Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015 là đề kiểm tra học kì I lớp 10 nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong nửa đầu năm học. Đề thi môn Lịch sử có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì 1 lớp 10 hiệu quả.
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 trường THPT Cầm Bá Thước, Thanh Hóa năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
| ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 10 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang |
Câu 1 (2,5 điểm).
Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây. Tính chất điển hình của chế độ chiếm nô ở các quốc gia này được thể hiện như thế nào?
Câu 2 (2,5 điểm).
Trình bày những nét chính về tình hình vương quốc Campuchia và vương quốc Lan Xang thời thịnh đạt. Điều gì chứng tỏ sự sáng tạo văn hóa của hai dân tộc này?
Câu 3 (2,5 điểm).
Lãnh địa phong kiến là gì? Hãy miêu tả đời sống lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa.
Câu 4 (2,5 điểm).
Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô- gôn ở Ấn Độ theo mẫu sau:
Nội dung so sánh | Vương triều Hồi giáo Đê- li | Vương triều Mô- gôn |
Sự thành lập |
|
|
Thời gian tồn tại |
|
|
Chính sách cai trị |
|
|
Vị trí trong lịch sử |
|
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
Câu 1 (2,5 điểm)
a. Kinh tế
- Nông nghiệp: có phần hạn chế...
- Thủ công nghiệp: rất phát đạt. Sản xuất thủ công nghiệp chia thành nhiều ngành nghề khác nhau...; Xuất hiện nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn, chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao...
- Thương nghiệp: quan hệ thương mại được mở rộng; sản phẩm đem bán là rượu nho, dầu ô liu...mua về là lúa mì, tơ lụa, hương liệu...Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. Các thị quốc đều có tiền riêng của mình...
b. Xã hội
- Nô lệ: chiếm đa số, có vai trò chủ yếu trong sản xuất, không có chút quyền nào kể cả quyền được coi là con người...
- Bình dân: là những người dân tự do, ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân...
- Chủ nô: là các chủ xưởng, chủ lò...giàu có, có thế lực cả về kinh tế và chính trị...
c. Tính chất điển hình
- Số lượng đông đảo và vai trò quan trọng của nô lệ trong các hoạt động kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp...
Câu 2 (2,5 điểm).
a. Vương quốc Campuchia:
- Thời kì thịnh đạt: TK IX – XV: Thời kì Ăng-co
- Kinh đô Ăng-co được xây dựng ở Tây Bắc biển Hồ (nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp). Sau này người ta lấy Ăng – co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển rực rỡ nhất của nước cam pu chia phong kiến (802 – 1432).
- Cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp ngoài ra còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản, thủ công nghiệp...
- TK X – XII, CPC trở thành nước mạnh và ham chiến trận nhất ĐNA.
- Kinh đô Ăng co trở thành một thành phố có những công trình nổi tiếng và độc đáo trên thế giới.
- Vua Giay- a –vác- man VII trở thành ông vua kiệt xuất nhất trong lịch sử Cam pu chia.
b. Vương quốc Lan Xang:
- Giai đoạn thịnh đạt: TK XV – XVII. Ra sức củng cố bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội mạnh do nhà vua chỉ huy.
- Cuộc sống thanh bình trù phú, đất nước có nhiều sản vật quý. Nhiều người Châu Âu đến buôn bán.
- Nền văn hóa Phật giáo phát triển, có thời trở thành trung tâm Phật giáo của Đông Nam Á.
- Trong quan hệ đối ngoại: Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, kiên quyết chống quân xâm lược Mianma.
c. Sự sáng tạo văn hóa CPC:
- Nghệ thuật kiến trúc Cam-pu-chia gắn chặt với những tôn giáo đã truyền bá ở đây, những công trình kiến trúc Hin đu giáo và Phật giáo đã xuất hiện. Nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng - co Vát và Ăng -co Thom. Vận dụng các nét chữ Phạn sáng tạo ra chữ Khơ me cổ.
d. Sự sáng tạo văn hóa Lan Xang:
- Công trình kiến trúc Phật giáo: Thạt Luổng ở viêng chăn - chịu ảnh hưởng của các tháp Ấn Độ đồng thời cũng có một dáng vẻ riêng của Lào.... Hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam pu chia và Mi an ma.
Câu 3 (2,5 điểm).
a. Khái niệm:
Lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại,....có hào sâu, tường bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế...
b. Đời sống lãnh chúa phong kiến:
- Là những người giàu có, cuộc sống xa hoa, nghề nghiệp chính là chiến đấu, không được mử mang về văn hóa...
- Thời bình chủ yếu tổ chức yến tiệc... Đối xử tàn nhân và bóc lột nặng nề với nông nô...
c. Đời sống nông nô:
- Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, bị gắn chặt vào ruộng đất, lệ thuộc vào lãnh chúa.
- Nhận ruộng đất để cày cấy và nộp tô. Bị lãnh chúa bóc lột nặng nề, liên tục đấu tranh...
Câu 4 (2,5 điểm). Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vương triều Hội giáo Đê- li và vương triều Mô gôn ở Ấn Độ theo mẫu sau:
Nội dung so sánh | Vương triều Hồi giáo Đê- li | Vương triều Mô- gôn |
Sự thành lập (0,75 điểm) | Người hồi giáo gốc Thổ tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu quốc Ấn, lập nên vương quốc hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê li. | - 1398 vua Ti mua Leng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ. - Đến thời Ba Bua đã đánh chiếm Đê-li, lập ra một vương triều mới, gọi là vương triều Mô Gôn. |
Thời gian tồn tại (0,5 điểm) | 1206 - 1526 | 1526 - 1707 |
Chính sách cai trị (0,75 điểm) | - Truyền bá, áp đặt Hồi giáo. - Tự dành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại. - Phân biệt sắc tộc và tôn giáo. | Dưới thời A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực: - Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết các tầng lớp quy tộc, không phân biệt nguồn gốc. - Xây dựng khối hòa hợp dân tộc.. - Tiến hành đo lại ruộng đất... - Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động văn học, nghệ thuật. |
Vị trí trong lịch sử (0,5 điểm) | - Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. - Truyền bá đạo Hồi và văn hóa Hồi giáo đến ĐNA. | - Là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. - Chính sách của A cơ ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, nhiều thành tựu văn hóa mới, đất nước thịnh vượng. |