Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức - Đề 1 được Tìm Đáp Án sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Lịch sử
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cách mạng tư sản là
A. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa lãnh đạo.
B. cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo.
C. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân lãnh đạo.
D. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và nông dân lãnh đạo.
Câu 2. Lãnh đạo cách mạng tư sản Anh là
A. giai cấp công nhân và nông dân.
B. liên minh tư sản và quý tộc mới.
C. tiểu tư sản, tư sản và chủ nô.
D. quý tộc và chủ nô.
Câu 3. Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là
A. Cải cách tôn giáo.
B. Văn hóa Phục hưng.
C. thuyết Kinh tế học cổ điển.
D. Triết học Ánh sáng.
Câu 4. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn
A. tự do cạnh tranh.
B. đế quốc chủ nghĩa.
C. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Câu 5. Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở
A. Hà Lan và Anh.
B. I-ta-lia-a và Đức.
C. Anh và Bắc Mỹ.
D. Pháp và Bắc Mỹ.
Câu 6. Ý nào phản ánh đúng thời gian chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới
A. Nửa sau thế kỉ XVIII.
B. Nửa sau thế kỉ XX.
C. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
D. Nửa sau thế kỉ XXI.
Câu 7. Đại hội lần thứ nhất của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết diễn ra vào thời gian nào?
A. 25 - 10 - 1917.
B. 21 - 1- 1924.
C. 30 - 12 - 1922.
D. 7 - 11 - 1917.
Câu 8. Người lên thay, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng công cuộc xây dựng và và bảo vệ đất nước Liên xô sau khi V.I. Lê-nin qua đời là:
A. Xta-lin.
B. Pi-tơ I-li-ích Trai-cốp-xki.
C. Mác.
D. Ph.Ăng-ghen.
Câu 9. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa (12 – 1978) đến nay, quy mô nền kinh tế Trung Quốc so với thế giới thay đổi như thế nào?
A. Đứng vị trí thứ hai thế giới.
B. Đứng vị trí thứ ba thế giới.
C. Đứng vị trí thứ năm thế giới.
D. Đứng vị trí thứ tám thế giới.
Câu 10. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội vào năm nào?
A. 1965
B. 1954.
C. 1975.
D. 1976.
Câu 11. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô?
A. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí, chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí.
B. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không áp dụng kịp thời vào sản xuất.
C. Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối.
D. Tập trung chủ yếu vào hoạt động chống phá của các thế lực bên ngoài.
Câu 12. Sau khi cách mạng thắng lợi, một nhà nước mới ra đời ở Trung Quốc với tên là
A. Cộng hòa Trung Hoa.
B. Cộng hòa Dân chủ Trung Hoa.
C. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Trung Hoa.
Câu 13. Ý nào không không phản ánh đúng nội dung của Hiến pháp Liên xô năm 1924?
A. Ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các nước Cộng hòa Xô viết thành một nhà nước Liên bang.
B. Phân định các quyền của Liên bang và của các nước Cộng hòa.
C. Quy định cơ cấu tổ chức cơ quan Nhà nước tối cao Liên bang và các nước Cộng hòa.
D. Khẳng định quyền lực của Chính quyền Xô viết.
Câu 14. Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê - nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Sáp nhập các nước cộng hòa Xô viết và nước Nga.
Câu 15. Ý nào đúng khi nói về các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại?
A. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan rộng ra các nước khác ở Châu Âu.
B. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ Hà Lan, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và thế giới.
C. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và thế giới.
D. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ Hà Lan, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và Bắc Mỹ.
Câu 16. Ý nào không phản ánh hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp?
A. Tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.
B. Nâng cao năng suất lao động.
C. Khẳng định sự thắng lợi của chế độ phong kiến.
D. Thúc đẩy quá trình tìm kiếm thị trường, xâm lược thuộc địa.
Câu 17. Tình hình xã hội của Pháp trước cuộc cách mạng tư sản là:
A. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
B. Nông dân nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, chịu nghĩa vụ đối với Nhà nước và nhà thờ.
C. Nông dân mất đất phải ra thành thị làm thuê trong các công xưởng.
D. Nông dân tập trung ở các thành thị lớn.
Câu 18. Ý nào không phản ánh đúng tình trạng kinh tế nước Anh trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?
A. Nội thương và ngoại thương nước Anh phát triển rất mạnh mẽ.
B. Quan hệ tiền tệ đã thâm nhập vào nông thôn nước Anh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cách thức kinh doanh.
C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh dã phát triển cả trong công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Nền sản xuất nước Anh đã sử dụng máy móc và máy hơi nước.
Câu 19. Tư liệu 1 được trích trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2: “ Vì sao mà Mỹ làm cách mạng?
A. Có bao nhiêu thổ sản, Mỹ phải cung cấp cho Anh hết, không được bán cho nước khác.
B. Dân Mỹ không được lập ra lò máy và hội buôn bán.
C. Các nước không được vào buôn bán với Mỹ, chỉ Anh được buôn bán mà thôi.
D. Vì ba điều ấy, lại thêm thuế má nặng nề, làm cho kinh tế rất khốn đốn, nên từ năm 1770, dân Mỹ tức mình “tẩy chay” Anh.”
Câu 20. Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, 1776).
B. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).
Câu 21. Điểm giống nhau giữa Quốc huy của Liên xô năm 1923 và Quốc huy Việt Nam là
A. Đều có biểu tượng ngôi sao vàng năm cánh.
B. Đều có quả địa cầu Trái Đất.
C. Đều có bông lúa chính trên Quốc huy.
D. Đều có biểu tượng búa và lưỡi liềm.
Câu 22. Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa.
C. Đưa đến sự hình thành trật tự thế giới mới.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 23. Thành tựu thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba là
A. xây dựng nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, phát triển theo định hướng thị trường.
B. phát triển các ngành nghề mới: công nghiệp du lịch, công nghệ sinh học…
C. phát triển ngành hàng không, xây dựng hệ thống định vị vệ tinh.
D. ưu tiên hàng đầu hệ thống giáo dục, y tế miễn phí.
Câu 24. Trong những năm 1944 - 1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?
A. Phát xít Đức chuyển hướng tấn công sang đánh chiếm các nước ở Bắc Âu và Tây Âu.
B. Sự viện trợ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc,…
C. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.
D. Phe Đồng minh suy yếu, liên tục thất bại và buộc phải rút khỏi mặt trận Đông Âu.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày các giai đoạn chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 2 (1,0 điểm). Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc Anh ở Bắc Mỹ có thể coi là cuộc chiến tranh chính nghĩa không? Vì sao?
Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức - Đề 1. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi giữa học kì 1 lớp 11.