Đề kiểm tra Văn 7 học kì 1 năm 2020 có đáp án

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 trường THCS Tân Đồng, Bình Phước năm học 2020 - 2021 nằm trong bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 do TimDapAnđăng tải. Đề kiểm tra Văn 7 học kì 1 là tài liệu hay giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Bộ Đề thi học kì 1 lớp 7 được giới thiệu trên TimDapAnvới đầy đủ các môn cho các em tham khảo và ôn luyện. Đây là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.

PHÒNG GD&ĐTTP ĐỒNG XOÀI                 ĐỀ KIỂM TRA HỌC1

TRƯỜNG THCS TÂN ĐỒNG                           Môn: Ngữ văn – Lớp 7.

                                                            Năm học: 2020-2021 (Đề chính thức số 1 )

                           Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3 điểm) Cho câu thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

..........................................

a. Em hãy chép 3 câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ.

b. Hãy cho biết tên của bài thơ trên là gì? Tác giả là ai?

c. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

d. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên?

Câu 2: (2 điểm)

a. Thế nào là điệp ngữ?

b. Hãy xác dạng điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya” và viết một đoạn văn ngắn ( từ 4-6 câu) nêu tác dụng của điệp ngữ trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

Câu 3: (5 điểm) Cảm nghĩ về một loài cây em yêu

………………… HẾT…………….

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2020

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

Câu 1

(3. đ)

a

Hs chép đúng, chính xác 3 câu thơ còn lại:

1 đ

b

Tên của bài thơ trên là: Cảnh khuya. Tác giả là: Hồ Chí Minh

0.5đ

c

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm

0,5 đ

d

Ý nghĩa bài thơ:

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

- Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

1.0 đ

Câu 2

a.

b.

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

- Điệp từ chưa ngủ; “lồng”

-> Điệp ngữ cách quãng

- Đoạn văn:

+ Điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm….
+ Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước. . .

(2 đ)

1 đ

1 đ

Câu 3

1.Yêu cầu chung:

- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

2.Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na…).

- Lí do em yêu thích loài cây đó.

b.Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

+ Em thích màu của lá cây,…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian?

+ Ban đầu khi nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ , tình cảm gì?

+ Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn bó và coi cây đó như một người bạn không?

- Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em.

( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần)

- Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người.

c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

*Biểu điểm:
- Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng, kỉ niệm chân thành gợi được những rung động, lời văn trong sáng có sức truyền cảm, biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật nội dung

- Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, sai ít lỗi các loại

- Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, chưa thật sự đảm bảo yêu

cầu của đề, lời văn còn vụng sai nhiều lỗi các loại.
- Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

(5 đ)

1.0

3.0

1.0

Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 trường THCS Tân Đồng, Bình Phước năm học 2020 - 2021. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm