TimDapAngiới thiệu Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 8 Cánh diều có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, thầy cô có thể tham khảo lên kế hoạch ra đề thi học kì 1 Công nghệ 8 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 môn Công nghệ 8 sắp tới đạt điểm cao. Mời các bạn tải về xem toàn bộ đề thi, đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi Công nghệ 8 HK1.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 8 Cánh diều

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

1

1

1

3

0,75

2. Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản

4

1

5

1,25

3. Bản vẽ chi tiết

1

1

1

3

0,75

4. Bản vẽ lắp

1

1

0,25

5. Bản vẽ nhà

2

2

0,5

6. Vật liệu cơ khí

2

1

0,5

3

0,5

1,75

7. Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay

3

1

1

4

1

2,0

8. Truyền và biến đổi chuyển động

3

1

1

0,5

5

0,5

2,25

9. Một số ngành nghề cơ khí phổ biến

1

1

2

0,5

Tổng số câu TN/TL

14

8

0,5

6

0,5

1

28

2

10

Điểm số

3,5

2,0

1,0

1,5

1,0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

3,5 điểm

35 %

3,0 điểm

30 %

2,5 điểm

25 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

2. Đề thi Công nghệ học kì 1 lớp 8 năm 2023

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu là tỉ lệ thu nhỏ trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2

B. 5 : 1

C. 1 : 1

D. 5 : 2

Câu 2. Để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng, cần dùng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm.

B. Nét liền mảnh.

C. Nét đứt mảnh .

D. Nét gạch dài - chấm - mảnh.

Câu 3. Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu nào để biểu diễn vật thể?

A. Phép chiếu song song.

B. Phép chiếu xuyên tâm.

C. Phép chiếu vuông góc.

D. Phép chiếu nghiêng.

Câu 4. Khối đa diện được biểu diễn bởi bao nhiêu hình chiếu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5. Để nhận được hình chiếu đứng, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?

A. Từ trước ra sau.

B. Từ trên xuống dưới.

C. Từ trái sang phải.

D. Từ phải sang trái.

Câu 6. Mặt phẳng hình chiếu bằng là mặt phẳng

A. Nằm ngang.

B. Thẳng đứng ở chính diện.

C. Cạnh bên phải.

D. Xiên.

Câu 7. Nét liền mảnh thể hiện

A. Đường kích thước và đường gióng.

B. Cạnh thấy, đường bao thấy.

C. Đường tâm, đường trục đối xứng.

D. Đường cao.

Câu 8. Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng thì sau khi chiếu theo phương pháp chiếu góc, ta phải quay mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh một góc bao nhiêu?

A. 30o

B. 90o

C. 120o

D. 180o

Câu 9. Bản vẽ chi tiết là

A. Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin về hình dạng, kích thước, vật liệu và yêu cầu kĩ thuật để phục vụ cho chế tạo và kiểm tra chi tiết.

B. Bản vẽ gồm các hình biểu diễn thể hiện đầy đủ hình dạng của chi tiết.

C. Bản vẽ gồm các chỉ dẫn về gia công, các chỉ dẫn về xử lí bề mặt.

D. Bản vẽ trình bày thông tin về tên gọi, vật liệu chế tạo của chi tiết.

Câu 10. Phần kích thước trong bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?

A. Dùng để chế tạo chi tiết máy.

B. Dùng để kiểm tra chi tiết máy.

C. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.

D. Dùng để thay thế chi tiết máy.

Câu 11. Theo em, khi muốn biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, người ta dùng

A. Bản vẽ mặt cắt. B. Bản vẽ mặt đứng.

C. Bản vẽ mặt bằng. D. Bản vẽ phối cảnh.

Câu 12. So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây ?

A. Yêu cầu kĩ thuật. B. Bảng kê.

C. Kích thước. D. Khung tên.

Câu 13. Chọn phát biểu đúng

A. Bản vẽ chi tiết gồm hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.

B. Bản vẽ chi tiết chỉ dùng để chế tạo chi tiết.

C. Đọc bản vẽ chi tiết cần phải nhận biết chính xác, đầy đủ nội dung và tuân theo trình tự nhất định.

D. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là: hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.

Câu 14. Quan sát kí hiệu sau và cho biết tên gọi của kí hiệu đó

A. Cửa đi đơn một cánh trên mặt cắt và mặt bằng.

B. Cửa đi đơn bốn cánh trên mặt bằng.

C. Cửa sổ đơn trên mặt đứng và mặt bằng.

D. Sân.

Câu 15. Kim loại đen có tỉ lệ C 2,4% được gọi là

A. Sắt. B. Thép.

C. Gang. D. Nhôm.

Câu 16. Vật liệu kim loại được chia thành mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 17. Vật liệu dùng trong sản xuất không bao gồm

A. Vật liệu kim loại.

B. Vật liệu phi kim loại.

C. Vật liệu tổng hợp.

D. Vật liệu phóng xạ.

Câu 18. Truyền động là

A. Truyền và biến đổi tốc độ từ bộ phận này đến bộ phận khác của máy phù hợp với yêu cầu làm việc.

B. Truyền biến đổi động cơ, giúp tăng vận tốc của máy.

C. Truyền và biến đổi tốc độ giúp giảm tốc độ của các thiết bị.

D. Động cơ gia tốc cho các thiết bị.

Câu 19. Truyền động đai được ứng dụng trong

A. Máy nghiền bột.

B. Đồng hồ.

C. Các loại hộp số xe máy.

D. Các loại hộp số ô tô.

Câu 20. Quan sát hình sau và cho biết tên của bộ phận số 1.

A. Dây xích.

B. Dây đai.

C. Bánh đai bị dẫn.

D. Bánh đai dẫn.

Câu 21. ___________ có nhiệm vụ biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.

A. Cơ cấu tay quay con trượt. B. Cơ cấu tay quay con lắc.

C. Cơ cấu truyền động đai. D. Cơ cấu truyền động xích.

Câu 22. Khi cầm đục cần để đầu đục cách ngón tay trỏ một khoảng bao nhiêu ?

A. 20 - 30 cm. B. 20 - 30 mm. C. 10 - 20 mm. D. Bất kì vị trí nào

Câu 23. Bước 1 trong quy trình thực hiện các thao tác cắt kim loại bằng cưa tay là

A. Lấy dấu. B. Kiểm tra lưỡi cưa.

C. Kẹp phôi. D. Thao tác cưa.

Câu 24. Hãy cho biết tên của loại dũa trong hình sau

A. Dũa bán nguyệt. B. Dũa dẹt. C. Dũa tam giác. D. Dũa tròn.

Câu 25. Người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí phù hợp làm

A. Kĩ sư cơ khí. B. Thợ vận hành máy công cụ.

C. Thợ sửa chữa xe có động cơ. D. Nhà sản xuất xe.

Câu 26. Để trở thành một kĩ sư cơ khí, em có thể theo học tại các trường đại học liên quan đến

A. Giáo dục. B. Truyền thông.

C. Kĩ thuật. D. Công nghệ thông tin.

Câu 27. Cơ cấu tay quay con trượt được ứng dụng trong

A. Máy cưa gỗ. B. Xích xe đạp. C. Máy khâu đạp chân. D. Máy nghiền bột.

Câu 28. ___________ là phương pháp gia công nguội dùng cưa tay để cắt các tấm kim loại dày, phôi kim loại dạng tròn, dạng định hình,… thành những đoạn có chiều dài mong muốn.

A. Cắt kim loại bằng cưa tay. B. Đục kim loại.

C. Dũa kim loại. D. Cắt kim loại bằng cưa điện.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

a. Hãy cho biết đặc điểm của đồng và hợp kim của đồng. Cho ví dụ về sản phẩm làm từ hợp kim của đồng.

b. Hãy mô tả thao tác cưa khi thực hiện cắt kim loại bằng cưa tay.

Câu 2. (1,0 điểm) Cho bộ truyền bánh đai. Bánh dẫn có đường kính D1 = 60 cm, quay với tốc độ n1 = 120 vòng/phút. Bánh bị dẫn có tốc độ quay n2 = 480 vòng/phút. Tính tỉ số truyền i của bộ truyền đai và đường kính bánh bị dẫn.

3. Đáp án đề thi học kì 1 lớp 8 môn Công nghệ

Phần trắc nghiệm:(3,0 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

1 - A

2 - D

3 - C

4 - C

5 - A

6 - A

7 - A

8 - B

9 - A

10 - C

11 - B

12 - B

13 - C

14 - A

15 - B

16 - B

17 - D

18 - A

19 - A

20 - D

21 - A

22 - B

23 - A

24 - B

25 - A

26 - C

27 - A

28 - A

 Phần tự luận: (7,0 điểm).

Mời các bạn xem đáp án phần tự luận trong file tải về

...............................

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi học kì 1 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 8 trên TimDapAnsẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.