Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 11

TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội. Nội dung tài liệu gồm 20 câu trắc nghiệm, 2 câu hỏi tự luận, thời gian làm bài 45 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 ĐIỂM):

Câu 1: Năm 1933, nước nào sau đây đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô?

A. Anh.

B. Đức.

C. Pháp.

D. Mĩ.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là nội dung các tác phẩm của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi?

A. Phản ánh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của người dân Nga.

B. Ca ngợi sự quả cảm của binh sĩ Nga trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Chống lại trật tự xã hội phong kiến của Nga hoàng.

D. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người dân Nga.

Câu 3: Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì?

A. Vô sản kiểu mới.

B. Dân chủ tư sản kiểu cũ.

C. Dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

B. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ.

C. đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế.

D. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Câu 5: Trong sự phát triển chung của văn hóa châu Âu thời cận đại đã xuất hiện một thiên tài Bét-tô-ven. Ông là ai?

A. Nhà họa sĩ nổi tiếng người Ba Lan.

C. Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo.

B. Nhà bi kịch nổi tiếng người Pháp.

D. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.

Câu 6: Nguyên tắc cơ bản được Lê-nin xác định khi thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là

A. cưỡng bức các dân tộc cùng gia nhập Liên bang.

B. hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

C. bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc.

D. tự nguyện gia nhập, phụ thuộc vào nước Nga.

Câu 7: Hai tác phẩm nổi tiếng “Nhà thờ Đức Bà Pa-ri” và “Những người khốn khổ” của tác giả nào?

A. Vích-to Huy-gô.

B. M. Gooc-ki.

C. Lép Tôn-xtôi.

D. Ban-dắc.

Câu 8: Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là nước

A. quân chủ lập hiến.

B. cộng hòa tổng thống.

C. quân chủ chuyên chế.

D. hai chính quyền song song tồn tại.

Câu 9: Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. tình hình chính trị, xã hội ổn định.

B. tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

C. nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới.

D. các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá.

Câu 10: Nhiệm vụ trọng tâm của những kế hoạch 5 năm đầu tiên của Liên Xô trong cuộc cuộc xây dựng CHXH (1925 - 1941) là

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

C. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. tập thể hóa nông nghiệp.

D. cơ khí hóa nông nghiệp.

Câu 11: Vì sao đến đầu năm 1917, Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa mà chủ nghĩa xã hội có thể chọc thủng?

A. Kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với Nga hoàng gay gắt.

C. Nước Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường.

D. Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng.

Câu 12: Vào đầu thời Cận đại, những lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến?

A. Nghệ thuật, âm nhạc, mĩ thuật.

C. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng.

B. Tư tưởng, tôn giáo, văn học.

D. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa.

Câu 13: Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô trong những năm (1921 - 1941) là

A. chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung trong công nghiệp hóa.

B. chưa thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

C. chưa thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhân dân.

D. chưa thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng trong phân phối sản phẩm.

Câu 14: “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?

A. Cách mạng tháng Hai năm 1917.

B. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết.

C. Cách mạng tháng Mười năm 1917.

D. Cách mạng 1905 - 1907.

Câu 15: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị ở Véc-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921- 1922) nhằm

A. tìm cách đối phó, can thiệp vào chính quyền Xô viết ở Nga.

B. kí kết hòa ước và các hiệp ước để phân chia quyền lợi.

C. khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế ở châu Âu.

D. phân chia thuộc địa của các nước bại trận trong chiến tranh.

Câu 16: Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga là

A. cách mạng do Đảng Bônsêvich lãnh đạo.

B. đưa nước Nga phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

C. giành hoàn toàn chính quyền về nhân dân lao động.

D. lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến.

Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên ra đời nhằm mục đích gì?

A. Duy trì trật tự thế giới mới.

B. Phân chia quyền lợi của các nước tư bản.

C. Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.

D. Giải quyết tranh chấp quốc tế.

Câu 18: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

A. hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau.

B. các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng.

C. có sự phát triển không đồng đều về kinh tế.

D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi.

Câu 19: Lực lượng đi đầu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A. nông dân.

B. tiểu tư sản.

C. đội Cận vệ đỏ.

D. công nhân.

Câu 20: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hiệp ước Vécxai - Oa sinh tơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh

A. mối quan hệ hòa bình, ổn định giữa các nước tư bản.

B. tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.

C. quyền lợi của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc được chú trọng.

D. sư xác lập quyền lợi kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức.

II. TỰ LUẬN (5.0 ĐIỂM):

Câu 1 (2.5 điểm):

Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới (NEP)? Tác động và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới đối với nước Nga?

Câu 2 (2.5 điểm):

Trình bày về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Để có kết quả thi học kì 1 lớp 11 tốt nhất, mời các bạn làm thêm các đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2018 - 2019 được TimDapAnsưu tầm, cũng như các đề thi được tải nhiều nhất của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm