Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016 có đáp án đi kèm là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 luyện đề, củng cố kiến thức Lịch sử trong nửa đầu năm học, có định hướng ôn tập học kì I hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi học kỳ I môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Minh Thuận năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp
TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ TỔ: SỬ - GDCD Đề chính thức |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2015-2016 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 10 CB THPT Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Vì sao gọi Vương quốc Campuchia từ năm 802 đến 1432 là "thời kì Ăng- co". Những biểu hiện nào chứng tỏ sự phát triển của giai đoạn này? (3.0 điểm)
Câu 2: Trình bày những đặc điểm của lãnh địa phong kiến. Tại sao nông nô lại đấu tranh chống lãnh chúa? (4.0 đđiểm)
Câu 3: Phong trào văn hóa phục hưng ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Phong trào đã để lại ý nghĩa như thế nào? (2.0 điểm)
Câu 4: Phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức. Em hãy giải thích câu nói trên. (1.0 điểm)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
Câu 1 (3.0 đ)
- Gọi Vương quốc Campuchia từ năm 802 đến 1432 là "thời kì Ăng- co", vì:
- Kinh đô là Ăng- co.
- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
- Là thời kì dài nhất và phát triển nhất trong lịch sử Campuchia.
- Những biểu hiện nào chứng tỏ sự phát triển của giai đoạn này
- Về kinh tế: Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
- Ăng co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực.
Câu 2 (4.0 đ) Trình bày những đặc điểm của lãnh địa phong kiến
- Lãnh địa là một cơ sở kinh tế riêng biệt và đóng kín tự cung, tự cấp, tự túc:
- Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng để cày cấy và nộp tô. Họ bị buộc chặt vào lãnh chúa.
- Lãnh chúa và nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài (trừ sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức...)
- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập:
- Lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính, .... không ai can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
- Mỗi lãnh địa có một pháo đài bất khả xâm phạm.
- Nông nô lại đấu tranh chống lãnh chúa, vì:
- Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt, lệ thuộc vào lãnh chúa và chịu nhiều thứ thuế.
- Đời sống nông nô khổ cực, lại bị lãnh chúa đánh đập, vì vậy, họ đứng dậy đấu tranh chống lại lãnh chúa.
Câu 3 (2.0 đ) Phong trào văn hóa phục hưng ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Phong trào đã để lại ý nghĩa như thế nào?
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng, muốn xóa bỏ chướng ngại phong kiến, muốn có nền văn hóa riêng.
- Chế độ phong kiến, giáo lý đạo Ki-tô kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
b.Ý nghĩa:
- Đây là cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, chống lại hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời và Giáo hội Thiên Chúa.
- Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa loài người.
Câu 4 (1.0 đ) Phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức, vì:
- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh.
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.