TimDapAngiới thiệu Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều - Đề 2 bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi mời thầy cô và các em tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều

1. Đề thi GDCD 8 giữa kì 1 Cánh diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống dân tộc không có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.

B. Quý giá.

C. Lạc hậu.

D. Có giá trị.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, giá trị của các truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy sự

A. phát triển của mỗi cá nhân.

B. phát triển của đất nước.

C. ổn định trong gia đình.

D. đoàn kết trong dòng họ.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình?

A. Tự ti về dân tộc mình.

B. Tự hào về dân tộc mình.

C. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc.

D. Phê phán mọi dân tộc.

Câu 7: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

A. Kỳ thị giữa các dân tộc.

B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc.

D. Học tập giữa các dân tộc.

Câu 8: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

A. Phân biệt giữa các dân tộc.

B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc.

D. Học tập giữa các dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động là nói đến hoạt động lao động

A. chăm chỉ.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động cần cù là lao động với tinh thần

A. chăm chỉ.

B. lười biếng.

C. ỷ nại.

D. dựa dẫm.

Câu 11: Một cá nhân lao động cần cù thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. làm việc chăm chỉ, chịu khó.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.

B. yêu quý và tôn trọng.

C. xa lánh và hắt hủi.

D. tìm cách hãm hại.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Tích cực tìm hiểu về truyền thống dân tộc.

B. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

C. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn.

D. Tham gia vào hoạt động mê tín dị đoan

Câu 15: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần

A. giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.

B. xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.

C. tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.

D. duy trì và nhân rộng các hủ tục lạc hậu.

Câu 16: Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc chúng đã cần đấu tranh xóa bỏ tư tưởng nào dưới đây?

A. Trọng nam khinh nữ.

B. Kính già, yêu trẻ.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 17: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

A. Đoàn kết với các bạn.

B. Chăm chỉ học tập.

C. Lễ phép với thây, cô giáo.

D. Buôn bán và sử dụng ma túy.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?

A. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc.

B. Phân biệt văn hóa các dân tộc.

C. Xúc phạm văn hóa dân tộc khác.

D. Trà đạp truyền thống dân tộc khác.

Câu 19: Việc học sinh tích cực tham gia học tập ngoại ngữ trên không gian mạng cùng học sinh các nước trên cơ sở tôn trộng và chấp nhận sự khác biệt về văn hóa là thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nội dung nào dưới đây?

A. Làm việc theo sự chỉ đạo của bố mẹ.

B. Tôn trọng nền văn hóa các dân tộc.

C. Tôn trọng tính cá biệt của bản thân.

D. Làm tốt nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Câu 20: Khi mỗi cá nhân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ mang lại điều gì cho cá nhân đó?

A. Tiếp thu được tài sản của các nước.

B. Tiếp thu được tinh hoa văn hóa các nước.

C. Có cơ hội để được đi du lịch miễn phí.

D. Có cơ hội để bản thân kiếm thêm thu nhập.

Câu 21: Đối với mỗi quốc gia dân tộc, việc tôn trọng sự đa dạng và nền văn hóa của các dân tộc mang lại ý nghĩa như thế nào ?

A. Có nền kinh tế phát triển.

B. Làm nâng tầm vị thế dân tộc.

C. Làm bá chủ các dân tộc khác.

D. Củng cố tình hữu nghị quốc tế.

Câu 22: Một trong những biểu hiện lao động sáng tạo là

A. làm bài tập kiểu đối phó.

B. dựa vào bạn bè để chép bài.

C. cải tiến phương pháp học tập.

D. làm qua loa đại khái cho xong.

Câu 23: Một trong những biểu hiện của lao động không có tính sáng tạo là

A. làm việc qua loa đại khái.

B. luôn suy nghĩ và tìm tòi.

C. luôn tìm kiếm ý tưởng mới.

D. say mê nghiên cứu và tìm tòi

Câu 24: Việc người lao động không ngừng tìm tòi, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao là biểu hiện của lao động

A. tự phát.

B. tự giác.

C. tự do.

D. sáng tạo.

Câu 25: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.

C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.

D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 26: Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật.

Câu 27: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?

A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng.

B. Được bổ sung kiến thức mới.

C. Kết quả công việc ngày càng tăng.

D. Hiệu quả công việc bị suy giảm.

Câu 28: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi

A. lao động tự giác.

B. lao động sáng tạo.

C. lao động tự phát.

D. lao động ép buộc.

II.PHẦN TỰ LUẬN

Câu 2 (2 điểm): Là một công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X, chị H cho rằng cần thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng đến kết quả chung của cả dây chuyền.

- Em có nhận xét gì về ý kiến của chị H?

- Nếu là chị H, em sẽ làm gì?

Câu 3 (1 điểm): Khi đọc thông tin, năm 2014 đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóacủa Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao Bằng vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, là di sản văn hóaphi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóađại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế, bạn Q cho rằng Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân tộc của địa phương được vinh danh chứ không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Em có đồng tình với ý kiến của Q không? Vì sao?

2. Đáp án đề kiểm tra giữa 1 GDCD 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

B

B

B

A

A

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

A

D

C

A

D

A

B

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

D

C

A

D

A

D

D

B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Ý kiến của chị H là không đúng, vì: nếu chỉ duy trì phương thức làm việc cũ, không chịu suy nghĩ, tìm tòi để cải tiến, đổi mới cách thức làm việc, thì khó có thể nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Nếu là chị H, em sẽ:

+ Chú ý quan sát, theo dõi thường xuyên về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất, suy nghĩ xem: quy trình làm việc như vậy có hạn chế nào không? Nếu có hạn chế, thì biện pháp khắc phục là gì?

+ Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để có thể cải tiến, đổi mới phương thức làm việc, giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

2,0 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Em không đồng tình với ý kiến của bạn Q. Vì: Đờn ca tài tử là di sản do các thế hệ người Việt Nam sáng tạo ra trong lịch sử và được trao truyền lại đến ngày nay. Do đó, nghệ

thuật Đờn ca tài tử cũng là một trong những truyền thống của dân tộc Việt Nam.

1,0 điểm

....................................

Trên đây TimDapAnđã gửi tới các bạn Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều -Đề 2, mời các bạn tham khảo thêm Soạn GDCD 8 - Cánh diều và Đề thi giữa kì 1 lớp 8 với đầy đủ các môn. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi.




Xem thêm