Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2022 - 2023 - Đề 2 có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài thi kiểm tra giữa học kì 1. Đồng thời đề thi giữa kì 1 lớp 5 này cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt cho các em học sinh.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1) Kiểm tra đọc thành tiếng

- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

- Nội dung kiểm tra đọc: Học sinh đọc 1 đoạn văn (hoặc thơ) khoảng 120 chữ thuộc các chủ điểm đã học (GHKI) và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu (GV lựa chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). Trả lời nội dung bài đọc.

2) Kiểm tra đọc – hiểu:

Đọc thầm bài:

Những người bạn tốt (Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1, trang 64)

Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi và làm bài tập sau

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: A-ri- ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước nào?

Nước Hi Lạp cổ.

Nước Hi Lạp.

Nước Ấn Độ.

Câu 2: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?

Vì bọn cướp biển muốn giết ông.

Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết ông.

Vì ông biết đã có đàn cá heo cứu mình.

Câu 3: Sự việc nào cho thấy A-ri-ôn là người rất say mê ca hát ?

Tham gia cuộc thi ca hát ở Xi-xin.

Xin được hát bài hát mình yêu thích trước khi buộc phải chết.

Nhảy xuống biển trong lúc đang hát đoạn mê say nhất.

Câu 4: Cá heo có những phẩm chất gì đáng yêu, đáng quý ?

Cá heo biết làm xiếc, thích múa hát trên biển.

Cá heo thích con người hát và biểu diễn cho chúng xem.

Cá heo yêu thích ca hát, biết thưởng thức giọng hát hay và biết cứu giúp người trong lúc gặp nạn trên biển.

Câu 5: Gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa trong các câu dưới đây:

Xấu người đẹp nết.

Trên kính dưới nhường.

Chết vinh còn hơn sống nhục.

Câu 6: Trong các cặp từ sau, cặp từ nào là cặp từ đồng nghĩa ?

Kinh đô – Thủ đô

Thông minh – ngu dốt

Hành trình – hành động

Câu 7: Đặt câu với một trong hai từ đồng nghĩa em vừa tìm được.

II. Kiểm tra viết:

1) Chính tả: (Nghe – viết)

Bài: Kì diệu rừng xanh TV5. Tập 1 –Trang 75

Viết từ: “Nắng trưa…. ….cảnh mùa thu.” (25 phút)

2) Tập làm văn: (30 phút)

Đề bài: Hãy tả lại ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

I. KT ĐỌC – HIỂU: (5 điểm)

Khoanh đúng mỗi ý được 0,5 điểm.

Câu 1. ý a

Câu 2. ý b

Câu 3. ý b

Câu 4. ý c

Câu 5: (1 điểm)

Gạch chân đúng dưới các cặp từ trái nghĩa trong mỗi câu được 0,25 điểm

xấu – đẹp

trên – dưới

chết – sống; vinh – nhục

Câu 6: Tìm đúng cặp từ đồng nghĩa (1 điểm).

Kinh đô – Thủ đô

Câu 8: Đặt đúng câu với một trong cặp từ đồng nghĩa vừa tìm được (1 điểm).

II. Kiểm tra viết

1) Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: điểm.

- Hai lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa...) trừ 1 điểm.

- L­ưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài.

2) Tập làm văn: (5 điểm)

- Mở bài: 0,5 điểm

- Thân bài: Tả đúng theo yêu cầu của đề bài. Câu văn dùng từ chính xác, có hình ảnh, có cảm xúc, không sai ngữ pháp, chữ viết không mắc lỗi chính tả, rõ ràng, sạch sẽ. (4 điểm)

- Kết luận: 0,5 điểm.

(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm cho phù hợp: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5)

Mẫu:

Bước vào con ngõ đầu tiên của khu phố, dưới tán phượng xanh rì là tấm biển với dòng chữ quen thuộc TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂM AN. Đó chính là ngôi trường yêu dấu đã gắn bó với em suốt bao năm qua.

Trường của em là ngôi trường có từ rất lâu rồi, với số tuổi không nhỏ hơn ba mươi. Vì vậy, nó có lối kiến trúc xưa cũ với tường sơn vàng, láy những viên gạch hoa tráng men xen lẫn màu cam và đỏ. Những khung cửa sổ cao từ lưng người, có gắn rèm màu vàng ấm áp. Mỗi lớp đều có những bộ bàn ghế gỗ cho hai người ngồi cùng một bàn, với chiếc ghế gắn chặt vào bàn. Trên bục giảng là chiếc bảng đen xanh với ô vuông viết sỉ số ở góc. Cuối lớp, là chiếc tủ gỗ nhỏ đựng tập vở của cả lớp. Trên sân trường được tráng xi măng, theo thời gian có nhiều vết lõm nhỏ, nhưng chẳng thể cản được sự nhiệt tình vui chơi của chúng em. Dưới bóng mát của bàng của phượng, chúng em đã rong chơi suốt bao mùa trên sân này.

Giờ đây, chỉ còn vài tháng nữa, em sẽ rời xa mái trường này, lòng chộn rộn bao cảm xúc khó tả. Chắc chắn, em sẽ luôn ghi nhớ những hình ảnh của ngôi trường này sâu trong trái tim mình.

>> Tả ngôi trường thân yêu gắn bó với em nhiều năm qua (24 mẫu)

Đề ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

A. Phần đọc

I. Đọc hiểu

Hoa giấy

Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ...

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ...

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào?

A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông

Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?

A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên
B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.

Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào?

A. mỏng manh
B. rực rỡ sắc màu
C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu
D. mỏng tang

Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả?

A. So sánh
B. So sánh và nhân hóa
C. Nhân hóa

Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.

Thông tin

Trả lời

Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa.

Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ.

Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.

Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………

Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?

A. 3 từ

B. 4 từ

C. 5 từ

Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm

A. tươi đẹp/ xinh đẹp

B. cánh chim/ cánh hoa

C. hạt đậu/ chim đậu trên cành

Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:

A. Cả vòm cây lá

B. Cả vòm cây lá chen hoa

C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm

Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào?Viết lại câu đó.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………..

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Đọc một đoạn trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc. Bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5 tập I (Đọc thành tiếng 2 điểm; trả lời câu hỏi 1 điểm)

B. Phần viết

I. Chính tả (2 điểm) - Thời gian viết bài: 15 phút.

. Chính tả (nghe - viết) Bài “Một chuyên gia máy xúc”, TV 5, tập I, trang 76.

II. Tập làm văn: 35 phút (8 điểm). Tả một cảnh đẹp ở địa phương em

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Yêu cầu

Điểm

Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu

1

Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa

1

Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc

1

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

B

0.5

2

A

0,5

3

C

1

4

B

0.5

5

Đ- S- S-Đ

0,5

6

- Tìm được 2 câu văn có hình ảnh so sánh (mỗi câu 0,5 đ)

1,0

7

B

1,0

8

C

0.5

9

B

0,5

10

Từ có thể thay thế: “giản dị” là từ “ mộc mạc” hoặc ‘” đơn sơ”(0,5đ). Viết lại câu 0,5đ

1,0

B. Phần kiểm tra viết

I. Chính tả: (2 điểm)

Yêu cầu

Điểm

Tốc độ đạt yêu cầu (15 phút)

0.5

Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp

0.5

Bài viết không mắc quá 5 lỗi

1

2. Tập làm văn (8 điểm)

Yêu cầu

Điểm

Viết bài văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, đủ 3 phần,…

6

Viết đúng kích cỡ, kiểu chữ, đúng chính tả

0.5

Biết đặt câu, dùng từ

0.5

Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa

1

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt bao gồm 2 phần: Đọc hiểu trả lời câu hỏi và phần viết tổng hợp các dạng bài tập trọng tâm cho các em học sinh ôn tập chuẩn bị kiến thức cho các bài thi trong năm học.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!