuyển động thẳng. B. vật đứng yên.
C. vật chuyển động thẳng đều. D. vật chuyển động cong.
Câu 07. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào
A. diện tích tiếp xúc và ngoại lực tác dụng vào vật. B. các điều kiện về bề mặt tiếp xúc.
C. áp lực lên mặt tiếp xúc. D. vật liệu làm mặt tiếp xúc.
Câu 08. Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7 N và 10 N. Trong các giá trị sau giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
A. 1 N. B. 2 N. C. 16 N. D. 18 N.
Câu 09. Một xe tải có khối lượng 5 tấn chuyển động qua một cầu vượt (xem như là cung tròn có bán kính r = 50m) với vận tốc 36 km/h. Lấy g = 9,8m/s2. Áp lực của xe tải tác dụng lên mặt cầu tại điểm cao nhất có độ lớn bằng
A. 39000 N. B. 40000 N. C. 59000 N D. 60000 N.
Câu 10. Từ độ cao 45 m so với mặt đất người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc 40 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất có độ lớn là
A. 20 m/s. B. 30 m/s. C. 50 m/s. D. 60 m/s.
B. TỰ LUẬN
Bài 01. Một vật khối lượng 8 kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F = 20N có phương nằm ngang. Hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính quãng đường vật đi được sau 4s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
b) Sau đó, người ta thay đổi độ lớn của lực kéo để vật chuyển động thẳng đều trong 4s tiếp theo. Tính độ lớn của lực kéo kkhi đó.
c) Tiếp theo, người ta thôi tác dụng lực kéo. Hỏi vật còn chuyển động được bao lâu thì dừng lại.
d) Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong suốt quá trình chuyển động.
Bài 02. Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc = 30°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó và phản lực của mặt đất lên tấm gỗ. Lấy g = 10 m/s2.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10
Đáp án mã đề 103
A. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
C |
B |
A |
B |
C |
D |
A |
C |
A |
C |
B. TỰ LUẬN
Bài 01
a. Vẽ hình, chọn hệ quy chiếu đầy đủ (0,5đ)
- Gia tốc vật: a1 = (F – Fms)/m = 0,5 (m/s2) (0,5đ)
- Quãng đường vật đi trong 4: S = (a1t2/2) = 4 (m). (0,5đ)
b. Vật chuyển động thẳng đều: FK = Fms = μmg = 16 (N) (0,5đ)
c. * Khi ngừng tác dụng lực kéo vật chuyển động với gia tốc
a2 = (-Fms/m) = - 2(m/s2) (0,5đ)
* Thời gian vật chuyển động tiếp: t2 = (-v4/a2) = 1 (s). (0,5đ)
d. * Lập bảng giá trị (0,5đ)
- Tính vận tốc vật cuối giây thứ 4: v4 = a1.t = 2 (m/s).
- Tính vận tốc vật cuối giây thứ 8: v8 = v4 = 2 (m/s)
- Tính vận tốc vật cuối giây thứ 9: v9 = 0
* Vẽ đúng đồ thị (0,5đ)
Bài 2: Tấm gỗ chịu tác dụng của các lực: . Xét trục quay đi qua điểm tiếp xúc gỗ và đất, ta có: MP = MF → F = 30√3 N. (0,5đ)
Tính được N = 256,3 N (0,5đ)