TimDapAngửi tới các bạn Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn KHTN 7 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024 theo chương trình SGK lớp 7 mới. Đây là tài liệu hay cho các em tham khảo ôn luyện, và thầy cô tham khảo, thiết kế đề kiểm tra giữa kỳ 2 sắp tới phù hợp với chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 7 năm học 2022 - 2023

1. Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 KNTT - Đề 1

Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7 KNTT

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chương VI: Từ (8t)

4

1,0 đ

1

1,5 đ

1 câu

1,5đ

4 câu

1 đ

2,5đ

(25%)

Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (22t)

1

1,5 đ

6

1,5 đ

1

2,0 đ

4

1 đ

2

0,5 đ

1

1 đ

3 câu

4,5 đ

12 câu

4,0 đ

7,5 đ

(75%)

Tổng câu

1

10

1

4

1

2

1

4

16

Tổng điểm

1,5 đ

2,5 đ

2,0 đ

1,0 đ

1,5 đ

0,5 đ

1 đ

6 đ

4 đ

10,0

(100%)

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Khoa học tự nhiên 7

(Thời gian làm bài: 60 phút)

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm).

Câu 1.(NB) Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện gây ra từ trường.

B. Các hạt mang điện tích tạo ra từ trường.

C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ trường.

D. Các dây dẫn tạo ra từ trường.

Câu 2. (NB) Từ phổ là hình ảnh cụ thể về

A. các đường sức điện.

B. các đường sức từ.

C. cường độ điện trường.

D. cảm ứng từ.

Câu 3. (NB) Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là:

A. các đường tròn bao quanh các từ cực của nam châm.

B. các đường thẳng nối giữa các từ cực của các nam châm khác nhau.

C. các đường tròn bao quanh đi qua hai đầu của từ cực.

D. các đường cong kín giữa hai đầu của các từ cực.

Câu 4. (NB) Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là:

A. cực Bắc địa từ

B. cực Bắc địa lí

C. cực Nam địa từ

D. cực Nam địa lí

Câu 5. (NB) Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.

B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.

C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 6. (NB) Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hóa của sinh vật.

B. sự biến đổi các chất.

C. sự trao đổi năng lượng.

D. sự sống của sinh vật.

Câu 7. (NB) Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là :

A. nước, hàm lượng carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.

B. nước, hàm lượng carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.

C. nước, hàm lượng khí oxigen, ánh sáng.

D. nước, hàm lượng khí oxigen, nhiệt độ.

Câu 8. (NB) Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng:

A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.

B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.

C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 9. (NB) Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao.

B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.

C. nhiệt bay hơi cao.

D. tính phân cực.

Câu 10. (NB) Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.

B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.

C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sõng của tế bào.

D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 11. (TH) Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.

D. Quang hợp là quá trình sinh lí xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

Câu 12. (TH) Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?

A. Không bào.

B. Lục lạp.

C. Ti thể.

D. Nhân tế bào.

Câu 13. (TH) Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.

B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 14. (TH) Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị nghẽn?

A. Sẽ không có CO2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng đồng thời O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị chết gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

B. O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc.

C. Tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.

D. Sẽ không có O2 để cung cấp cho hô hấp của các tế bào,đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường, nếu kéo dài tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Câu 15. (VD) Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:

A. Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử.

B. Cây xanh có khả năng biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.

C. Vì O2 được giải phóng ra khí quyển.

D. Vì diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Câu 16. (VD) Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Tuỳ theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.

(2) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.

(3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.

(4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các các loại hạt.

(5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Phần 2: Tự luận (6,0 điểm).

Câu 17. (VD) (1,5đ) Em hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C trong hình vẽ sau:

Câu 18. (NB) (1,5 đ) Ở sinh vật trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể có vai trò như thế nào?

Câu 19. (2,0 đ) Quan sát hình 29.1 mô hình cấu tạo phân tử nước

a. Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết với nhau như thế nào?

b. Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?

Câu 20. (1,0đ) Ở thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen, nếu đưa que đóm còn tàn đỏ lên miệng ống nghiệm mà que đóm không cháy, theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? Em hãy đề xuất cách nhận biết khác trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen.

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7 KNTT

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm).

(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

1. A

2. B

3.D

4.A

5.C

6.D

7.B

8.B

9.D

10.B

11.C

12.C

13.D

14.D

15.A

16.B.

Phần 2: Tự luận (6,0 điểm).

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17

- Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm A.

- Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm B.

- Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm C.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 18

Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện cơ bản giúp:

- Duy trì sự sống.

- Sinh trưởng, phát triển.

- Sinh sản ở các loài sinh vật.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 19

a. Cấu trúc của phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị.
b. Do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích diện dương một phần. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực

1 đ

1 đ

Câu 20

Que đóm không cháy là do lượng oxygen tạo ra chưa đủ lớn. Nếu chỉ cần chứng minh khí oxygen tạo thành trong quang hợp thì có thể thiết kế thí nghiệm như sau:

- Cắm ngập cành rong đuôi chó trong ống nghiệm có nước (để ngọn cành rong đuôi chó xuống phía đáy ống nghiệm, cuống quay lên phía trên miệng ống nghiệm sao cho phần cuống ngập trong nước, cách mặt nước khoảng 2 cm).

- Giữ ống nghiệm trong cốc thuỷ tinh hoặc trên giá ống nghiệm và đặt ngay sát đèn điện. Khoảng 30 phút sau có thể quan sát được khí tạo thành dưới dạng các bọt khí.

0,5đ

0,5 đ

2. Đề thi KHTN 7 giữa học kì 2 KNTT - Đề 2

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau.

D. Cả A và C.

Câu 2: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?

A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.

B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.

C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt.

D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện.

Câu 3: Cho thanh nam châm có đường sức từ như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?

KHTN7

A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trái sang phải.

B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ phải sang trái.

C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trái sang phải và tại điểm B có chiều từ phải sang trái.

D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ phải sang trái và tại điểm B có chiều từ trái sang phải.

Câu 4: Cho mô hình Trái Đất như hình sau. Ta có thể coi Trái Đất là một "nam châm khổng lồ". Mô tả nào sau đây về đầu A là đúng?

KHTN 7

A. Điểm A gần ứng với cực Bắc địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.

B. Điểm A gần ứng với cực Nam địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.

C. Điểm A là nơi có từ trường mạnh nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.

D. Điểm A là nơi có từ trường yếu nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự phát triển ở thực vật?

A. Cây cao lên và to ra.

B. Rễ cây dài ra.

C. Sự tăng kích thước của lá.

D. Cây mầm ra lá.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?

A. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau.

B. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập.

C. Sinh trưởng gắn liền với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng.

D. Nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.

Câu 7: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là

A. mô phân sinh đỉnh rễ.

B. mô phân sinh lóng.

C. mô phân sinh bên.

D. mô phân sinh đỉnh thân.

Câu 8: Sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào gọi là

A. sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

B. sự sinh trưởng.

C. sự phát triển.

D. sự phân chia và biệt hóa tế bào.

Câu 9: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

A. trứng → nhộng → sâu → bướm.

B. nhộng → trứng → sâu → bướm.

C. trứng → sâu → nhộng → bướm.

D. bướm → nhộng → sâu → trứng.

Câu 10: Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho vật nuôi dùng làm thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?

A. Cần sử dụng đúng liều lượng.

B. Cần sử dụng đúng thời điểm.

C. Cần sử dụng đúng đối tượng vật nuôi.

D. Tất cả các nguyên tắc trên.

Câu 11: Cho bảng thông tin sau:

Cột A

Cột B

(1) Nhân tố môi trường bên trong

(2) Nhân tố môi trường bên ngoài

(a) Hormone

(b) Nhiệt độ

(c) Ánh sáng

(d) Yếu tố di truyền

(e) Nước

(f) Chất dinh dưỡng

(g) Giới tính

Cách ghép nối cột A với cột B phù hợp là

A. 1-a,b,c,d; 2-e,f,g.

B. 1-a,d,g; 2-b,c,e,f.

C. 1-a,b,c; 2-d,e,f,g.

D. 1-a,d,f,g; 2-b,c,e.

Câu 12: Vào mùa đông, việc ủ rơm cho cây trồng có tác dụng

A. giúp cây hấp thụ ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

B. ủ ấm cho cây, giúp cây tập trung năng lượng để sinh trưởng và phát triển.

C. bảo vệ cây khỏi các sinh vật gây hại thường sinh sôi trong điều kiện nhiệt độ thấp.

D. cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển.

Câu 13: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?

A. Bệnh quáng gà.

B. Bệnh bướu cổ.

C. Bệnh suy tim.

D. Bệnh còi xương.

Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

A. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

C. Thực vật và động vật biến nhiệt sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới 0oC.

D. Sinh trưởng của động vật giảm khi trời lạnh nếu không được bổ sung thêm thức ăn.

Câu 15: Cho các biện pháp sau:

(1) Tạo giống lai giữa mướp đắng với mướp cho năng suất cao

(2) Điều chỉnh nhiệt độ buồng nuôi tằm để tạo điều kiện tốt nhất cho tằm phát triển

(3) Trồng xen canh mía và bắp cải để thu được hiệu quả kinh tế cao cho người trồng

(4) Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí làm cho hiệu quả chăn nuôi được tăng rõ rệt

Số biện pháp là ứng dụng các nhân tố môi trường bên ngoài để điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16: Nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn vì

A. lúc này ánh sáng có nhiều tia cực tím nhất giúp cơ thể trẻ tổng hợp được nhiều vitamin D.

B. lúc này ánh sáng vừa giúp tổng hợp vitamin D vừa không quá mạnh khiến gây hại cho cơ thể trẻ.

C. lúc này ánh sáng có nhiều tia hồng ngoại nhất giúp cơ thể trẻ tổng hợp được nhiều vitamin E.

D. lúc này ánh sáng vừa giúp tổng hợp vitamin E vừa không quá mạnh khiến gây hại cho cơ thể trẻ.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong hết sơn và kí hiệu.

Câu 2 (2 điểm): Trình bày sự ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật.

Câu 3:

a) (1,5 điểm) Vẽ sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam. Từ đó, cho biết những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của cây cam thể hiện sự phát triển?

b) (0,5 điểm) Dùng vôi vẽ một vòng quanh thân cây (ví dụ: cây phượng) cách mặt đất khoảng 1 m. Dự đoán khoảng cách từ mặt đất đến vết vôi ở các năm sau và giải thích.

Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên 7 giữa kì 2 KNTT

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. D

2. A

3. B

4. A

5. D

6. B

7. B

8. B

9. C

10. D

11. B

12. B

13. D

14. D

15. C

16. B

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Đưa cực Bắc một nam châm còn phân biệt rõ được cực Bắc – Nam lại gần một nam châm trên, đầu nào hút cực Bắc của nam châm mới thì đó là cực Nam của nam châm cũ và ngược lại.

Câu 2: (2 điểm)

- Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị ức chế, thậm chí là chết. Thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển cũng bị ảnh hưởng.

- Ví dụ:

+ Ở động vật: Nếu thiếu protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

+ Ở thực vật: Nếu thiếu nitrogen thì quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị ức chế, lá có màu vàng, thậm chí còn gây chết.

Câu 3: (2 điểm)

a) Sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: Hạt → Hạt nảy mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả.

- Những biến đổi diễn ra trong đời sống của cây cam thể hiện sự phát triển là: sự nảy mầm thành cây con, sự ra rễ, sự ra lá, sự ra cành, sự ra hoa, kết quả,…

b) Qua các năm, khoảng cách từ mặt đất đến vòng vôi không đổi vì cây cao lên do mô phân sinh đỉnh (phía ngọn cây).

..........................

Trên đây là Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn KHTN 7 Kết nối tri thức. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo thêm các đề thi khác tại chuyên mục Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 trên Tìm Đáp Án. Chuyên mục tổng hợp các đề thi giữa học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho các em luyện đề cũng như các thầy cô giáo tham khảo ra đề thi.

Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên mục giải bài tập SKG lớp 7 mới trên Tìm Đáp Án:

    • Khoa học tự nhiên 7 KNTT
    • Khoa học tự nhiên 7 KNTT
    • Khoa học tự nhiên 7 CD