Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Lê Hồng Phong năm 2015 - 2016 gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm và 3 câu hỏi tự luận. Đề thi có đáp án đi kèm, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Sinh hiệu quả.
Bộ 12 đề thi môn Sinh học lớp 8 năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Tiến Sơn, Lương Sơn năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Hoài Châu, Hoài Nhơn năm 2014 - 2015
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC, LỚP 8 PHẦN: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm) Thời gian: 10 phút (không kể phát đề) |
Bài I. (2 điểm) Em hãy khoanh vào chữ cái đầu trước đáp án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trao đổi chất với môi trường là chức năng của
A. Nhân. B. Ti thể. C. Màng sinh chất. D. Gônggi.
Câu 2: Cấu tạo tế bào động vật gồm
A. Thành tế bào, màng sinh chất, chất tế bào.
B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân con.
D. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể.
Câu 3: Mô là gì?
A. Là tập hợp các cấu trúc có cùng chức năng.
B. Là tập hợp các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
C. Là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
D. Là tập hợp các tế bào có chức năng bảo vệ.
Câu 4: Xương to ra về bề ngang là nhờ
A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.
B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào xương.
C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào xương.
D. Cả A và B.
Câu 5: Bộ phận nào có chức năng giảm ma sát trong khớp xương
A.Màng xương. B. Sụn tăng trưởng. C. Mô xương cứng. D. Sụn bọc đầu xương.
Câu 6: Để xương phát triển cần chú ý
A. Lao động vừa sức. B. Rèn luyện thể dục thể thao.
C. Cần lưu ý tư thế ngồi và mang vác. D. Cả A, B và C.
Câu 7: Đặc điểm nào không phải của hồng cầu
A. Màu hồng B. Hình đĩa lõm 2 mặt
C. Không có nhân D. Có khả năng phân chia
Câu 8: Chức năng của vòng tuần hoàn lớn là
A. Thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể.
B. Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào.
C. Nhận khí oxi từ phổi đưa về tim.
D. Nhận oxi từ phổi và thải cacbonic ra khỏi cơ thể.
Bài II. (1 điểm) Chọn từ, cụm từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong câu sau cho phù hợp:
Hô hấp là quá trình không ngừng.....(9).......cho các tế bào của cơ thể và ....(10)......do tế bào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình hô hấp gồm .....(11)....., trao đổi khí ở phổi và .....(12)..........
PHẦN: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Miễn dịch là gì? Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày?
Câu 3 (2 điểm):
a. Tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp? Lợi ích của việc trồng cây xanh?
b. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên hàm lượng hêmôglôbin trong máu của họ thường cao hơn so với những người sống ở vùng đồng bằng?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. C 2. B 3. C 4. A 5. D 6. D
7. D 8. B 9. cung cấp O2 10. loại CO2 11. sự thở 12. sự trao đổi khí ở tế bào
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có vi khuẩn, virut gây bệnh. Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu tạo nên 3 hàng rào bảo vệ :
- Sự thực bào: bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào) chui ra khỏi mạch máu tới chỗ viêm nhiễm, hình thành chân giả, bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
- Limpho B: tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên theo cơ chế chìa khóa-ổ khóa
- Limpho T: tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên.
Câu 2:
Ở dạ dày thức ăn được biến đổi về mặt lí học và hóa học.
- Biến đổi lí học: nhờ sự tiết dịch vị và co bóp của các cơ dạ dày thức ăn được hòa loãng, mềm nhuyễn và được đảo trộn thấm đều dịch vị.
- Biến đổi hóa học: dưới tác dụng của enzim pepsin phân cắt phân tử prôtêin thành các axit amin.
Câu 3:
a. *Trong khói thuốc có nhiều khí độc và những chất gây ung thư phổi như: nicotin, CO.... nó gây ra các tác hại:
- Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí.
- Chiếm chỗ của ôxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp.
- Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi.
* Lợi ích của việc trồng cây xanh:
Cung cấp O2 cho các sinh vật khác và hấp thụ các khí thải độc hại như cacbonic, nicotin, nitơ oxit.....
Làm không khí trong lành, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Hạn chế hạn hán, lũ lụt....
b. Hàm lượng Hb trong máu người vùng núi và cao nguyên cao hơn người sống ở đồng bằng vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ôxi trong không khí thấp, nên để có đủ ôxi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng.