Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2014 - 2015 có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn ôn tập và từ đó chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối năm sắp tới.

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2015

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015

Trắc nghiệm trực tuyến: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2014 - 2015

Đề số 719

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn VẬT LÍ - LỚP 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Quá trình nào sau đây tuân theo định luật Sác-lơ?

A) Thổi không khí vào một quả bóng bay. B) Đun nóng khí trong một xilanh kín.

C) Quá trình bơm không khí vào bình kín. D) Đun nóng khí trong một xilanh hở.

Câu 2: Ta có ΔU = Q + A, với ΔU là độ tăng nội năng, Q là nhiệt lượng vật nhận được, A là công vật nhận được. Hỏi khi vật thực hiện một quá trình đẳng áp thì điều nào sau đây là đúng?

A) Cả Q, A và ΔU đều phải khác 0. B) Q phải bằng 0.

C) ΔU phải bằng 0. D) A phải bằng 0.

Câu 3: Hệ thức nào sau đây không đúng với quá trình đẳng áp?

Đề thi học kỳ II môn Vật lý lớp 10

Câu 4: Chất rắn nào dưới đây là chất rắn vô định hình ?

A) Thuỷ tinh. B) Kim cương. C) Thạch anh. D) Than chì.

Câu 5: Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng?

A) Nhiệt có thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.

B) Nhiệt vẫn có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.

C) Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.

D) Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.

Câu 6: Trong một thí nghiệm đo nhiệt độ của một vật, người ta tiến hành đo 5 lần, nhiệt độ của 5 lần đo có giá trị lần lượt là 50,3℃; 50,2℃; 50,3℃; 50,5℃ và 50,4℃. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 0,1℃. Giá trị trung bình của nhiệt độ của vật được viết là

A) 50,24℃. B) 50,34℃. C) 50,44℃. D) 50,3℃.

Câu 7: Ý nghĩa của hệ số nở dài của chất rắn là gì?

A) Hệ số nở dài của chất rắn cho biết chiều dài của vật rắn tăng nhanh hay chậm khi nhiệt độ tăng.

B) Hệ số nở dài của chất rắn cho biết độ tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng thêm 1℃.

C) Hệ số nở dài của chất rắn cho biết chất rắn đó là chất rắn kết tinh hay chất rắn vô định hình.

D) Hệ số nở dài của chất rắn cho biết độ tăng chiều dài tỉ đối của vật rắn khi nhiệt độ tăng thêm 1℃.

Câu 8: Trong công nghệ đúc kim loại (đồng, gang, ...), người ta phải chế tạo khuôn đúc có thể tích bên trong lớn hơn thể tích của vật đúc. Tại sao?

A) Vì khuôn đúc có kích thước ngoài của vật nên cần làm to hơn.

B) Vì khuôn đúc sẽ co lại về kích thước vật đúc khi đổ kim loại nóng chảy vào.

C) Vì khi vật đúc nguội đi thì thể tích sẽ giảm về kích thước cần thiết.

D) Vì vật đúc có thể sẽ được cắt, gọt sao cho bằng kích thước cần thiết.

Câu 9: Cách phát biểu Nguyên lý II của nhiệt động lực học của Các-nô là

A) Nhiệt có thể tự truyền từ một vật sang vật khác có nhiệt độ thấp hơn.

B) Động cơ nhiệt có thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

C) Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

D) Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật khác có nhiệt độ thấp hơn.

Câu 10: Nội năng của khí lý tưởng phụ thuộc vào những thông số nào?

A) Áp suất và nhiệt độ. B) Áp suất và thể tích.

C) Chỉ phụ thuộc nhiệt độ. D) Nhiệt độ và thể tích.

Câu 11 (2 điểm). Một căn phòng kín có thể tích 300 m3 chứa không khí ở 30℃, áp suất 1 atm. Coi không khí trong phòng là khí lý tưởng.

a) Tính áp suất trong phòng nếu không khí trong phòng được làm lạnh xuống đến 0℃.

b) Thực tế căn phòng không kín nên áp suất không khí trong phòng vẫn bằng 1 atm. Tính khối lượng không khí đã tràn thêm vào phòng khi nhiệt độ giảm từ 30℃ xuống đến 0℃. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0℃, 1 atm là 1,29 kg/m3.

Câu 12 (2 điểm). Người ta thả một cục sắt có khối lượng 300g ở nhiệt độ 100℃ vào lượng nước có khối lượng 200g ở nhiệt độ 20℃. Hãy tính nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dụng riêng của nước và sắt lần lượt là 4200 J/Kg.K và 460J/Kg.K.

Câu 13 (1 điểm). Một đường ống dẫn dầu bằng thép ở 20℃ có chiều dài là 1737 km. Tính độ tăng độ dài của đường ống khi nhiệt độ tăng lên đến 40℃. Biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6 K-1. Kết quả lấy 3 chữ số có nghĩa.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10

1) B

2) A

3) A

4) A

5) A

6) D

7) D

8) C

9) C

10) C

Câu 11 (2 điểm). Một căn phòng kín có thể tích 300 m3 chứa không khí ở 30℃, áp suất 1 atm. Coi không khí trong phòng là khí lý tưởng.

a) Tính áp suất trong phòng nếu không khí trong phòng được làm lạnh xuống đến 0℃.

TT1: p1 = 1 atm; V1 = 300 m3; T1 = 303 K

TT2: p2 = ?; V2 = 300 m3; T2 = 273 K

Áp dụng định luật Sac-lo: p1/T1 = p2/T2 → p2 = 0,90 atm

b) Thực tế căn phòng không kín nên áp suất không khí trong phòng vẫn bằng 1 atm. Tính khối lượng không khí đã tràn thêm vào phòng khi nhiệt độ giảm từ 30℃ xuống đến 0℃. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0℃, 1 atm là 1,29 kg/m3.

+ Khối lượng không khí trong phòng ở 0℃ (áp suất 1 atm): m2 = D2V2 = 387 kg.

+ Theo PTTT của khí lí tưởng: Đề thi học kỳ 2 môn Vật lý lớp 10 có đáp án

Với một lượng khí nhất định thì V = m/D

Đề thi học kỳ 2 môn Vật lý lớp 10 có đáp án

→ Khối lượng riêng của không khí ở 30℃ là: Đề thi học kỳ 2 môn Vật lý lớp 10 có đáp án

→ Khối lượng không khí trong phòng ở 30℃ (áp suất 1 atm) là:

Đề thi học kỳ 2 môn Vật lý lớp 10 có đáp án

Khối lượng không khí đã tràn vào phòng là: m2 – m1 = 38,3 kg

Câu 12 (2 điểm). Người ta thả một cục sắt có khối lượng 300g ở nhiệt độ 100℃ vào lượng nước có khối lượng 200g ở nhiệt độ 20℃. Hãy tính nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dụng riêng của nước và sắt lần lượt là 4200 J/Kg.K và 460J/Kg.K.

+ Xét quá trình trao đổi nhiệt của 2 vật:

- Vật 1 (cục sắt) có m1 = 300 g, t1 = 100℃,

- Vật 2 (nước) có m2 = 200 g, t2 = 20℃.

+ Gọi t là nhiệt độ của hệ vật khi có sự cân bằng nhiệt

→ m1c1(t - t1) + m2c2(t - t2) = 0

Đề thi học kỳ 2 môn Vật lý lớp 10 có đáp án

Câu 13 (1 điểm). Một đường ống dẫn dầu bằng thép ở 20℃ có chiều dài là 1737 km. Tính độ tăng độ dài của đường ống khi nhiệt độ tăng lên đến 40℃. Biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6 K-1. Kết quả lấy 3 chữ số có nghĩa.

+ Độ tăng độ dài của đường ống: Δl = αl0Δt = 0,382 km

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!